I. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TÀI SẢN CÓ
1. Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Hội nhập quốc tế trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đây là yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Hội nhập kinh tế là một hƣớng đi đúng đắn và quan trọng, góp phần tạo dựng vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế, đồng thời nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bắt nhịp xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ, các hiệp định song phƣơng khác và cuối cùng là kết thúc 12 năm đàm phán gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Việt Nam sẽ mở cửa thị trƣờng ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố trong nƣớc mà còn chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài. Hoạt động ngân hàng sẽ mang tính cạnh tranh quốc tế cao, phạm vi kinh doanh mở rộng, tham dự vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hoạt động ngân hàng diễn ra trong môi trƣờng quốc tế đầy biến động. Những biến động tài chính, tiền tệ dù xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào đều nhanh chóng tác động tới hoạt động ngân hàng ở mỗi quốc gia.
Hoạt động ngân hàng diễn ra trong môi trƣờng công nghệ hiện đại và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet. Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy những tiến bộ về công nghệ điện tử và mạng viễn thông làm thay đổi phƣơng thức hoạt động và cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng.