Duy trì khe hở kỳ hạn dương, các ngân hàng gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG

I. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2. Thực trạng rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

2.1. Duy trì khe hở kỳ hạn dương, các ngân hàng gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung dài hạn do xu hướng gửi tiền của khách hàng thường là ngắn hạn, trong khi đó nhu cầu vay trung và dài hạn rất lớn, do đó hầu nhƣ các ngân hàng đều có khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản có lớn hơn kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nợ). Trong lĩnh vực bán lẻ, các ngân hàng cho vay tín chấp lên tới 300 triệu đồng với thời gian cho vay có thể lên đến 20 năm. Rủi ro lãi suất xuất hiện vì kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản có lớn hơn kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nợ, có nghĩa là ngân hàng đứng trước rủi ro lãi suất nếu lãi suất tăng.

Từ cuối năm 2007, trước sức ép lạm phát Ngân hàng nhà nước buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng một loạt biện pháp: phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền trong lưu thông về, chuyển tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các Ngân hàng về Ngân hàng nhà nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái, tăng mạnh tỷ giá, khống chế dƣ nợ tín dụng…Hành động này của Ngân hàng nhà nước đã đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc đua lãi suất để đảm bảo thanh khoản mặc dù biết trước khả năng rủi ro lãi suất xảy ra sẽ rất cao.

Ngay sau khi Ngân hàng nhà nước hủy bỏ trần lãi suất huy động 12%/năm và thay bằng trần lãi suất cho vay 18%/năm (150% của lãi suất cơ bản vừa đƣợc nâng lên 12%/năm), tất cả các ngân hàng thương mại đều đồng loạt tăng lãi suất huy động. Từ tháng 1/2008, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Các ngân hàng thương mại liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động VND. Ngày 20/2/2008, việc ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu lãi suất mới được coi

như “một quả bom” bắt đầu cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất trên thị trường với mức lãi suất là 12%/năm. Không chịu thua, ngày 21/2/2008 ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Cũng không kém hơn, từ ngày 22/2/2008, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đưa ra mức lãi suất cao hơn, huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tới 13,5%/năm. Còn ngân hàng thương mại cổ phần An Bình thì tăng cao lãi suất nhƣng chủ yếu ở kỳ hạn ngắn: 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần,…Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 4 tuần lên tới 7,8%/năm. Một số ngân hàng thương mại khác còn đưa ra mức lãi suất thoả thuận tới 1,2% đến 1,3%/tháng đối với khách hàng gửi tiền với khối lƣợng lớn.

Đây đƣợc coi là mức lãi suất “cực kỳ nguy hiểm” vì nó làm cho nhiều người nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ gần 6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới 200% - 300% trong các năm 1987 - 1988 ở nước ta.

Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm…

Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại Ngân hàng nhà nước lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Thị trường “căng“ đến mức ngày 22/2/2008 Ngân hàng nhà nước phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số ngân hàng thương mại trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008.

Chỉ trong 1 tuần, Ngân hàng nhà nước phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chƣa từng có trong lịch sử can thiệp của Ngân hàng nhà nước từ trước đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy

tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007. Tuy nhiên hầu nhƣ chỉ có các ngân hàng thương mại Nhà nước, một số ít ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn, một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu Ngân hàng nhà nước và Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu đô thị TP.HCM,… thì mới có cơ hội vay với khối lƣợng lớn vốn đó, còn phần đông các ngân hàng thương mại cổ phần thì không.

Do đó các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng khoản vay của các ngân hàng thương mại đó với lãi suất từ 30% đến 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất vay đƣợc của Ngân hàng nhà nước. Tỡnh trạng vốn chạy lũng vũng đẩy lói suất lờn cao rừ ràng tỏc động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả của nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại.

Ngân hàng phải giảm lợi nhuận trong xu hướng lãi suất tăng cao. Việc lãi suất tăng cao thường đi cùng với mức tăng của nợ khó đòi. Đây là rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt. Chỉ có những doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng, không có khả năng tiếp cận đƣợc những nguồn vốn khác mới chấp nhận mức lãi suất đó. Cũng có thể hiểu đây là những doanh nghiệp năng lực tài chính kém, uy tín thấp và theo đó là khả năng trả đƣợc nợ là không cao. Nhƣ vậy, rủi ro nợ xấu của ngân hàng sẽ dần lộ diện. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như một ẩn số, cao gấp nhiều lần so với mặt bằng dưới 1% đối với khối cổ phần và từ 3 - 9% đối với khối quốc doanh nhƣ công bố.

Tóm lại, chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (lên đến 15%-16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà ngân hàng nhà nước đã nâng lên. Với khe hở kỳ hạn dương, các ngân hàng đã thực sự gặp rủi ro lãi suất, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)