CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG
I. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Bối cảnh thị trường tiền tệ từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008
1.1. Tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ từ cuối
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay đƣợc duy trì khá ổn định cho đến cuối năm 2007. Trong những tháng đầu năm 2008, lạm phát diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng, Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ƣu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Từ tháng 01/2008, ngân hàng trung ƣơng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông. Từ đó, các Ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất để huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản.
Tình hình lãi suất huy động
Lãi suất huy động VND: được duy trì tương đối ổn định từ cuối năm 2006 cho đến tháng 12/2007. Lãi suất huy động cho tất cả các loại kỳ hạn dao động ở mức 7.2%/năm - 9.5%/năm. Từ đầu năm 2008, các Ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cƣ. Lãi suất bình quân huy động vào tháng 04/2008 cho kỳ hạn 3 tháng là 10.32%/năm (tăng khoảng 2%/năm so với năm 2007); 6 tháng là 10.50%/năm (tăng khoảng 1.5%/năm so với năm 2007); 12 tháng là 10.98%/năm (tăng khoảng 1.5%/năm). Lãi suất tiếp tục tăng cho đến tháng 08/2008, lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng là 18.20%/năm; 6 tháng là 18.00%/năm; 12 tháng là 17.90%/năm. Nhƣ vậy, tính đến tháng 08/2008, lãi suất huy động VND tăng gấp 2 lần so với năm 2007.
Bảng 2. Lãi suất huy động Đơn vị: %
Chỉ tiêu T12/06 (%/năm) T12/07 (%/năm) T6/08 (%/năm)
VND USD VND USD VND USD
Loại kỳ hạn 3 tháng 7.80 - 8.52 3.80 - 4.25 7.20 - 8.82 4.50 - 5.00 16.49 - 17.37 6.34 - 6.95
Loại kỳ hạn 6 tháng 7.80 - 9.06 4.00 - 4.40 7.56 - 9.12 4.60 - 5.20 16.59 - 17.61 6.48 - 7.09
Loại kỳ hạn 12 tháng 8.40 - 9.48 4.52 - 5.20 7.84 - 9.45 4.60 - 5.40 16.97 - 17.51 6.52 - 7.10
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước
Từ tháng 9/2008, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều bắt đầu giảm mạnh lãi suất huy động sau khi chỉ số CPI tháng 9/2008 đƣợc công bố ở mức thấp nhất kể từ đầu năm. Lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn và dài đều giảm mạnh kể cả ở các ngân hàng nhỏ vốn luôn dẫn đầu trong những cuộc đua lãi suất. Từ ngày 05/11/2008, thực hiện cơ chế mới theo sự điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm xuống mức thấp. Cuối năm 2008, đầu năm 2009, mặt bằng lãi suất của đa số các ngân hàng đã giảm mạnh xuống dưới mức 10%/năm.
Lãi suất huy động USD: áp dụng theo cơ chế lãi suất thả nổi gắn với lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế nên chịu tác động ảnh hưởng nhiều bởi các đợt điều chỉnh, thay đổi lãi suất của FED. Đến tháng 06/2008, lãi suất của FED ở mức 2%/năm, tuy nhiên, lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam vẫn ở mức 6.5 - 7%/năm, cao hơn 1.25% so với mức lãi suất của trái phiếu chính phủ 1 năm của Mỹ là 5.25%/năm.
Diễn biến lãi suất USD trong nước trong năm 2008 luôn đi ngược lại với thị trường thế giới. Trong khi FED giảm lãi suất cơ bản xuống 2,25% thì lãi suất tiền gửi USD trong nước tăng dần lên 7- 8%. Tiếp đó, khi FED chuẩn bị tăng lãi suất cơ bản thì ở trong nước lại hạ. Tuy nhiên, đợt "đi ngược chiều" này sẽ đem đến kết quả hợp lý là lãi suất USD tại Việt Nam sẽ gần với thị trường thế giới.
Chỉ trong khoảng thời gian từ đầu tháng 8/2008, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD với mức giảm đáng kể. Đến cuối
năm 2008, lãi suất huy động USD giảm xuống còn khoảng 4 -5%/năm. Hiện nguồn tiền gửi đang lớn, trong khi nhu cầu vay vốn USD lại giảm.
Tình hình lãi suất cho vay
Từ cuối năm 2006 đến tháng 12/2007, lãi suất cho vay VND ngắn hạn dao động trong khoảng 10.8%/năm - 13.8%/năm; trung dài hạn dao động trong khoảng 12%/năm - 15.48%/năm. Cho đến tháng 06/2008, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đều ở mức 20%/năm - 21%/năm, tăng gấp 1.55 lần so với năm 2007. Đối với USD, trong năm 2006 và năm 2007, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 6%/năm – 8.7%/năm. Đến tháng 06/2008, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 9.5%/năm – 13%/năm, tăng gấp 1.5 lần so với năm 2007.
Bảng 3. Lãi suất cho vay Đơn vị: %
Chỉ tiêu T12/06 (%/năm) T12/07 (%/năm) T6/08 (%/năm)
VND USD VND USD VND USD
Cho vay ngắn hạn 10.80 - 13.80 6.00 - 7.50 10.80 - 13.80 6.40 - 7.50 20.00 - 21.00 9.50 - 12.00
Cho vay trung, dài hạn 12.00 - 15.48 6.50 - 8.70 12.36 - 15.48 7.00 - 7.80 21.00 9.50 - 13.00
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước
Tháng 11/2008, khi nền kinh tế thế giới đã bước đầu được hồi phục và tình hình lạm phát trong nước đã có những tín hiệu được kiềm chế, Ngân hàng nhà nước ban hành một loạt các quyết định về giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất tái cấp vốn và giảm lãi suất tái chiết khấu để tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn, thanh khoản và giảm lãi suất cho vay. Ngay sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành các quyết định nêu trên, nhiều ngân hàng thương mại (Agribank, SEABank, ABBank, Techcombank, VPBank, ACB…) đã hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Mức giảm lãi suất cho vay cụ thể tùy thuộc vào chính sách cho vay, nguồn vốn huy động hiện có và khả năng, điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng. Mức lãi suất cho vay bằng VND đƣợc đa số các ngân hàng áp dụng từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 là
khoảng từ 7%/năm - 10%/năm; Mức lãi suất cho vay bằng USD là khoảng từ 5%/năm – 6.5%/năm.
1.2. Chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước từ cuối năm 2006 đến