Nguồn hình thành và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI

1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.2.1. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

1.2.1.1. Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật BHXH năm 2014: [22] “Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước”. Theo quy định tại Điều 82 Luật BHXH năm 2014 [22]

quy định các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm:

Thứ nhất, người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật BHXH năm 2014.[22]

Người sử dụng lao động là lực lượng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã

hội chiếm tỷ trọng lớn nhất, cơ bản nhất của quỹ BHXH và đƣợc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp đƣợc tính dựa trên tỉ lệ % quỹ tiền lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho người lao động.

Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ bớt đi gánh nặng khi không may người lao động của mình gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau đồng thời góp phần xây dựng hệ thống ASXH

Thứ hai, Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật BHXH năm 2014.[22]

Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ giúp giảm đi gánh nặng khi rủi ro xảy ra và đảm bảo khi về già có một nguồn thu nhập ổn định giúp trang trải cuộc sống.

Người lao động có đóng mới có hưởng, các chính sách lương hưu hoặc trợ cấp mai táng, thai sản… đƣợc hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH.

Thứ ba, tiền sinh lời của hoạt động đầu tƣ từ quỹ.

Tiền sinh lời của hoạt động đầu tƣ từ quỹ là một trong những mục quan trọng giúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội.

Đầu tƣ vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao.

+ Phải có lãi.

+ Đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.

Thứ tư, hỗ trợ của Nhà nước. Khi quỹ bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân, dẫn đến việc không đảm bảo cho việc thực hiện ASXH, khi này Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH để có thể tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh.

Thứ năm, các nguồn thu hợp pháp khác. Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội nhƣ:

+ Đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.

+ Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH.

+ Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH.

Theo Luật BHXH năm 2014[22], Quỹ BHXH gồm các Quỹ thành phần sau:

- Quỹ BHXH bắt buộc, gồm:

+ Quỹ ốm đau và thai sản

+ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp + Quỹ hưu trí và tử tuất

- Quỹ BHXH tự nguyện

Quỹ BHXH ở Việt Nam đƣợc hình thành nhƣ sau:

- Người tham gia BHXH bắt buộc: Đơn vị SDLĐ, NLĐ và đóng góp của Nhà nước. Trong đó:

+ NLĐ đóng mức 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất + Đơn vị SDLĐ đóng mức 18% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động hằng tháng. (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1%

vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

Theo Điều 3, Nghị định 44/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ BHTNLĐ,BNN từ ngày 01/06/2017 giảm từ 1% xuống còn 0,5%. Nhƣ vậy mức đóng hằng tháng của Đơn vị SDLĐ từ ngày 01/06/2017 đến nay là 17,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.

+ NSNN đóng và hỗ trợ đóng để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động hưởng lương từ NSNN.

- Người tham gia BHXH tự nguyện: là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi trở lên và không thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

- Tiền sinh lời từ việc thực hiện các hoạt động đầu tƣ bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.

- Hỗ trợ của Nhà nước.

- Các khoản thu hợp pháp khác.

1.2.1.2. Sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung an toàn về tài chính, là một quỹ tích lũy và tiêu dùng, là tập hợp những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát sinh về BHXH đồng thời là một quỹ dự phòng, là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Xác định mục đích sử dụng của quỹ BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo quỹ đƣợc sử dụng đúng với mục đích thành lập quỹ. Đồng thời tránh việc thất thoát gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cũng như quyền lợi của người tham gia BHXH.

Theo Điều 84 Luật BHXH năm 2014 [22] quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội nhƣ sau:

Thứ nhất, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật BHXH năm 2014.[22]

Đây là khoản chi chính và chiếm tỉ trọng cao nhất trong quỹ BHXH, quỹ được chi cho các khoản gồm: chi trả lương hưu, tử tuất, chi trả chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản…

Chi trả các chế độ cho người lao động cũng là mục đích chính để hình thành quỹ BHXH, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống tốt hơn, có thể an tâm làm việc và đỡ đi một phần gánh nặng khi về già hoặc không may gặp rủi ro.

Thứ hai, đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Thứ ba, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật BHXH năm 2014.[22]

Ngoài việc dùng vào việc chi trả chế độ bảo hiểm cho các đối tƣợng

được hưởng theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn được sử dụng để chi trả chi phí quản lý BHXH.

Các chi phí quản lý bao gồm chi phí nhƣ:

+ Chi phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.

+ Chi phí cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội.

+ Chi phí tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

Thứ tƣ, trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ năm, đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật BHXH năm 2014.[22]

+ Nguyên tắc đầu tƣ: Hoạt động đầu tƣ vào quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ.

+ Các hình thức đầu tƣ gồm có: Mua trái phiếu chính phủ; Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Cho ngân sách nhà nước vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)