Tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 98)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ – TÀI SẢN CÓ NHẰM

2.6.Tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại

2. Các giải pháp đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc

2.6.Tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại

Vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại đƣợc xem là tấm rào chắn để bảo vệ ngân hàng đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, đảm bảo an toàn trong kinh doanh Ngân hàng. Nếu vốn tự có quá thấp sẽ làm cho các ngân hàng thƣơng mại bị hạn chế trong mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong việc mở các chi nhánh, phòng giao dịch nên bị thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Trong khi đó, quy mơ vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé so với mức bình quân của các nƣớc trong khu vực. Vốn tự có thấp nên việc chống đỡ với những hiện tƣợng đột biến rút tiền gửi, thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ rất yếu.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hƣởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển tồn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong q trình hoạt động các ngân

hàng thƣơng mại phải thƣờng xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phịng ngừa rủi ro từ xa có hiệu quả. Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để phịng ngừa rủi ro của mình nhƣ: nâng cao chất lƣợng quản lý, đa dạng hóa các nguồn vốn và danh mục đầu tƣ, bảo hiểm tiền gửi…Khi tất cả các biện pháp ngăn chặn rủi ro khơng cịn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là biện pháp chống đỡ cuối cùng. Vốn chủ sở hữu bù đắp cho những tổn thất bắt nguồn từ những khoản cho vay và đầu tƣ thiếu hiệu quả, từ sự quản lý yếu kém, giúp cho ngân hàng có thể giữ vững đƣợc hoạt động cho tới khi các vấn đề khó khăn đƣợc giải quyết. Vì vậy, để chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao gây ra từ nhiều nguồn khác nhau, ngân hàng cần phải tăng vốn tự có của mình.

Những thay đổi trong lãi suất có thể khiến cho ngân hàng có nguy cơ tổn thất, và trong một số trƣờng hợp thậm chí có thể đe dọa sự sống còn của ngân hàng. Ngoài các hệ thống và kiểm soát đầy đủ, an tồn thì vốn có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro này. Trong những trƣờng hợp mà ngân hàng phải đối mặt với tình hình rủi ro lãi suất đáng kể trong quá trình thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của mình, thì ngân hàng cần phải phân bổ một lƣợng vốn đáng kể để hỗ trợ cho rủi ro này.

Khi ngân hàng tăng vốn tự có sẽ làm cho năng lực tài chính của bản thân ngân hàng tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chính ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh đƣợc đảm bảo. Tăng vốn tự có cịn giúp cho quy mơ vốn của ngân hàng tăng lên, đáp ứng đƣợc những yêu cầu về mặt quản lý của Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc khi mà vấn đề kiểm soát hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng cho yêu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nƣớc. Bên cạnh đó, tăng vốn tự có góp phần làm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng triển khai thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng nƣớc ngoài.

Các ngân hàng thƣơng mại nên có một chiến lƣợc tăng vốn tự có hợp lý, nên tăng vốn có lộ trình nhất định và nên sử dụng cả hai phƣơng thức tăng vốn là tăng vốn từ bên trong và tăng vốn từ bên ngoài. Phƣơng thức tăng vốn từ bên trong là sự tăng vốn do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt đƣợc trong năm, nhƣng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Phƣơng pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà khơng mà khơng phụ thuộc vào thị trƣờng vốn nên tránh đƣợc các chi phí huy động vốn lãi suất thả nổi, không tốn kém chi phí, khơng phải hồn trả đồng thời khơng làm lỗng quyền kiểm soát ngân hàng cũng nhƣ không đe dọa đến việc mất quyền kiểm sốt của các cổ đơng hiện thời. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng thức là thƣờng chỉ áp dụng đƣợc với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này khơng thể áp dụng thƣờng xun vì ảnh hƣởng đến quyền lợi của cổ đơng và có nhiều bất lợi về thuế. Bổ sung cho phƣơng thức tăng vốn từ bên trong là phƣơng thức tăng vốn từ bên ngồi thơng qua việc phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc trái phiếu có thể chuyển đổi. Phát hành thêm cổ phiếu mới là một hình thức huy động vốn phổ thông của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ƣu điểm của hình thức này là ngân hàng khơng phải hồn trả cho cổ đông và cổ tức của cổ phiếu thƣờng không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phƣơng pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng đƣợc vay nợ của ngân hàng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, chi phí phát hành cao và có thể làm lỗng quyền kiểm soát ngân hàng. Với hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi thì chi phí phát hành thấp hơn và khơng làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng phải hoàn trả cho ngƣời mua trái phiếu khi hết hạn, lãi trả cho trái phiếu sẽ là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính, làm tăng chi phí hoạt động, giảm khả năng đi vay về sau của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cịn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ bên ngoài khác nhƣ bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. Khi ngân hàng thực hiện giao dịch bán tất cả hoặc một phần phƣơng tiện văn phòng

