Các biện pháp đã đƣợc áp dụng trong hoạt động quản trị tài sản nợ – tà

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 49)

II. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ NHẰM HẠN CHẾ

1. Các biện pháp đã đƣợc áp dụng trong hoạt động quản trị tài sản nợ – tà

1.1. Sử dụng biểu đồ độ lệch

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng Quản trị tài sản nợ - tài sản có để bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng tránh rủi ro lãi suất bằng biểu đồ độ lệch. Đây là phƣơng pháp đo lƣờng bằng biểu đồ, phƣơng pháp này thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Các ngân hàng sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các tài sản nợ - tài sản có theo kỳ hạn tái định giá để lập biểu đồ độ lệch.

Ví dụ: Ta xác định các tài sản nợ - tài sản có theo từng kỳ hạn tái định giá nhƣ sau:

Bảng 6. Giá trị các tài sản nợ - tài sản có theo từng kỳ hạn tái định giá Đơn vị: tỷ đồng

Nhóm Kỳ hạn tái định giá Giá trị tài sản có Giá trị tài sản nợ Chênh lệch

1 1 ngày 20 30 -10 2 1 ngày – 3 tháng 30 40 -10 3 3 tháng – 6 tháng 70 85 -15 4 6 tháng – 1 năm 90 70 +20 5 1 năm – 5 năm 40 30 +10 6 Trên 5 năm 10 5 +5 Cộng 260 260 0

Dựa vào biểu đồ độ lệch trên, nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng qt về cơ cấu tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng đối với từng kỳ hạn tái định giá, từ đó dễ dàng xác định đƣợc sự thay đổi của thu nhập ròng trong trƣờng hợp lãi suất thị trƣờng biến động. Khi có một sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng, các nhà quản trị sẽ tính tốn đƣợc mức độ ảnh hƣởng của sự thay đổi lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng qua công thức:

NIIi = r * RSAi - r * RSLi = r * GAPi trong đó:

NIIi: biến động thu nhập rịng của nhóm tài sản thứ i. r: biến động lãi suất

GAPi: chênh lệch giá trị tài sản có và tài sản nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i RSAi: số dƣ ghi sổ của tài sản có nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i

RSLi: số dƣ ghi sổ của tài sản nợ nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i

Chẳng hạn, đối với nhóm tài sản thứ nhất, khi lãi suất qua đêm tăng 1% thì mức thay đổi thu nhập rịng của ngân hàng là: - 10 x 1% = - 0,1 (tỷ đồng).

Nhƣ vậy, qua phân tích trên có thể thấy phƣơng pháp sử dụng biểu đồ độ lệch để quản lý rủi ro lãi suất là một phƣơng pháp đơn giản và là một cơng cụ khá hữu ích đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.

1.2. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn

Các ngân hàng thƣơng mại đã đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cƣ và tổ chức kinh tế vì đây là nguồn vốn ổn định, ít có sự biến động lớn có thể xảy ra cùng 1 lúc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thanh tốn các ngân hàng có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn huy động liên ngân hàng nhƣng sau đó nguồn vốn vay liên ngân hàng này phải đƣợc nhanh chóng bù đắp bằng nguồn vốn huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế. Vì vậy, trong năm 2007, dù có thể huy động nguồn vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng với chi phí thấp hơn nhiều so với huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế nhƣng một số ngân hàng vẫn chú trọng huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế với những chƣơng trình có giải thƣởng lớn, lãi suất cao.

1.3. Quan tâm đến cơng tác chăm sóc khách hàng

Các ngân hàng thƣơng mại đã quan tâm đến cơng tác chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng để có thể biết đƣợc kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng gửi tiền và kế hoạch trả nợ của khách hàng vay vốn nhằm đạt đƣợc một dự báo khá chính xác về dịng tiền vào – ra ngân hàng trong tƣơng lai gần. Đồng thời, các ngân hàng cịn kiểm tra, rà sốt lại các khoản vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, cập nhật thông tin về khách

hàng để có thể biết đƣợc khả năng trả nợ của khách hàng nhằm dự báo đƣợc luồng tiền thu vào từ nguồn khách hàng trả nợ.

1.4. Thành lập Hội đồng Quản lý tài sản nợ, tài sản có

Các ngân hàng đã thành lập Hội đồng Quản lý tài sản nợ, tài sản có và phát huy vai trò, tầm quan trọng trong hoạt động của Hội đồng để có thể bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi những rủi ro có thể xảy ra.( Ngân hàng Á Châu ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản nợ - tài sản có).

Ngoài ra, một số ngân hàng (nhƣ Vietinbank, Vietcombank…) để phòng tránh rủi ro lãi suất, trong thời gian qua đã chủ động áp dụng một số chính sách nhƣ chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng; tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với nhiều đối tác nƣớc ngồi; áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong nhiều hợp đồng tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 49)