Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG

I. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Bối cảnh thị trường tiền tệ từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008

1.2. Chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước từ cuối năm 2006 đến cuối

1.2.1. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước

Trong giai đoạn 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ƣu tiên tăng trưởng kinh tế nên đã duy trì một chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng. Lƣợng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi. Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu đƣợc duy trì ở mức 8.25%/năm – 6.5%/năm – 4.5%/năm.

Bảng 4. Tỷ lệ lạm phát các năm Đơn vị: %

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tỉ lệ lạm phát(%) 3.9 3.1 7.8 8.3 7.5 8.3 19.0 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ cuối năm 2007, trước sức ép lạm phát Ngân hàng nhà nước buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng một loạt biện pháp: phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền trong lưu thông về, chuyển tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các Ngân hàng về Ngân hàng nhà nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, khống chế dƣ nợ tín dụng…, cụ thể:

Cuối tháng 05/2007, Ngân hàng nhà nước ban hành Chỉ thị 03/2007/CT- NHNN ngày 28/05/2007 về việc kiểm soát quy mô, chất lƣợng tín dụng và cho vay đầu tƣ kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong đó khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng, hạn chót 31/12/2007 phải đảm bảo tỷ lệ này.

Ngày 01/06/2007, Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ và ngoại tệ: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.

Ngày 30/01/2008, Ngân hàng nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất:

lãi suất cơ bản từ 8.25%/năm tăng lên 8.75% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6.5%/năm tăng lên 7.5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4.5%/năm tăng lên 6.0%/năm.

Ngày 01/02/2008, tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đối với VND và từ 10% lên 11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện dự trữ bắt buộc từ dưới 24 tháng thành tất cả các kỳ hạn.

Ngày 13/02/2008 Ngân hàng nhà nước ra quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng nhà nước bắt buộc. Theo đó, bắt buộc các tổ chức tín dụng mua tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng, lãi suất 7.8%/năm, ngày phát hành 17/03/2008.

Ngày 26/02/2008 thông qua công điện 02/CĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại phải điều chỉnh lãi suất huy động vốn không vượt quá 12%/năm; Các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1%/năm.

Sau nhiều năm thực hiện điều hành cơ chế lãi suất thỏa thuận, ngày 16/05/2008, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (có hiệu lực ngày 01/01/2006). Theo đó, kể từ ngày 19/5/2008, Ngân

hàng nhà nước xoá bỏ cơ chế lãi suất trần huy động bằng đồng Việt Nam và sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều tiết lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng theo tín hiệu của thị trường. Ngân hàng nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8.75%/năm tăng lên 12% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 7.5%/năm tăng lên 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm tăng lên 11%/năm. Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VNĐ đối với khách hàng không vƣợt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.

Ngày 10/06/2008, Ngân hàng nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất:

lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm; lãi suất chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 15%/năm.

Ngày 26/06/2008, Ngân hàng nhà nước ra Quyết định 1435/QĐ-NHNN điều chỉnh lãi suất tín phiếu bắt buộc, theo đó từ 01/07/2008, lãi suất tín phiếu Ngân hàng nhà nước bằng VND dưới hình thức bắt buộc phát hành ngày 17/03/2008 sẽ tăng từ 7.8%/năm lên 13%/năm, áp dụng đối với thời hạn thanh toán còn lại của tín phiếu.

Ngày 03/07/2008 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành 6076/NHNN-TTR về việc kiểm tra lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng, theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng có mức huy động vốn bình quân từ 17.5%/năm trở lên báo cáo phương án kinh doanh phù hợp với mức lãi suất huy động vốn và có biện pháp xử lý kiên quyết phù hợp với các quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng có mức lãi suất huy động vốn ở mức cao, không có khả năng bù đắp chi phí kinh doanh.

Ngày 29/08/2008, điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng: điều chỉnh từ 1,2%/năm (theo Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004) tăng lên 3,6%/năm (Quyết định số 1907/QĐ- NHNN ngày 29/8/2008). Mục đích của việc tăng mức lãi suất này là nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ cùng

doanh nghiệp và người vay, tác động thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

Ngày 25/09/2008, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 2133/QĐ- NNNN, theo đó mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng đƣợc tăng lên 5%; và ban hành Quyết định 2132/QĐ-NHNN theo đó, Tín phiếu Ngân hàng nhà nước bắt buộc phát hành ngày 17/03/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại Ngân hàng nhà nước, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

Cho đến giữa tháng 10/2008, khi nền kinh tế thế giới đã bước đầu được hồi phục bởi các biện pháp giải cứu, hỗ trợ của Ngân hàng Trung ƣơng, Chính phủ các nước và tình hình lạm phát trong nước đã có những tín hiệu được kiềm chế (chỉ số giá tiêu dùng giảm, nhập siêu giảm…), Ngân hàng nhà nước ban hành một loạt các quyết định về giảm lãi suất cơ bản (từ 14%/năm xuống 13%/năm, 12%/năm), giảm lãi suất tái cấp vốn (từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm), giảm lãi suất tái chiết khấu (từ 13%/năm xuống 12%/năm, 11%/năm), tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (từ 5%/năm lên tới 10%/năm) và cho phép các tổ chức tín dụng (nếu có nhu cầu) được thanh toán tín phiếu bắt buộc trước hạn... để tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn, thanh khoản và giảm lãi suất cho vay.

Đến tháng 12/2008, Ngân hàng nhà nước lại tiếp tục ban hành các quyết định về giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Theo đó, kể từ ngày 22/12/2008, lãi suất cơ bản là 8.5% năm; lãi suất tái cấp vốn là 9.5%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 7.5%/năm.

1.2.2. Các biện pháp đã được Ngân hàng nhà nước áp dụng để giúp các ngân

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)