của mình và thuê lại từ ngƣời chủ mới để phục vụ cho các hoạt động của mình, ngân hàng thƣờng thu về những dịng tiền mặt lớn (có thể tái đầu tƣ với lãi suất hiện tại) và củng cố sức mạnh về vốn. Thành công lớn nhất của những giao dịch bán – thuê lại này đạt đƣợc khi lạm phát và tăng trƣởng kinh tế đạt mức cao vì nó làm tăng giá trị thị trƣờng của tài sản so với giá trị sổ sách đƣợc ghi nhận trong các báo tài chính. Ngồi ra, ngân hàng cũng có thể chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu nhằm giúp ngân hàng tăng vốn cổ phần và tránh khỏi những chi phí trả lãi phát sinh từ những chứng khốn nợ trong tƣơng lai.

Trong các phƣơng án tăng vốn tự có, khơng có phƣơng án nào là tối ƣu hoàn toàn và phƣơng án này tốt cho thời kỳ này nhƣng chƣa chắc đã hiệu quả cho các giai đoạn khác. Ngoài ra, sau khi thực hiện q trình tăng vốn tự có, các ngân hàng thƣơng mại phải quan tâm đến hiệu quả của việc tăng thêm vốn bởi sự tăng lên của lƣợng bao giờ cũng đòi hỏi sự thay đổi tƣơng ứng về chất. Nếu các ngân hàng khơng sử dụng lƣợng vốn tăng thêm một cách có hiệu quả thì e rằng chính lƣợng vốn tăng thêm đó lại trở thành gánh nặng cho chính bản thân ngân hàng. Các ngân hàng phải đánh giá hiệu quả kinh doanh dự kiến trên cơ sở vốn điều lệ mới. Trong đó nêu rõ các chỉ tiêu dự kiến gồm: mức tăng trƣởng Tổng tài sản có, tín dụng, huy động tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận...Đồng thời, các ngân hàng phải đánh giá khả năng quản trị, điều hành, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với quy mơ vốn và quy mô hoạt động sau khi thay đổi vốn điều lệ.

2.7. Các giải pháp khác

Hiện nay, vấn đề cung cấp thông tin của ngân hàng đến với khách hàng chƣa đủ mạnh. Do đó, các ngân hàng cần chú trọng hơn tới công tác dịch vụ khách hàng. Ngồi cách thơng tin nhƣ trƣớc đây thì ngân hàng cịn nên thƣờng xuyên gửi thƣ ngỏ đến khách hàng, báo cáo về tình hình kinh doanh của mình có kiểm tốn, tận dụng nhiều kênh truyền thơng để đƣa thơng tin về sản phẩm, dịch

vụ của mình đến với khách hàng. Bên cạnh đó, cần tích cực cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, về dƣ nợ của khách hàng,… cho Ngân hàng nhà nƣớc một cách nhanh chóng để có đƣợc một mạng lƣới thông tin chuẩn xác hơn.

Để đảm bảo an tồn hoạt động trong ngân hàng nói riêng và tồn hệ thống nói chung, các ngân hàng trong nƣớc cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chia sẻ về kinh nghiệm cũng nhƣ mơ hình quản trị tài sản nợ – tài sản có. Nếu một ngân hàng không thực hiện tốt công tác quản trị tài sản nợ – tài sản có sẽ dễ dàng gây ra cuộc đua lãi suất, hậu quả của nó có thể làm mất niềm tin của ngƣời dân đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của các ngân hàng khác trong hệ thống.

Ngoài ra, các ngân hàng thƣơng mại cần tìm kiếm và xây dựng cho mình 1 phần mềm quản trị rủi ro thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể bao quát và giảm thiểu rủi ro nhằm đề ra phƣơng án kinh doanh hiệu quả. Đối với các Ngân hàng chƣa đủ điều kiện về tài chính hay quy mơ hoạt động thì chƣa cần phải mua phần mềm quản trị tài sản nợ – tài sản có, có thể xây dựng mơ hình quản lý riêng tùy từng đặc điểm của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thƣơng mại luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, trong đó có rủi ro lãi suất. Khi các ngân hàng khơng duy trì đƣợc sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện. Trên thực tế, đối với các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, các ngân hàng rất khó dự đốn đƣợc khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống; Và dự đoán về khả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng khơng chính xác. Do đó, việc xây dựng đƣợc một dịng tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất ln ln tồn tại trong một ngân hàng.

