Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 48 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM

1.1.5.1. Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là số tiền mà ngân hàng hiện còn đang cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định (hay là lượng vốn mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể) được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối

kế toán của ngân hàng.

Các chỉ tiêu đánh giá dư nợ tín dụng là: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

=

Mức tăng dư nợ x 100% Dư nợ tín dụng năm (t-1)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ tín dụng qua các năm.

1.1.5.2. Nợ quá hạn

Theo khoản 6 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất chất lượng cho vay tại một ngân hàng. Để đánh giá về khoản nợ quá hạn, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ

Để tìm hiểu chỉ tiêu này, ta tìm hiểu thêm về cách phân loại nợ. Theo Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc phân loại nợ tại các NHTM như sau:

+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; + Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; + Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

(ii) Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

(iii) Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

(iv) Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

(v) Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

(vi) Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài;

(vii) Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;

(v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;" + Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

Căn cứ vào việc phân loại nợ này thì ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây là một vấn đề quan trọng, cần thiết và bắt buộc trong hoạt động tín dụng của mọi ngân hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ nêu trên như sau:

- Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

1.1.5.3. Nợ xấu

Theo quy định tại khoản 8 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu này có thể coi là chỉ tiêu quan trọng

nhất để đánh giá chất lượng cho vay tại ngân hàng. Để đánh giá nợ xấu ta dùng các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn = Nợ xấu x 100% Nợ quá hạn Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn là bao nhiêu.

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu x 100% Tổng dự nợ cho vay

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay Thông qua các chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có thể thấy được mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng càng cao và ngược lại chỉ tiêu này thấp thì mức độ rủi ro tín dụng thấp.

1.1.5.4. Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến trên cơ sở phân loại nợ của NHTM. Trên cơ sở phân loại nợ, các TCTD thực hiện việc trích lập DPRR cho từng khoản vay theo nguyên tắc được phép định giá trị TSĐB để khấu trừ ra khỏi số tiền được trích lập với một tỷ lệ trích lập tương ứng với các nhóm nợ. Ngân hàng trích lập DPRR theo tỷ lệ nhất định tùy từng loại đối tượng đầu tư vốn và tính chất của khoản đầu tư. Dự phòng này sẽ bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh.

Theo quyết đinh 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước thì nợ được phân thành 5 nhóm. Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung trên cơ sở phân lợi nợ của ngân hàng; cả 2 loại dự phòng này đều tính vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của ngân hàng.

thể đối với nhóm nợ quy định: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo bảng công thức sau: R = max {0; (A-C)} x r

Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị tài sản đảm bảo

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Số tiền dự phòng chung phải trích = (Tổng dư nợ cho vay- Dư nợ nhóm 5) x 0,75%

1.1.5.5. Các chỉ tiêu khác

Bên cạnh các chỉ tiêu nói trên, các ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo lường rủi ro tín dụng khác, gắn với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ của khách hàng…

- Chấm điểm khách hàng

Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả sự án ... ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao hơn, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tiêu này được xây dựng trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng điểm của khách hàng đề cho thấy rủi ro “tiền ẩn”.

- Các khoản cho vay có vấn đề:

Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, xong trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn, khoản vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.

- Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro, những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tạp trung tài trợ cho một nhóm khách hàng của một ngành, hoặc một vùng hẹp

thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa. - Mất ổn định vĩ mô:

Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định … đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay.

Do vậy mất ổn định kinh tế vĩ mô được xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 48 - 55)