Thực trạng nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 84 - 88)

Chương 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TP THÁI NGUYÊN

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên

3.2.4. Thực trạng nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng nguy cơ rủi ro của ngân hàng do khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Việc phân loại nợ ở chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7. Tình hình dư nợ tín dụng theo nhóm nợ tại Agribank chi nhánh TP Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ tín dụng 996,8 1.098,5 1.245,9

Nợ nhóm 1 952,5 1.046,9 1292

Nợ nhóm 2 20 25,3 26

Nợ nhóm 3 19,8 22,3 20,8

Nợ nhóm 4 2 1,5 2

Nợ nhóm 5 2,5 2,5 2,5

Nợ quá hạn 44,3 51,6 51,3

Nợ xấu 24,3 26,3 25,3

Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ (%) 4,44 4,70 4,12

tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn (%) 54,85 50,97 49,32

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ (%) 2,44 2,39 2,03

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Điều đáng khích lệ đối với việc quản lý nợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cũng tương đối thấp và có xu hướng giảm dần, năm 2014 là 4,44%, năm 2015 là 4,7% và là 4,12 % năm 2016 tương ứng với số dư nợ quá hạn lần lượt là 44,3 tỷ đổng năm 2014, 51,6 tỷ đồng năm 2015 (tăng 7,3 tỷ đồng so với năm 2014), là 51,3 tỷ đồng năm 2016 (giảm 0,3 tỷ đồng so với năm

2015). Tuy tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm qua các năm nghiên cứu nhưng không phải do dư nợ quá hạn giảm mà là do tốc độ tăng nợ quá hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ tín dụng. Vì vậy, Chi nhánh cần có biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn này và kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ nhóm 1 để không phát sinh những món nợ quá hạn mới.

Bảng 3.8. Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ tại Agribank chi nhánh TP Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2015/2014 Năm 2016 2016/2015 Số tiền % Số tiền % +/- % Số tiền % +/- % Nợ quá hạn 44,3 100 51,6 100 7,3

16,4

8 51,3 100 - 0,3

- 0,58

Nợ nhóm 2 20

45,1

5 25,3 49,0 3 5,3

26,5

0 26 50,6

8 0,7 2,77

Nợ nhóm 3 19,8

44,7

0 22,3 43,2 2 2,5

12,6

3 20,8 40,5 5

- 1,5

- 6,73

Nợ nhóm 4 2 4,51 1,5

2,91 -

0,5 -25 2

3,90 0,5 33,3

3 Nợ nhóm 5 2,5 5,64 2,5 4,84 0 0 2,5 4,87 0 0,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 2, nhóm 3 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn nhóm 2 qua các năm lần lượt là 20 tỷ đồng (tương ứng với 45,15 %), 25,3 tỷ đồng năm 2015 (tăng 3,5 tỷ đồng so với năm 2014) với tốc độ tăng 26,5%; dư nợ quá hạn nhóm 2 năm 2016 là 26 tỷ đồng tăng 0,7 tỷ đồng so với năm 2015 với tốc độ tăng 2,77% so với năm 2015. Nợ nhóm 3 năm 2015 là 22,3 tỷ đồng (tăng 2,5 tỷ đồng so với năm 2014), năm 2016 là 20,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong các năm nghiên cứu lần lượt là 44,7%;

43,22%; 40,55% . Nguyên nhân là do năm 2016 với nền kinh tế đang có đấu

hiệu phục hồi, chi nhánh đã mở rộng tín dụng nhưng một phần là do cán bộ tín dụng đánh giá không chính xác về chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ trong phương án kinh doanh của khách hàng mà đưa ra thời hạn vay không hợp lý dẫn đến khi đến hạn trả nợ mà nguồn thu chưa về khách hàng không trả được nợ và phải chuyển sang nợ quá hạn.

Mặt khác, tình hình kinh tế mấy năm qua không thuận lợi ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Trong khi đó nợ nhóm 3 có nguy cơ chuyển sang nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 là rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến dự phòng rủi ro, lợi nhuận, uy tín của Chi nhánh. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến các khoản nợ quá hạn này và có biện pháp thu hồi và xử lý thích hợp nhất.

