PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 60 - 64)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1.Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Thái Nguyên như thế nào ?.

2. Nguyên nhân của những thực trạng đó là gì, chủ quan hay khách quan?.

3. Những giải pháp nào giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nông nghiệp và phát triển nông nông Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên?.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp.

- Đề tài tiến hành thu thập số liệu tại NHNNo - Chi nhánh TP Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan khác.

Nguồn gốc của cỏc tài liệu đều được chỳ thớch rừ ràng khi sử dụng trong luận văn và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Nguồn thông tin: số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài là những số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank TP Thái Nguyên trong 3 năm từ 2014 – 2016; báo của các tác giả có liên quan đến hoạt động cho vay, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan được tham khảo trên các tạp trí và sách báo có liên quan đến Ngân hàng, kết hợp với những ý kiến góp ý chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và cán bộ tín dụng Ngân hàng.

Từ những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ tiêu để đưa tìm ra các nguyên nhân và hạn chế. Đồng thời đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật

tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực rủi ro rín dụng tại NHNNo - Chi nhánh TP Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

- Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: dư nợ qua các năm, tình hình nợ quá hạn,nợ xấu... Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rừ nhất về thực trạng rủi ro tớn dụng. Thụng qua số liệu, cỏc chỉ tiờu đỏnh giá được minh chứng bằng biểu đồ

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động cho vay… của NHNNo - Chi nhánh TP Thái Nguyên

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

- Trên cơ sở phân tổ, sử dụng phương pháp so sánh thống kê để so sánh kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh giữa các năm, các thời kỳ.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng = Mức tăng dư nợ x 100%

Dư nợ tín dụng năm (t-1) Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của

dư nợ tín dụng qua các năm.

2.3.2. Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

x 100%

Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu đánh già rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

2.3.3. Nợ xấu

Để đánh giá nợ xấu ta dùng các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn =

Nợ xấu

x 100%

Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn là bao nhiêu.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay là bao nhiêu 2.3.4. Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng

- Dự phòng cụ thể được trích lập cho từng khoản vay và tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với nhóm nợ quy định nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo bảng công thức sau:

R = max {0; (A-C)} x r Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích.

A: Giá trị của khoản nợ C: Giá trị tài sản đảm bảo

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

- Số tiền dự phòng chung phải trích = (Tổng dư nợ cho vay- Dư nợ nhóm

5) x 0,75%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)