Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 64)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

3.1.1. Quá trình hình thành

3.1.1.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các NH chuyên doanh, trong đó có NH Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Agribank ngày nay. Từ khi thành lập đến nay Agribank luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NH Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng, tăng trên 390 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng, tăng 392 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này; nợ xấu 1,89% tại thời điểm 31/12/2016; hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khác được củng cố; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả là nền tảng vững chắc cho phát triển các sản

phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu được bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và tăng dần hằng năm; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

3.1.1.2.Agribank Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Agribank TP Thái Nguyên thuộc chi nhánh Agribanktỉnh Thái Nguyên; là đơn vị thành viên của AgribankViệt Nam;

- Địa chỉ: Số 10, đường Cách mạng tháng 8, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Số điện thoại: (02803)855. 013, Số fax: (02803)855.013

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và phi NH phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của NH, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

3.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Chi nhánh

Agribank TP Thái Nguyên là chi nhánh trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ NH tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Agribank cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh. Agribank xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Agribank phát triển bền vững.

Nguyên gồm có: Ban lãnh đạo, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kế hoạch kinh doanh, các phòng giao dịch trực thuộc (PGD Quang Trung, PGD Hoàng Văn Thụ, PGD Mỏ Bạch, PGD Gia Sàng, PGD Gang Thép). Tổng số lao động tại chi nhánh là 54 cán bộ, nhân viên trong đó có 5 thạc sỹ, 40 cử nhân, 9 cao đẳng, tuổi đời bình quân là 35. Như vậy tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhạy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động của Chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng

3.1.3. Tình hình hoạt động

Giai đoạn 2010 - 2017 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Sau giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng định chế tài chính trên thế giới. Cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank TP Thái Nguyên nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chi

Ban giám đốc PGD Quang Trung PDG Hoàng Văn Thụ PGD Mỏ Bạch PGD Gia Sàng PGD Gang Thép Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng kế hoạch - kinh doanh

nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên trong năm 2016 đã đạt được một số kết quả cơ bản sau:

- Chênh lệch thu chi đạt 4,35 tỷ đạt 100% kế hoạch. - Giới hạn tín dụng cuối kỳ là 1.245,9 tỷ đồng

- Huy động vốn cuối kỳ là 1.325,6 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch; - Thu dịch vụ ròng là 8,24 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch.

- Thu phí hoa hồng bảo hiểm đạt 197,5 triệu đồng vượt 90% kế hoạch. - Doanh thu khai thác phí bảo hiểm là 2,94 tỷ đồng vượt 80% kế hoạch.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

3.1.2.1. Công tác huy động vốn

- Chi nhánh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp huy động vốn, nguồn vốn tăng trưởng ổn định đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư tăng trưởng đều chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức khác duy trì ổn định, riêng tiền gửi BHXH có xu hướng giảm. Trong cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch từ kỳ hạn ngắn hạn sang kỳ hạn có thời hạn 12 tháng trở lên có lãi suất cao hơn. Tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tỷ lệ nguồn vốn lớn hơn dư nợ cho thấy ngân hàng không phải đi vay vốn từ ngân hàng cấp trên, chủ động về vốn.

- Các phòng giao dịch có sự tăng trưởng tương đối đồng đều, phong cách giao dịch viên trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm đã được cải thiện, tuy nhiên việc giải phóng khách hàng còn chậm, vẫn còn để khách hàng tiền phàn nàn và phản ứng do phải chờ đợi lâu khi đến gửi tiền, một số cán bộ cũng chưa tích cực trong việc tuyên truyền và huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động đến

31/12/2016 là 1.325,6 tỷ đồng, trong đó: - Phân theo thời hạn huy động:

+ Nguồn vốn huy động ngắn hạn là 1002,3 tỷ đồng chiếm 75,61% + Nguồn vốn huy động trên 12 tháng là 323,3 tỷ đồng chiếm 24,39% - Phân theo loại tiền huy động:

