Bài học rút ra từ thực tiễn cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học rút ra từ thực tiễn cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Thái Nguyên trong việc hạn chế rủi ro tín dụng

Qua khảo sát một số nét về tình hình quản lý tín dụng một số ngân hàng trong nước có thể rút ra một số bài học sau:

- Một là: Vấn đề an toàn trong chất lượng cho vay là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các NHTM trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Thái Nguyên.

- Hai là: Chú trọng và tăng cường công tác thu thập thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tìm được người vay có triển vọng. Muốn vậy, kinh doanh ngân hàng phải gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu các dự án đầu tư, phương án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án dầu tư có hiệu quả để cấp tín dụng, hoàn thiện bộ máy quản trị tín dụng để giải quyết cho vay độc lập nhằm mục đích thẩm đinh tín dụng khách quan, chuyên nghiệp, tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay để giảm tối đa các khoản nợ bị mất mát.

- Ba là: Quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thông qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phòng, NHTM vừa giám sát được chất lượng cho vay vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

- Bốn là: Chất lượng cho vay sẽ được cải thiện nếu môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hoá thuận lợi trong việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với

khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay.

- Năm là: Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế, quy định, thông lệ và điều kiện của từng nước như quản lý rủi ro, quản trị tín dụng và quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại tín dụng hữu hiệu. Sáu là: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng, đào tạo cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng để xứng với một ngân hàng hiện đại, kỹ năng làm việc của nhân viên ngày một tốt hơn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1.Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Thái Nguyên như thế nào ?.

2. Nguyên nhân của những thực trạng đó là gì, chủ quan hay khách quan?. 3. Những giải pháp nào giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP nông nghiệp và phát triển nông nông Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên?.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp.

- Đề tài tiến hành thu thập số liệu tại NHNNo - Chi nhánh TP Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan khác.

Nguồn gốc của các tài liệu đều được chú thích rõ ràng khi sử dụng trong luận văn và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Nguồn thông tin: số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài là những số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank TP Thái Nguyên trong 3 năm từ 2014 – 2016; báo của các tác giả có liên quan đến hoạt động cho vay, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan được tham khảo trên các tạp trí và sách báo có liên quan đến Ngân hàng, kết hợp với những ý kiến góp ý chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và cán bộ tín dụng Ngân hàng.

Từ những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ tiêu để đưa tìm ra các nguyên nhân và hạn chế. Đồng thời đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật

tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực rủi ro rín dụng tại NHNNo - Chi nhánh TP Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

- Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: dư nợ qua các năm, tình hình nợ quá hạn,nợ xấu... Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về thực trạng rủi ro tín dụng. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động cho vay… của NHNNo - Chi nhánh TP Thái Nguyên

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

- Trên cơ sở phân tổ, sử dụng phương pháp so sánh thống kê để so sánh kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh giữa các năm, các thời kỳ.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng = Mức tăng dư nợ x 100% Dư nợ tín dụng năm (t-1) Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của

dư nợ tín dụng qua các năm.

2.3.2. Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100%

Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu đánh già rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại.

2.3.3. Nợ xấu

Để đánh giá nợ xấu ta dùng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn =

Nợ xấu

x 100%

Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn là bao nhiêu.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay là bao nhiêu

2.3.4. Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng

- Dự phòng cụ thể được trích lập cho từng khoản vay và tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với nhóm nợ quy định nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo bảng công thức sau: R = max {0; (A-C)} x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị tài sản đảm bảo

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Chương 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,

CHI NHÁNH TP THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Thái Nguyên thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành

3.1.1.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các NH chuyên doanh, trong đó có NH Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Agribank ngày nay. Từ khi thành lập đến nay Agribank luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NH Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản cán mốc trên 01 triệu tỷ đồng, tăng trên 390 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng, tăng 392 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này; nợ xấu 1,89% tại thời điểm 31/12/2016; hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khác được củng cố; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả là nền tảng vững chắc cho phát triển các sản

phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu được bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ và tăng dần hằng năm; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

