Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phá sản của Ngân hàngTMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phá sản của Ngân hàngTMCP

Hà Nội (Habubank)

Năm 2001, Habubank (HBB) là một trong những NH đầu tiên của Việt Nam thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung và online toàn hệ thống. Năm 2006, HBB là 1 trong 4 NH đầu tiên tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Năm 2006, 2007, 2008, HBB được Tạp chí The Banker - tạp chí chuyên ngành về tài chính ngân hàng (Anh) bình chọn là Ngân hàng Việt Nam của năm. Năm 2007, HBB lựa chọn NH Deutsche Bank (Đức) là đối tác chiến lược nước ngoài và tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Tháng 8-2010, phát hành thành công 10,5 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương ứng 1.050 tỷ đồng). Tháng 11-2010, HBB chính thức niêm yết toàn bộ 300 triệu cổ phần, tương đương giá trị là 3.000 tỷ đồng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (mã cổ phiếu là HBB). Tháng 9- 2011, HBB đã hoàn tất việc chuyển đổi 10,5 triệu trái phiếu phát hành thành 105 triệu cổ phiếu phổ thông, nâng mức vốn điều lệ lên 4.050 tỷ đồng. (Theo shb.com.vn)

Vinashin là cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về nguyên nhân cái “chết” của HBB. Hơn 3.300 tỷ đồng là số tiền HBB bỏ ra cho các công ty thuộc Tập đoàn Vinashin (trong đó dư nợ cho vay hơn 2.700 tỷ đồng và mua trái phiếu DN Vinashin 600 tỷ đồng). Việc tập trung quá nhiều vào nhóm khách hàng này (tương đương 83% vốn điều lệ) dẫn đến khi Vinashin “chìm” thì HBB cũng “chìm” theo. Ước tính riêng chi phí huy động vốn hằng năm của HBB phải trả để duy trì dư nợ này đã phát sinh chi phí đến khoảng 500 tỷ đồng/năm

(Theo baohaiquan.vn/).

Một số tên tuổi nổi tiếng nữa cũng góp phần kéo HBB vào khó khăn đó là khoản đầu tư không nhỏ vào công ty đang có nguy cơ phá sản là: Công ty CP Thủy sản Bình An 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty tài chính Cao su, hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu, Đệ Nhất, Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico… Các khoản tiền gửi này hiện đều đang chưa thu hồi được do đối tác khó khăn về thanh khoản.

Ngoài các tên tuổi nổi tiếng trên, một số khách hàng của HBB cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn do tình trạng kinh tế khủng hoảng, sản xuất bị đình trệ và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, doanh thu bán hàng sụt giảm. Không chỉ vậy HBB cũng là NH nằm trong danh sách bị khách hàng “lừa” liên quan đến tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá.

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng lớn nhất đến ngân hàng là bản thân Ngân hàng bị phá sản. HBB là một ví dụ điển hình về rủi ro tín dụng, dẫn đến việc phải sáp nhập vào SHB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)