CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG
I. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Bối cảnh thị trường tiền tệ từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008
1.2. Chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước từ cuối năm 2006 đến cuối
1.2.2. Các biện pháp đã được Ngân hàng nhà nước áp dụng để giúp các ngân
rủi ro lãi suất
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại.Hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm 2007 có sự đóng góp quan trọng của Thanh tra ngân hàng thông qua thực hiện thanh tra, giám sát một cách thường xuyên đối với các các tổ chức tín dụng, bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật và vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Trong năm 2007, Thanh tra ngân hàng đã tiến hành 909 cuộc thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất để đánh giá việc tuân thủ các quy định an toàn và pháp luật về hoạt động ngân hàng kết hợp với việc phân tích, đánh giá rủi ro.
Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực tín dụng, hoạt động ngoại hối, đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần, … Thanh tra ngân hàng đã tổ chức 2 đợt thanh tra đột xuất với tổng số 33 đoàn thanh tra tại 33 tổ chức tín dụng.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Thanh tra ngân hàng đã phát hiện nhiều vi phạm, tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và đề xuất, kiến nghị nhiều biện pháp để quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của tổ chức tín dụng: Yêu cầu tổ chức tín dụng xây dựng phương án, kế hoạch chi tiết giảm dư nợ cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định; tiến hành đánh giá kết quả, tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 03/2007/CT- NHNN; tổ chức thanh tra cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán ở tổ chức tín dụng còn dƣ nợ cho vay chứng khoán vƣợt tỷ lệ quy định. Bằng nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tích cực thanh tra, giám sát chặt chẽ của Thanh tra ngân hàng và nỗ lực của các tổ chức tín dụng, Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN về cơ bản đã đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, tổng dƣ nợ cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối (đến cuối năm 2007 chỉ còn 13.149 tỷ đồng, ước tương đương gần 1,4% tổng dư nợ). Khi các ngân hàng thương mại lách Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN bằng cách tăng đẩy mạnh cho vay nhằm đƣa dƣ nợ cho vay chứng khoán xuống 3% tổng dƣ nợ, Ngân hàng nhà nước tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư chứng khoán
không vƣợt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tƣ chứng khoán từ 150% lên 250%.
Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, giám sát thường xuyên các tổ chức tín dụng, Thanh tra ngân hàng tích cực đẩy mạnh các hoạt động hoàn thiện khung pháp lý, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng. Năm 2007, đƣợc sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA), Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), Ủy ban châu Âu (EC)) và sự hợp tác tích cực của các đơn vị liên quan, Thanh tra ngân hàng đã triển khai nhiều công việc quan trọng: Trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước phê duyệt Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng nhằm triển khai thực hiện định hướng, giải pháp đổi mới và phát triển hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành đánh giá toàn diện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam theo 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Uỷ ban Basel; hoàn thành căn bản việc xây dựng Nghị định về tổ chức và hoạt động Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP; triển khai xây dựng Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; hoàn thành căn bản đề án giám sát từ xa theo tiêu chuẩn CAMELS; hoàn thành đánh giá hệ thống thông tin báo cáo phục vụ giám sát; xây dựng Sổ tay thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro và Quy chế về quản trị rủi ro tối thiểu tại các ngân hàng thương mại để làm tiền đề cho việc triển khai áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro trong thời gian tới, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra ngân hàng về các kỹ năng, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro và giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.
Cho phép các ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Từ tháng 1/2007 Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam đƣợc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với các doanh nghiệp không phải là ngân hàng đƣợc thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam; giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Mục đích của việc hoán đổi lãi suất là nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị trường cho các ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Thời hạn của một hợp đồng hoán đổi lãi suất do các bên thỏa thuận, nhƣng tối đa không quá thời hạn còn lại của hợp đồng giao dịch khoản vốn gốc. Trong việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, số vốn gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vƣợt quá 30%
vốn tự có của ngân hàng. Cũng theo quy định này, các ngân hàng đƣợc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất cho khách hàng phải có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Trên cơ sở các quy định của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng cần ban hành Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất phù hợp với điều kiện, đặc điểm và khả năng tài chính của mình. Giới chuyên môn nhận định, việc cho phép các ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất một cách đại trà sau thời gian thực hiện thí điểm ở một số ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước làm quen và tiếp cận với các nghiệp vụ phái sinh mới nhằm phòng tránh rủi ro và kiểm soát chi phí một cách hợp lý.
Ngoài ra, nhằm tránh tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhằm góp phần bảo vệ ngân hàng thương mại khỏi những rủi ro lãi suất, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã cho vay tái cấp vốn với tài sản đảm bảo là các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, ấn định mức trần lãi suất cho vay là 18% (trần lãi suất huy động 12% bị xóa bỏ), sau đó Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất thông qua công cụ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tín phiếu bắt buộc cho các Ngân hàng và tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 1.2%/năm lên 3.65%/năm. Đồng thời kiểm soát lãi suất huy động vốn bình quân của các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng bù đắp chi phí huy động vốn.
2. Thực trạng rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng