Các giải pháp đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 73)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ – TÀI SẢN CÓ NHẰM

1.Các giải pháp đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm sốt lạm phát; hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính đối với thị trƣờng để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng.

Đảm bảo nắm bắt, phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến của thị trƣờng tài chính, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trƣờng nhƣ: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu,.. dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc. Tổ chức và triển khai kịp thời cơ chế chính sách của Ngân hàng nhà nƣớc theo chƣơng trình kế hoạch cụ thể đối với các tổ chức tín dụng, hạn chế các rủi ro liên quan đến pháp luật phát sinh.

1.2. Thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại

Vai trò của Ngân hàng nhà nƣớc trong việc giám sát, quản lý rủi ro là rất quan trọng. Ngân hàng nhà nƣớc với vai trò là cơ quan quản lý và ban hành các chính sách liên quan tới hoạt động ngân hàng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Hiện nay, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nƣớc đối với các ngân hàng thƣơng mại đƣợc tiến hành định kỳ một lần một năm, trừ các trƣờng hợp bất thƣờng cần kiểm tra đột xuất; thời gian kiểm tra từ 7 đến 10 ngày. Để kịp thời phát hiện và khắc phục các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng nhà nƣớc nên tổ chức thanh tra, giám sát thƣờng xuyên hơn, đồng thời, cần phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra cả về số lƣợng, chất lƣợng và tham gia các hiệp ƣớc, thỏa thuận về thanh tra, giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính.

Ngân hàng nhà nƣớc cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán, đầu tƣ; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới. Ngân hàng nhà nƣớc cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp

vụ thị trƣờng mở theo hƣớng khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại vay mƣợn lẫn nhau trên thị trƣờng trƣớc khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng nhà nƣớc.

Tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trƣờng (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trƣớc những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trƣờng.

Ngân hàng nhà nƣớc ngoài việc kiểm sốt mức độ an tồn trong chi trả của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng cịn phải kiểm sốt thông qua các chỉ tiêu khác nhƣ dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để bảo vệ các tổ chức tín dụng tránh khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…

1.3. Hoàn thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng dụng

Việc giám sát hoạt động ngân hàng theo các tỷ lệ an toàn phải dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu gốc. Nhƣng tới nay một số chỉ tiêu gốc chƣa đƣợc thay đổi cho phù hợp với văn bản về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và văn bản phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro do ngân hàng nhà nƣớc ban hành. Vì vậy, ở mỗi tổ chức tín dụng cách tính toán các chỉ tiêu này cịn có sự khác nhau.

Thứ nhất là về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh

giá các tổ chức tín dụng. Hiện tại, việc tăng vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc dƣờng nhƣ chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc. Song để tạo ra hàng chục nghìn tỷ đồng tài trợ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc là một thách thức khó vƣợt qua của ngân sách nhà nƣớc trong bối cảnh hiện nay.Vì vậy, nếu khơng có giải pháp mạnh, có tính khả thi cao hơn để tăng vốn tự có cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà

nƣớc nhƣ cổ phần hóa, phát hành trái phiếu dài hạn... thì đến năm 2010 các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc không thể đáp ứng đƣợc tỷ lệ an tồn vốn theo thơng lệ quốc tế.

Thứ hai là tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài

hạn. Ngân hàng nhà nƣớc phải quy định tỷ lệ chuyển vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn trong từng thời kỳ để đảm bảo an tồn cho các tổ chức tín dụng. Việc quy định tỷ lệ cứng nhƣ hiện nay đối với các ngân hàng thƣơng mại là chƣa hợp lý, chƣa phù hợp với khả năng quản lý kỳ hạn của từng ngân hàng. Bởi mỗi ngân hàng có đặc thù kinh doanh riêng, do quy mô, cấu trúc, kỳ hạn, tính ổn định và thanh khoản của nguồn vốn là không giống nhau. Một ngân hàng có kỳ hạn nguồn vốn dài hay tính ổn định của nguồn vốn cao thì việc chuyển hố nguồn vốn có thể có tỷ lệ cao hơn mà vẫn đảm bảo an toàn và ngƣợc lại.

Thứ ba là tỷ lệ nợ quá hạn. Để đánh giá chính xác mức độ an toàn trong

hoạt động tín dụng ngân hàng thƣơng mại cần phải quan niệm nợ quá hạn theo chuẩn mực quốc tế. Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành quyết định 127/2005/QĐ-NHNN có nội dung, quan niệm nợ quá hạn đã có sự phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để văn bản này thực sự phát huy tác dụng, góp phần lành mạnh hóa mơi trƣờng tín dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nƣớc phải đƣa ra chế tài xử phạt đối với các tổ chức tín dụng khơng thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời phải sửa đổi các văn bản có liên quan nhƣ hệ thống tài khoản kế tốn và văn bản trích lập dự phịng rủi ro (theo văn bản trích dự phịng rủi ro hiện tại thì chƣa trích dự phịng rủi ro đối với các khoản nợ đƣợc gia hạn nợ), để nợ quá hạn đƣợc phản ánh đầy đủ, chính xác và thể hiện rõ chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Ngồi ra, để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi dẫn đến sự suy giảm của vốn tự có, cần sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn khơng có khả năng thu hồi so với vốn tự có. Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện sự thâm hụt vốn tự có càng nhiều.

1.4. Các giải pháp khác

Ngân hàng nhà nƣớc cần tăng cƣờng quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các ngân hàng thƣơng mại trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,…

Khuyến khích các ngân hàng và đứng ra tổ chức các buổi họp giữa các ngân hàng để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng nhƣ mơ hình quản trị tài sản nợ - tài sản có để giúp các ngân hàng thƣơng mại có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài sản nợ - tài sản có nhằm giảm bớt những rủi ro mà các ngân hàng thƣơng mại có thể gặp.

Hồn thiện hệ thống cung cấp thông tin CIC (Trung tâm thơng tin tín dụng - Credit Information Center) giúp các tổ chức tín dụng có đầy đủ thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trƣớc khi quyết định cho vay.

Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho ngƣời dân đối với hệ thống ngân hàng trong nƣớc.

Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nƣớc cần xây dựng và kịp thời đƣa vào áp dụng qui trình giám sát và cảnh báo sớm rủi ro để từ đó các ngân hàng thƣơng mại có những chính sách phịng chống rủi ro hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị tài sản nợ tài sản có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 73)