CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI
1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.2. Tổ chức và quản lý hoạt động thu Bảo hiểm xã hội
1.2.2.3. Quản lý thu bảo hiểm xã hội
Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ. Vì vậy việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia BHXH là tất yếu vì nguyên tắc của BHXH là có đóng có hưởng. Cho nên nguồn thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH và đơn vị sử dụng lao động là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia.
Từ nhiệm vụ của hoạt động thu là phải thu đúng kỳ, thu đủ số lƣợng, thu đỳng đối tƣợng và rừ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tớnh cụng bằng và
quyền lợi giữa những người tham gia BHXH và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Từ thực tế đó cho nên để quản lý thu BHXH hiệu quả thì cần thực hiện các bước sau
Thứ nhất là xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu BHXH
Thu BHXH là nguồn thu cơ bản hình thành quỹ BHXH. Để thực hiện tốt hoạt động thu cần xây dựng kế hoạch thu cụ thể, sát thực tế lao động và quỹ lương tham gia BHXH sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lập kế hoạch thu BHXH là quá trình xác định mục tiêu về thu BHXH và các phương thức thực hiện mục tiêu đó. Mục tiêu thu là tổng số phải thu, cơ sở xác định tổng số phải thu chủ yếu là tổng số lao động, tổng quỹ lương tham gia đóng BHXH và dự báo tình hình dân số và phát triển kinh tế xã hội.
- Quy trình lập kế hoạch thu BHXH: Sau khi xây dựng đƣợc kế hoạch thu, cơ quan BHXH trình dự toán thu BHXH với cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở dự toán đƣợc phê duyệt, cơ quan BHXH cấp trên phân bổ cho các đơn vị cấp dưới triển khai thực hiện theo kế hoạch năm.
Thứ hai là quản lý đối tượng tham gia BHXH
- Xác định đối tƣợng tham gia BHXH: gồm có 02 loại là tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
+ Đối tƣợng tham gia bắt buộc theo Luật BHXH thì các đối tƣợng phải tham gia BHXH bắt buộc và phải đóng BHXH bao gồm cả NSDLĐ và bản thân NLĐ (kể cả NLĐ được cử đi học, đi thực tập, công tác ở trong nước và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan, đơn vị, là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Vệt Nam cấp,…) có giao kết hợp đồng lao động và có hưởng tiền lương tiền công làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Đối tượng BHXH tự nguyện là người tự nguyện tham gia BHXH bao gồm tất cả người là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.
BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện) có trách nhiệm: hướng dẫn, tổ chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lƣợng, theo đúng quy định; cấp, đối chiếu và xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH; quản lý chặt chẽ thời gian đóng, tình hình biến động tăng giảm số lao động, quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động, mức đóng của người lao động tham gia BHXH. Để quản lý tốt đối tƣợng tham gia BHXH, cơ quan BHXH thực hiện việc cấp sổ BHXH và cập nhật các thông tin về đối tƣợng tham gia BHXH vào cơ sở dữ liệu theo chương trình phần mềm. Hiện nay cơ quan BHXH đã ứng dụng công nghệ tin học hiện đại để quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH.
Tất cả các trường hợp thoái thu, truy thu BHXH liên quan đến việc điều chỉnh tăng, giảm thời gian công tác cho người lao động, BHXH tỉnh, huyện phải làm văn bản xin ý kiến của BHXH Việt Nam và chỉ đƣợc thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Thứ ba là quản lý tiền thu BHXH
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nộp đủ số tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi cơ quan, đơn vị đăng ký tham gia BHXH. Nếu chậm nộp 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì đơn vị SDLĐ phải nộp một khoản tiền lãi chậm nộp theo lãi suất của hoạt động đầu tƣ từ quỹ BHXH trong năm do BHXH Việt Nam công bố. Khoản tiền lãi này đƣợc ƣu tiên khấu trừ ngay khi đơn vị nộp tiền BHXH cho cơ quan BHXH.
Thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, các quận, huyện, thị xã mở tài khoản chuyên thu BHXH tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT và các ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam. Định kỳ vào cuối ngày Kho bạc và các Ngân hàng sẽ tự động chuyển toàn bộ số tiền BHXH đã thu đƣợc về BHXH cấp trên, không đƣợc sử dụng tiền thu BHXH vào bất kỳ nội dung chi tiêu nào khác, không đƣợc áp dụng phương thức gán thu bù chi BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động.
Thứ tư là kiểm tra thu BHXH
Theo quy định của luật BHXH cơ quan BHXH phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện trích nộp tiền BHXH tại các đơn vị thuộc địa bàn mình quản lý.
Trên cơ sở đó đƣa ra những kiến nghị để các đơn vị sử dụng lao động và BHXH các cấp thực hiện đúng quy định về công tác thu BHXH nhằm đảm bảo việc thực hiện BHXH đƣợc diễn ra đúng theo Luật BHXH quy định, bên cạnh đó phát hiện các trường hợp sai phạm để có các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Đối với các trường hợp có sai phạm lớn, kiến nghị với BHXH Việt Nam và các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa hoạt động thu BHXH còn có những đặc điểm sau:
+ Số đối tƣợng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tác quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp.
+ Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lƣợng công việc là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thu cũng phải tương xứng.
+ Đối tƣợng thu là tiền nên dễ xảy ra sai pham, vi phạm đạo đức và lạm dụng tiền thu BHXH.
Do vậy, hoạt động quản lý thu BHXH cũng là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH phải đƣợc tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH,…
Trong quá trình tiến hành công tác thu với phương châm là thu đúng đối tƣợng và quan trọng hơn nữa là thu đƣợc đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH thì việc tăng cường công tác quản lý thu BHXH là vấn đề được các cơ quan quản lý và mọi người rất quan tâm.