Định hƣớng hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có của ngân hàng trong

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 69)

I. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ

3.Định hƣớng hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có của ngân hàng trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, việc các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc nâng cao trình độ quản trị tài sản nợ - tài sản có, học hỏi kinh nghiệm quản trị tài sản nợ - tài sản có từ các ngân hàng nƣớc ngồi là vơ cùng cần thiết. Để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất, hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có nên đƣợc thực hiện theo hƣớng nhƣ sau:

 Trƣớc hết, danh mục tài sản nợ, tài sản có phải đƣợc nhìn nhận nhƣ một thể thống nhất trong quá trình quản trị. Để đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đã đề ra, nhà quản trị phải chú trọng kiểm sốt quy mơ, cấu trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên tài sản có và tài sản nợ.

 Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả tài sản có và tài sản nợ. Do đó, chính sách của ngân hàng cần đƣợc điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động của ngân hàng dù

hoạt động đó xuất phát từ phía tài sản nợ hay tài sản có. Quản trị tài sản nợ và tài sản có phải là một q trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau để tối đa hóa thu nhập của ngân hàng đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ xem xét từng yêu cầu riêng đối với quản trị tài sản nợ và quản trị tài sản có.

Đối với quản trị tài sản nợ

Để hạn chế rủi ro, chiến lƣợc quản lý tài sản nợ của ngân hàng là phải xây dựng đƣợc một kết cấu tài sản nợ hợp lý để giảm tới mức thấp nhất mức độ ảnh hƣởng của thị trƣờng, hạn chế tình trạng rút tiền ồ ạt của khách hàng.

Trƣớc hết, ngân hàng phải đa dạng hóa nguồn vốn. Trong kết cấu tài sản nợ của ngân hàng, những khoản tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí tƣơng đối thấp nhƣng lại có thể bị rút ra bất kỳ lúc nào. Ngƣợc lại, những khoản tiền gửi có kỳ hạn tuy có chi phí cao hơn nhƣng lại cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn ổn định và dài hạn hơn. Đặc biệt là các loại chứng chỉ tiền gửi hầu nhƣ khơng có rủi ro rút vốn trƣớc hạn và ln đảm bảo cho ngân hàng một nguồn vốn ổn định. Nhƣ vậy, rõ ràng một nguồn vốn đa dạng với nhiều loại kỳ hạn khác nhau sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro do việc khách hàng rút tiền ồ ạt – loại rủi ro vô cùng nguy hiểm, liên quan tới sự sống còn của ngân hàng. Bên cạnh đa dạng hóa kỳ hạn, ngân hàng cũng phải sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng để hạn chế rủi ro và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

Ngoài ra, việc tăng cƣờng nguồn vốn dài hạn cũng vô cùng quan trọng. Với nguồn vốn dài hạn, ngân hàng giảm đƣợc rủi ro thanh khoản, tránh phải dự trữ quá cao về thanh khoản, song lại làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên. Do vậy, để đạt đƣợc các mục tiêu hợp lý trong từng thời kỳ, mỗi ngân hàng cần chủ động điều chỉnh kết cấu các loại tài sản nợ cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Đối với quản trị tài sản có

Để hạn chế rủi ro và đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh toán chi trả thƣờng xuyên và đột xuất, mỗi ngân hàng cần xây dựng đƣợc một kết cấu tài sản có và một mức dự trữ hợp lý.

Trƣớc hết, ngân hàng cần đa dạng hóa các khoản mục tài sản có để phân tán rủi ro. Tiếp theo, để thiết lập đƣợc một mức dự trữ tài sản có hợp lý, ngân hàng cần xác định đƣợc giới hạn về dự trữ cho các nhu cầu thanh toán, dự báo đƣợc những biến động thông thƣờng của thanh khoản. Đồng thời phải kiểm soát đƣợc những yếu tố tác động có thể làm tăng hoặc giảm trạng thái thanh khoản. Trạng thái thanh khoản cơ bản hàng ngày của ngân hàng đƣợc tính tốn dựa trên cơ sở số liệu lịch sử của hoạt động cho vay và huy động vốn tiền gửi, kết hợp với việc xem xét các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu thanh khoản thƣờng xuyên nhƣ: các cam kết tín dụng, yếu tố thời vụ, sở thích của nhà đầu tƣ…

Theo truyền thống, để đạt đƣợc mục đích thanh khoản, các ngân hàng thƣờng duy trì dự trữ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng trung ƣơng và các tổ chức tín dụng khác. Rõ ràng rủi ro của ngân hàng có thể đƣợc giảm bớt nếu ngân hàng dự trữ một số lƣợng lớn các tài sản có lỏng nhƣ: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hay các chứng từ có giá. Nhƣng bằng cách này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Để giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận trong một khoản mục tài sản có, mỗi ngân hàng phải thƣờng xuyên điều chỉnh tỷ trọng các loại tài sản có cho phù hợp với biến động của môi trƣờng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 69)