II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ – TÀI SẢN CÓ NHẰM
2. Các giải pháp đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc
2.4. Phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó, xây dựng quy trình xét
duyệt tín dụng chặt chẽ và cơ cấu đầu tư hợp lý
Trong quản trị tài sản nợ – tài sản có, các Ngân hàng cần phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó. Cụ thể: đối với các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt, khi phân tích kỳ hạn không đƣợc dựa vào kỳ hạn khách hàng cam kết gửi mà phải đƣa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nghiêm túc thực hiện quy định về việc tính số tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ghi trên hợp đồng phải phản ánh đúng kỳ hạn mà khách hàng thực gửi.
Xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ để có thể xây dựng đƣợc kế hoạch giải ngân tƣơng đối chính xác. Đồng thời thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng để có những dự báo đúng về khả năng rút vốn, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm thực hiện tốt công tác dự báo luồng vốn vào – ra, phục vụ cho hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng.
Xây dựng cơ cấu đầu tƣ hợp lý, bên cạnh việc tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực truyền thống của ngân hàng, cần mở rộng sang những lĩnh vực khác để có thể giảm thiểu rủi ro do yếu tố khách quan mang lại; tăng cƣờng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng.
Đa dạng hóa về kỳ hạn của danh mục đầu tƣ, mục đích là để hạn chế rủi ro lãi suất của danh mục đầu tƣ, phù hợp với các mục tiêu lợi tức và thanh khoản của ngân hàng. Các chứng khốn sẽ có sự thay đổi đáng kể về giá khi lãi suất thay đổi, từ đó ảnh hƣởng tới lợi tức khi bán chứng khoán. Nếu số chứng khoán trong danh mục đầu tƣ có các thời gian đáo hạn khác nhau thì vốn và lãi thu đƣợc từ các chứng khốn có thời hạn ngắn hơn có thể đƣợc tái đầu tƣ vào các chứng khoán khác phù hợp nhất với khoản mục đầu tƣ.