3.1.1.2.Agribank Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Agribank TP Thái Nguyên thuộc chi nhánh Agribanktỉnh Thái Nguyên; là đơn vị thành viên của AgribankViệt Nam;

- Địa chỉ: Số 10, đường Cách mạng tháng 8, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Số điện thoại: (02803)855. 013, Số fax: (02803)855.013

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và phi NH phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của NH, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

3.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Chi nhánh

Agribank TP Thái Nguyên là chi nhánh trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ NH tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Agribank cam kết đồng hành cùng khách hàng hướng tới mục tiêu thành công trong sản xuất kinh doanh. Agribank xác định việc tận tâm phục vụ và mang lại sự thịnh vượng cho khách hàng cũng chính là giúp Agribank phát triển bền vững.

Nguyên gồm có: Ban lãnh đạo, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kế hoạch kinh doanh, các phòng giao dịch trực thuộc (PGD Quang Trung, PGD Hoàng Văn Thụ, PGD Mỏ Bạch, PGD Gia Sàng, PGD Gang Thép). Tổng số lao động tại chi nhánh là 54 cán bộ, nhân viên trong đó có 5 thạc sỹ, 40 cử nhân, 9 cao đẳng, tuổi đời bình quân là 35. Như vậy tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhạy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động của Chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng

3.1.3. Tình hình hoạt động

Giai đoạn 2010 - 2017 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Sau giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng định chế tài chính trên thế giới. Cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank TP Thái Nguyên nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chi

Ban giám đốc PGD Quang Trung PDG Hoàng Văn Thụ PGD Mỏ Bạch PGD Gia Sàng PGD Gang Thép Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng kế hoạch - kinh doanh

nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên trong năm 2016 đã đạt được một số kết quả cơ bản sau:

- Chênh lệch thu chi đạt 4,35 tỷ đạt 100% kế hoạch. - Giới hạn tín dụng cuối kỳ là 1.245,9 tỷ đồng

- Huy động vốn cuối kỳ là 1.325,6 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch; - Thu dịch vụ ròng là 8,24 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch.

- Thu phí hoa hồng bảo hiểm đạt 197,5 triệu đồng vượt 90% kế hoạch. - Doanh thu khai thác phí bảo hiểm là 2,94 tỷ đồng vượt 80% kế hoạch.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

3.1.2.1. Công tác huy động vốn

- Chi nhánh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp huy động vốn, nguồn vốn tăng trưởng ổn định đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư tăng trưởng đều chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức khác duy trì ổn định, riêng tiền gửi BHXH có xu hướng giảm. Trong cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch từ kỳ hạn ngắn hạn sang kỳ hạn có thời hạn 12 tháng trở lên có lãi suất cao hơn. Tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tỷ lệ nguồn vốn lớn hơn dư nợ cho thấy ngân hàng không phải đi vay vốn từ ngân hàng cấp trên, chủ động về vốn.

- Các phòng giao dịch có sự tăng trưởng tương đối đồng đều, phong cách giao dịch viên trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm đã được cải thiện, tuy nhiên việc giải phóng khách hàng còn chậm, vẫn còn để khách hàng tiền phàn nàn và phản ứng do phải chờ đợi lâu khi đến gửi tiền, một số cán bộ cũng chưa tích cực trong việc tuyên truyền và huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động đến

31/12/2016 là 1.325,6 tỷ đồng, trong đó: - Phân theo thời hạn huy động:

+ Nguồn vốn huy động ngắn hạn là 1002,3 tỷ đồng chiếm 75,61% + Nguồn vốn huy động trên 12 tháng là 323,3 tỷ đồng chiếm 24,39% - Phân theo loại tiền huy động:

+ Nguồn vốn huy động VNĐ là 1.088,2 tỷ đồng, chiếm 82,09% + Nguồn vốn huy động ngoại tệ là 195 tỷ đồng chiếm 14,71%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 58)