Chương 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TP THÁI NGUYÊN
3.4. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh
- Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi
Ngoài việc các văn bản nói trên được triển khai chậm, một số văn bản chính sách chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thực tiễn, còn nhiều văn bản chính sách gây kìm hãm cho hoạt động tín dụng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn như:
+ Hiện nay, pháp luật quy định nhà ở hình thành trên đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không được nhận thế chấp. đây cũng là một trong những khó khăn vướng mắc của Ngân hàng khi nhận thế chấp tài sản của khách hàng. Bời tài sản thực tế của khách hàng là rất lớn, trong khi thủ tục nhận thế chấp lại khó khăn.
+ Theo quy định của luật dân sự 2015, công dân từ 15 tuổi trở lên có quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản. Hiện nay trên địa bản tỉnh Thái Nguyên có nhiều bìa đỏ mang sở hữu là hộ gia đình. Vì vậy, khi ký hợp đồng thế chấp những người có tên trong hộ khẩu từ 15 tuổi trở lên phải đồng ý và ký tên trong
hợp đồng thế chấp. Điều này gây khó khăn khi vay vốn đối với những gia đình có nhiều thành viên và các thành viên đi làm ăn xa.
Đây chỉ là 2 trong số nhiều bất cập trong quy định pháp lý của nhà nước và ngân hàng. Nhiều văn bản chồng chéo đã gây bất lợi cho việc tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank TP Thái Nguyên nói riêng.
- Rủi ro do môi trường kinh tế không thuận lợi
Môi trường kinh doanh luôn bị tác động bởi các yếu tố như lạm phát, tỷ giá, lãi suất…Hơn nữa, trong những năm vừa qua, nền kinh tế bất ổn, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động lớn đến nền kinh tế trong nước, đồng thời giá cả hàng hóa không ngừng biến động gây khó khăn hầu hết cho các doanh nghiệp và ngành ngân hàng, trong khi đó thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng lớn đến người dân… dẫn đến khách hàng gặp khó khăn, phá sản, không chủ động trong việc trả nợ dẫn đến nợ quá hạn tăng
3.4.2. Rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên
- Công tác khai thác và thu thập thông tin còn yếu, thiếu. Đồng thời cán bộ tín dụng chưa biết cách tư vấn cho khách hàng một cách hiệu quả.
- Chính sách tín dụng chưa hợp lý, đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong khi khả năng kiểm soát rủi ro còn hạn chế. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một số cán bộ tín dụng giảm thấp điều kiện cấp tín dụng và nới lỏng kiểm soát cho vay, không tuân thủ đúng quy trình thẩm định, định giá tài sản cao hơn thực tế dẫn đến nợ quá hạn.
- Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng chưa thực sự phong phú. Cho vay đối với tài sản đảm bảo là động sản hoặc tài sản đảm bảo khác (Quyền đòi nợ…) rất ít hoặc hầu như không có.
- Các doanh nghiệp vay vốn là phải có báo cáo tài chính được kiểm toán trong 2 năm liền kề rất ít. Ngân hàng phải phân tích thông tin về doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp dẫn đến thông tin không được kiểm chứng, độ tin cậy chưa cao.
- Trình độ và năng lực chung của CBTD tại ngân hàng Agribank chi nhánh TP Thái Nguyên ở mức khá, tuy nhiên do tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm về thực tiễn và hiểu biết về khách hàng, trong khi đó môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức tạp nên không thể tránh khỏi việc sai sót trong công tác tín dụng và thẩm định dự án. Một số cán bộ đã có tuổi
Từ những hạn chế đó đã dẫn đến tình trạng đưa ra quyết định có thể gọi là đúng ngay lúc đó nhưng tiềm ẩn rủi ro trong tương lai dẫn đến việc xác định nguồn thu nợ không chính xác, làm cho nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay còn yếu kém, mang tính hình thức, cán bộ tín dụng chuyên trách chưa thực sự sâu sát với doanh nghiệp.
Cán bộ tín dụng kiểm soát khoản vay chưa được thường xuyên đôi khi biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay còn thực hiện mang tính hình thức vì còn sợ khách hàng hiểu lầm. Quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn hạn chế nên một số trường hợp không thể giám sát được việc sử sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để trả nợ.
Do sự kiểm soát còn lỏng lẻo nên mặc dù một phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
- Chưa tổ chức tốt công tác đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, do đó nhiều trường hợp ngân hàng không thu hồi đủ vốn sau khi thanh lý tài sản.
-Hệ thống thông tin kỹ thuật và công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa có hệ thống quản trị rủi ro chuyên biệt.
Ngoài ra, việc luân chuyển cán bộ tại các bộ phận nghiệp vụ tín dụng theo định kỳ 3 năm một lần cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Một số cán bộ mới về công tác tại địa bàn, vừa quen địa bàn, quen khách hàng thì đã phải luân chuyển đi vùng khác dẫn tới khó khăn trong nắm bắt cơ chế, chính sách.
3.4.3. Rủi ro tín dụng từ phía khách hàng vay vốn
- Tình hình tài chính của khách hàng còn yếu, kém minh bạch, năng lực điều hành quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp, đầu tư kém hiệu quả.
- Việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp còn chưa minh bạch, chưa phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán dẫn đến việc kiểm soát còn khó khăn.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, nên khi nên kinh tế biến động thì sẽ khó có thể chống đỡ được.