Những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 54)

II. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ

2. Đánh giá chung về hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế

2.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.2.1. Những tồn tại

Trong thực tế, các Ngân hàng rất khó thuyết phục khách hàng để có thể huy động phù hợp với chƣơng trình Quản trị tài sản nợ - tài sản có tại Ngân hàng. Ngồi ra, đối với các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, rất khó dự đốn đƣợc khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống; Và dự đoán về khả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng khơng chính xác. Do đó, việc xây dựng đƣợc một dịng tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn luôn tồn tại trong một ngân hàng.

Việc kiểm sốt rủi ro lãi suất thơng qua hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn tồn tại những vấn đề sau:

Thứ nhất, biểu đồ độ lệch chưa phải là một công cụ thực sự hữu hiệu để lượng hóa rủi ro lãi suất. Nhƣ phần 1.1. đã trình bày, hiện nay, rất nhiều ngân

hàng Quản trị tài sản nợ - tài sản có để bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng tránh rủi ro lãi suất bằng biểu đồ độ lệch. Công cụ này đơn giản, dễ sử dụng, song nó bộc lộ một số hạn chế nhƣ sau:

+ Sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hƣởng đến thu nhập ròng từ lãi suất còn ảnh hƣởng đến giá trị thị trƣờng của tài sản có và tài sản nợ. Cơng cụ này lại chỉ đề cập tới giá trị ghi sổ của tài sản chứ không phải giá trị thị trƣờng của chúng. Do đó, nó chỉ phản ánh đƣợc một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thơi.

+ Việc phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định có thể sẽ phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm. Chẳng hạn, trong cùng một nhóm tài sản có kỳ hạn tái định giá từ 3 tháng – 6 tháng, số lƣợng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau, khi đó theo phƣơng pháp này thì chênh lệch là 0. Nhƣng cơ cấu kỳ hạn của tài sản có là từ 3 tháng – 4 tháng, cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ là từ 5 tháng – 6 tháng, rõ ràng là kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có là khơng cân xứng với nhau, trong khi đó nếu theo cơng cụ này thì lại khơng có vấn đề gì với thu nhập rịng của ngân hàng. Rõ ràng là nếu kỳ hạn tái định giá đƣợc chia càng mau thì hạn chế nói trên sẽ càng nhỏ.

Nói tóm lại, các ngân hàng thƣơng mại hiện nay chƣa có cơng cụ thực sự hữu hiệu để lƣợng hóa rủi ro lãi suất. Ngồi ra, các báo cáo về kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ trong ngắn hạn đƣợc lập nhƣng số liệu báo cáo thƣờng khó theo sát thực tế.

Thứ hai, vai trị của Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) cịn mờ nhạt. Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch đối phó với rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; nếu có xây dựng thì cũng chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, liên tục.

Thứ ba, các ngân hàng thương mại chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của Ngân hàng, chính sách lãi suất

hiện nay của các Ngân hàng rất dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trƣờng; chƣa lƣợng hóa đƣợc rủi ro lãi suất cho cơ cấu tài sản nợ - tài sản có hiện tại của Ngân hàng.

Một số ngân hàng thƣơng mại trong thời gian qua có biểu hiện thiếu hụt thanh khoản đã huy động đƣợc một khoản tiền gửi lớn nhờ đƣa ra mức "siêu lãi suất". Rủi ro thanh khoản đã tạm qua nhƣng tiếp theo sẽ là rủi ro về lãi suất. Mức lãi suất cao, kỳ hạn ngắn (chủ yếu tuần, 1 tháng) đang đặt các ngân hàng này đứng trƣớc những khó khăn về quản lý tiền gửi và chi phí. Tiền gửi kỳ hạn ngắn khơng cho phép ngân hàng có thể cho vay và đầu tƣ vào các tài sản dài hạn với tỉ lệ thu nhập cao.

Trong cuộc đua lãi suất vừa qua, rất nhiều ngân hàng đƣa ra sản phẩm Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó khách hàng gửi tiền có thể rút trƣớc hạn mà vẫn đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn lãi suất khơng kỳ hạn. Sản phẩm này vơ hình chung khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhƣng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Đây là một trong những nguyên nhân làm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao vì các ngân hàng khơng thể xác định đƣợc kỳ hạn hồn trả của món tiền, gây khó khăn cho công tác Quản trị tài sản nợ - tài sản có.

Thứ tư, rất ít các ngân hàng thương mại sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất. Các nghiệp vụ phái sinh cịn mang

tính thí điểm và đơn lẻ mặc dù chúng đƣợc sử dụng từ đầu năm 2000, một số tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc cho phép thực hiện các công cụ phái sinh nhƣ: VCB, VIB, ACB, TCB, MB, EIB, nhƣng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống.

Thứ năm, nhiều ngân hàng chưa chú ý đúng mức đến đa dạng hoá danh mục đầu tư. Thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng (nghiệp vụ

rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng). Bên cạnh đó cịn tồn tại vấn đề về nhân lực và quản trị. Có thể thấy những ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong vừa qua phần lớn là những ngân hàng có trình độ quản trị rủi ro rất yếu; chiến lƣợc hoạt động không chuyên nghiệp, không rõ ràng, chạy theo "phong trào"; chất lƣợng nguồn nhân lực hạn chế....

Thứ sáu, hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hết các Ngân hàng đều chƣa có các

cơng cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hƣởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trƣờng thay đổi.

Thứ bảy, tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá cịn thấp. Cơ cấu đầu tƣ của

các Ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là các Ngân hàng có quy mơ nhỏ, các ngân hàng mới chuyển đổi quy mô từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị chủ yếu tập trung mở rộng tín dụng, đây là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, do đó tỷ trọng đầu tƣ vào giấy tờ có giá rất thấp. Trong trƣờng hợp hàng nhà nƣớc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thì đây là cơng cụ hữu hiệu để ngân hàng tham gia nghiệp vụ thị trƣờng mở, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, tránh việc chạy đua lãi suất, bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng). Khi Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện các nghiệp vụ thị trƣờng mở, các Ngân hàng này không thể tham gia để trực tiếp nhận vốn từ hàng nhà nƣớc mà nhận vốn thơng qua ít nhất một ngân hàng khác, làm cho chi phí huy động tăng cao.

Thứ tám, một số Ngân hàng nhỏ chỉ quản trị tài sản nợ - tài sản có dựa vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ để dự đoán mức độ thay đổi của dòng tiền

vào, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Sau đó, tùy vào từng thời kỳ để phân phối nguồn vốn này theo tỷ lệ thích hợp đối với tiền mặt tại quỹ, đầu tƣ chứng khốn có tính thanh khoản cao, cho vay. Thơng thƣờng, tại các ngân hàng khi dƣ nợ cho vay chiếm khoảng 75%-90% tổng nguồn vốn huy động sẽ hạn chế cho vay đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 54)