Bảng 3.9. Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Agribank chi nhánh TP Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2015/2014 Năm 2016 2016/2015 Số tiền % Số tiền % +/- % Số tiền % +/- % Nợ quá hạn 44,3 100 51,6 100 7,3 16,48 51,3 100 -0,3 -0,58

Ngắn hạn 40,8 92,1

0 45,1 87,4

0 4,3 10,54 45,6 88,8

9 0,5 1,11 Trung hạn 3,5 7,90 6,5 12,60 3 85,71 5,7 11,11 -0,8 12,31 -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Từ bảng số liệu 3.9 ta thấy trong tổng dư nợ quá hạn qua các năm nghiên cứu thì tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn/dư nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 88%) điều này cũng dễ hiểu khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn/ tổng dư nợ tín dụng là lớn. Mặt khác nó còn phản ảnh việc kiểm soát chưa tốt từ nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong thời gian qua.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2015, chi nhánh thực hiện chính sách tăng trưởng cho vay kỳ hạn ngắn, do tình hình kinh tế toàn cầu bị

khủng hoảng, chưa phục hồi được ngay, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, các khách hàng vay hạn mức tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên, nhất là rủi ro về giá cả, hàng hóa của các doanh nghiệp bị tồn đọng nhiều, không bán được dẫn đến khách hàng không có tiền để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính thấp.

Bảng 3.10. Tình hình nợ quá hạn chia theo hình thức cho vay tại Agribank - Chi nhánh TP Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2015/2014 Năm 2016 2016/2015 Số tiền % Số tiền % +/- % Số tiền % +/- % Nợ quá hạn 44,3 100 51,6 100 7,3 16,47 51,3 100 -0,3 -0,58

Bán lẻ 40,6

91,6

5 48,5 93,9

9 7,9 19,46 50,7 98,8

3 2,2 4,54

DN, TCKT 3,7 8,35 3,1 6,01 - 0,6

- 16,22

0,6

1,17 -2,5

- 80,65

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Thực tế cho thấy tổng dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh TP Thái Nguyên được chia thành 2 nhóm gồm khách hàng DN, TCKT và bán lẻ (cá nhân), trong đó chủ yếu là khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ trên 70% tổng dư nợ. Nợ quá hạn vì thế cũng tập trung chủ yếu vào đối thượng cá nhân, chiếm 91,65% tổng dư nợ quá hạn năm 2014, là 93,99% tổng dư nợ quá hạn năm 2015 và 98,83 % tổng dư nợ quá hạn năm 2016. Trong khi đó nợ quá hạn của doanh nghiệp rất nhỏ chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% tổng dư nợ quá hạn và có xu hướng giảm.

Bảng 3.11. Tình hình nợ xấu tại Agribank chi nhánh TP Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ 996,8 1.098,5 100 1.245,9

Nợ xấu 24,3 26,3 25,3

Nợ nhóm 3 19,8 1,99 22,3 2,03 20,8 1,67

Nợ nhóm 4 2 0,20 1,5 0,14 2 0,16

Nợ nhóm 5 2,5 0,25 2,5 0,23 2,5 0,20

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2,44 2,39 2,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank

TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Dựa vào bảng số liệu 3.11 ta thấy tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của chi nhánh ở mức thấp và có xu hướng giảm năm 2014 là 2,44%; năm 2015 là 2,39%; năm 2016 là 2,03% tuơng ứng với các con số tuyệt đối là 24,3 tỷ đồng năm 2014; 26,3 tỷ đồng năm 2015 và là 25,3 tỷ đồng năm 2016. Nằm trong khoảng giới hạn cho phép theo quy định của NHNN (tỷ lệ nợ xấu không quá 3%), đã hoàn thành chỉ tiêu mà Agribank đặt ra và kế hoạch của Chi nhánh.

Nợ xấu tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 3 qua các năm lần lượt là 19,8 tỷ đồng (tương ứng với 81%); 22,3 tỷ đồng năm 2015 (chiếm 85%); năm 2016 là 20,8 tỷ đồng (tương ứng 82%). Chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn thuộc nhóm xây dựng cơ bản (các khoản này có khả năng thu hồi cao).

Nợ nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ xấu của chi nhánh. Đặc biệt, chi nhánh không phát sinh thêm nợ nhóm 5. Thể hiện sự nỗ lực đáng khích lệ trong việc thu hồi nợ của chi nhánh và kiểm soát các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu hơn.

3.2.5. Tình hình xử lý rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)