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, khóa luận đã giải quyết đƣợc một số nội dung quan trọng sau:

Một là, Nêu rõ những cơ sở lý luận về quản trị Tài sản nợ – Tài sản có tại các

Ngân hàng; mối quan hệ giữa quản trị Tài sản nợ – Tài sản có và kiểm sốt rủi ro lãi suất.

Hai là, Đƣa ra thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp đã đƣợc thực hiện

trong cơng tác kiểm sốt rủi ro lãi suất thông qua việc quản trị Tài sản nợ – Tài sản có tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhằm bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất.

Ba là, Khóa luận đã đƣa ra một số giải pháp, đề xuất đối với ngân hàng nhà nƣớc

và các ngân hàng thƣơng mại nhằm giúp các Ngân hàng thƣơng mại hạn chế những rủi ro lãi suất thông qua quản trị Tài sản nợ – Tài sản có.

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, hy vọng khóa luận sẽ góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay để đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Cao Khôi (2008), Một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc điều chỉnh

lãi suất cơ bản, Tạp chí ngân hàng (Số 22/2008).

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2005), Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong

hoạt động của tổ chức tín dụng, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế tốn (Số

9/2005).

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. TS.Nguyễn Đại Lai (2005), Chiến lược hội nhập quốc tế và đề xuất những nội

dung cơ bản về định hướng phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam trong xu thế mới, Tạp chí Ngân hàng (Số 12 tháng 12/2005).

5. PGS.TS. Lê Văn Tề (chủ biên) và ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản

trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. PGS. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

7. Báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại: ABB (Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần An Bình); ACB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu); AGRI (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam); BIDV (Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam); EIB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam); HBB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nhà Hà Nội); HDB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển Nhà Hồ Chí Minh); MB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội); SEAB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á); SCB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn); SGB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thƣơng); TCB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam); VCB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại

Thƣơng Việt Nam); VIB (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam); VP (Ngân hàng thƣơng mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

8. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

9. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 về Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.

10. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 12 năm

2008 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng.

11. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

12. Ngân hàng nhà nƣớc, Quyết định số 3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 về lãi

suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng.

13. Charles W. Smithson, Quản lý rủi ro tài chính (xuất bản lần thứ 3).

14. Edward W.Reed PhD và Edward K.Gill PhD (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Các website: http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=107 http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=438 http://vietbao.vn/Kinh-te/Ngan-hang-lo-got-chan-Asin/55182511/88/ http://www.sdh.ueh.edu.vn/sdh/data/luan%20%20van%20tot%20nghiep.pdf http://www.vneconomy.vn

Website của các ngân hàng thƣơng mại: ABB; ACB; BIDV; MB; SEAB; SCB TCB…và website của một số ngân hàng thƣơng mại khác.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Báo cáo tài chính của ABB

Phụ lục 2: Báo cáo tài chính của SCB

Phụ lục 3: Báo cáo tài chính của HDB

Phụ lục 4: Báo cáo tài chính của TCB

Phụ lục 5: Báo cáo tài chính của MSB

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Quý I/08 Quý II/08

Tổng Tài sản Có 8,521,285 17,569,024 18,312,523 16,865,914

1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 43,292 101,864 130,454 222,592 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Tiền gửi tại NHNN 64,676 278,445 207,247 79,378

3 Gửi, cho vay TCTD khác 4,344,146 8,209,257 7,258,582 5,354,849

4 Chứng khoán kinh doanh - - - -

5 Cho vay khách hàng 2,888,130 6,527,868 7,778,897 8,477,317 6 Chứng khoán đầu tƣ 1,016,355 2,169,236 2,412,058 2,125,475 7 Góp vốn đầu tƣ dài hạn 12,200 29,710 87,710 87,710 8 Tài sản cố định 87,797 103,047 115,002 115,397 9 Tài sản Có khác 101,102 184,076 322,573 403,196 10 Tổng nợ phải trả 7,726,230 15,685,220 16,376,755 14,930,426 11 Nợ CP và NHNN 25,974 32,339 42,805 23,280

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 98)