+ Nguồn vốn huy động VNĐ là 1.088,2 tỷ đồng, chiếm 82,09% + Nguồn vốn huy động ngoại tệ là 195 tỷ đồng chiếm 14,71% - Phân theo đối tượng khách hàng:

+ Nguồn vốn định chế tài chính; khách hàng doanh nghiệp đạt 352,2 tỷ đồng chiếm 26,57%

+ Nguồn vốn khách hàng bán lẻ đạt 973,4 tỷ đồng chiếm 73,43%.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Đối với công tác nguồn vốn, trước những biến động của lãi suất thị trường Agribank TP Thái Nguyên luôn theo sát tình hình diễn biến thị trường để điều hành lãi suất linh hoạt, kịp thời và đảm bảo tính cạnh tranh, tạo chủ động cho các bộ phận thực hiện lãi suất huy động tại địa bàn. Tuy nhiên, công tác huy động vốn vẫn còn những hạn chế tồn tại như nền vốn chưa được cải thiện, tính duy trì và bền vững của dòng tiền của khách hàng còn thấp, đó chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng cân đối nguồn vốn trong hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên.

3.1.2.2. Công tác tín dụng

Năm 2016, hoạt động tín dụng của Agribank TP Thái Nguyên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, tỷ lệ thu lãi đạt cao, nợ xấu được khống chế đảm bảo an toàn, đã tích cực xử lý nợ xấu, nợ rủi ro, nợ tồn đọng lãi, tiếp tục giữ vững và tăng cường được

mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp, phân loại nợ và chấm điểm khách hàng kịp thời. Hoạt động bảo lãnh được tăng cường và tăng trưởng tốt.

- Các phòng giao dịch tăng trưởng dư nợ tốt, tuy nhiên mức tăng dư nợ không đồng đều, một số địa bàn có điều kiện tăng trưởng nhưng không tăng trưởng được, trong xử lý nợ xấu nhiều cán bộ tín dụng còn lúng túng trong cách làm, còn ngại va chạm. Việc kiểm tra sau đã được chú trọng nhưng việc ghi biên bản vẫn chưa đầy đủ nội dụng, các biên bản kiểm tra tài sản đảm bảo vẫn chưa đầy đủ.

* Quy mô tăng trưởng:

Dư nợ tín dụng cuối kỳ đến 31/12/2016 đạt 1.245,9 tỷ đồng, bằng 78% so với 31/12/2015 và đạt 94% so với kế hoạch cuối năm 2015, trong đó:

- Dư nợ vay VNĐ đạt 1.245,9 tỷ đồng, chiếm 100% tổng dư nợ. - Dư nợ vay ngoại tệ quy đổi đạt 0 tỷ đồng, chiếm 0% tổng dư nợ. - Dư nợ ngắn hạn đạt 1.062,8 tỷ đồng, chiếm 79,02% tổng dư nợ - Dư nợ trung dài hạn đạt 183,1 tỷ đồng, chiếm 13,61% tổng dư nợ. - Thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2016 là 4,62 tỷ đồng, đạt gấp 2

lần kế hoạch năm 2015.

* Dư nợ tín dụng phân theo ngành nghề:

- Ngành xây dựng 84,3 tỷ đồng chiếm 6,7% tổng dư nợ.

- Kinh doanh thương mại 568,1 tỷ đồng chiếm 45,6% tổng dư nợ. - Tiêu dùng 101,6 tỷ đồng chiếm 8,1% tổng dư nợ.

- Vật liệu xây dựng, thép 278,5 tỷ đồng chiếm 22,3% tổng dư nợ. - Khác 213,4 tỷ đồng chiếm 17,1% tổng dư nợ.

* Cơ cấu tín dụng:

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn/tổng dư nợ là 79,02%. - Tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm đạt 82,56%.

- Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ là 89,23%. - Dư nợ bán lẻ là 874,7 tỷ đồng, đạt 65,03%.

