Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 105 - 106)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát

4.2.8. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Mục đích cho vay không phải là lấy nguồn thu nợ từ tài sản đảm bảo, mà tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Mặt khác, cho vay có tài sản đảm bảo giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng vốn, gắn quyền lợi của người cho vay với người đi vay. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, tài sản có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại giá trị tài sản. Nếu giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút, không đủ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thì cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn hoặc bổ sung tài sản đảm bảo để đủ bảo đảm nghĩa vụ trả nợ.

Điều cần chú ý là đối với việc nhận tài sản bảo đảm, Ngân hàng cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó, linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh có hiệu quả.

4.2.9. Phân loại nợ, quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ

- Bộ phận xử lý nợ của chi nhánh phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, giải thích rõ nguyên nhân chưa xử lý được và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu.

- Bộ phân kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra hoạt động xử lý nợ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã định, giống như kiểm toán trong các hoạt động khác. Trong quá trình này, kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ.

- Trích lập các khoản dự phòng theo các nhóm nợ, đúng quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)