* Chất lượng tín dụng:

Nợ quá hạn đến ngày 31/12/2016 là 51,3 tỷ đồng, chiếm 4,12% tổng dư nợ, giảm 0,3 tỷ đồng so với năm 2015. Dư nợ quá hạn thuộc nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 25,3 tỷ đồng chiếm 49,32% tổng dư nợ quá hạn. Trong đó, nợ xấu tập trung chủ yếu vào ngành xây dựng cơ bản.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

3.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên đã cố gắng nỗ lực đề ra các giải pháp quyết liệt trong việc thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ để tăng thu dịch vụ ròng. Đến 31/12/2016, tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt 10,6 tỷ đồng vượt 17,8% so với kết quả cuối năm 2015, đạt 100% kế hoạch giao. Kết quả đó thể hiện qua một số dòng sản phẩm sau:

- Thanh toán trong nước: Doanh số thanh toán trong nước năm 2016 với 135,687 món, đạt doanh số 12,638 tỷ đồng, phí thu được là 3,8 tỷ đồng, vượt

27,5% kế hoạch. Nhìn chung thanh toán trong nước luôn đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhu cầu chuyển tiền của khách hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ: Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc việc niêm yết tỷ giá và trạng thái ngoại hối, thực hiện mua bán theo đúng tỷ giá quy định, luôn đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng. Doanh số thanh toán quốc tế phát sinh cả năm đạt 567 món, tổng số mua vào, bán ra quy đổi ra USD năm 2016 là 23,6 triệu USD, tổng số lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 546 triệu đồng đạt gấp 1,2 lần kế hoạch giao, tăng 1,8 lần so với cuối năm 2015.

- Về bảo lãnh: đến 31/12/2016 phí thu từ hoạt động bảo lãnh là 3,05 tỷ đồng và chiếm 28,7% tổng thu dịch vụ ròng.

- Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống trên, chi nhánh đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tiện ích có sức hấp dẫn như: phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp; dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ vấn tin qua tài khoản, dịch vụ trả lương tự động, internetbanking… Tính đến 31/12/2016, chi nhánh đã phát hành được 12.756 thẻ ATM và thu được phí trong năm là 698 triệu đồng.

Để đẩy mạnh thu dịch vụ trong năm 2016, chi nhánh đã triển khai nhiều cơ chế chính sách trong hoạt động marketing cho các sản phẩm bảo hiểm như chương trình nhận quà may mắn cùng Bancanssurance của ABIC, do đó tính đến 31/12/2016 doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 136 tỷ đồng đạt 72,2% so với kế hoạch

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

3.1.2.4. Công tác khác

- Thực hiện tốt nhiệm vụ hạch toán kế toán, thanh toán đảm bảo kịp thời chính xác số liệu.

liệu, thông tin kịp thời, đúng thời gian quy định.

- Thực hiện mua sắm sửa chữa tài sản, công cụ dụng cụ đảm bảo đáp ứng tốt cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Các đơn vị chấp hành tốt các quy định về quản lý kho quỹ, an toàn tài sản kho quỹ, năm 2017 toàn chi nhánh không xảy ra tổn thất về tài sản trên đường vận chuyển cũng như tại quầy giao dịch và trong kho tiền của đơn vị.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên được tổ chức thực hiện thường xuyên nghiêm túc, góp phần làm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản, bảo đảm tính toàn diện và tin cậy của số liệu hạch toán. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên đã tiến hành đột xuất trực tiếp kiểm tra hoạt động tại các phòng như PGD Quang Trung, PGD Mỏ Bạch, PGD Hoàng Văn Thụ, PGD Gia Sàng, PGD Gang Thép, phòng KTNQ, công tác kho quỹ, các Quỹ tiết kiệm… không phát sinh trường hợp sai sót nào.

- Công tác kế toán tài chính đã hạch toán tốt nghiệp vụ, hậu kiểm giúp ban lãnh đạo chi nhánh nhìn nhận đánh giá và xử lý kịp thời các phát sinh xảy ra. Công tác kế toán tài chính đã và đang là trợ thủ đắc lực cho việc xây dựng vàhoạch định chiến lược kinh doanh của chi nhánh.

- Công tác nâng cao năng lực quản trị điều hành, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức và mạng lưới phòng giao dịch, ATM... Agribank TP Thái Nguyên tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 64)