CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI
1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.3. Tổ chức và quản lý hoạt động chi Bảo hiểm xã hội
1.2.3.2. Quy trình chi bảo hiểm xã hội
Quy trình chi BHXH đƣợc thực hiện theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản lý quỹ BHXH, và là công việc mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội to lớn. Quy trình chi trả BHXH bao gồm bảy bước như sau:
Bước một là quản lý đối tượng chi trả BHXH
Để đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ và kịp thời của quản lý chi BHXH thì hoạt động quản lý đối tƣợng chi trả BHXH là điều cần thiết đầu tiên. Vì vậy, việc phân loại đối tƣợng, kiểm tra đối chiếu giữa danh sách chi trả và hồ sơ hưởng BHXH về các chỉ tiêu: họ tên, địa chỉ, mức trợ cấp của đối tượng là công việc thường xuyên trong công tác quản lý đối tượng.
Đối tượng hưởng BHXH có thể được chia thành:
- Đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn và đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn.
- Đối tượng hưởng trợ cấp một lần và đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên.
BHXH tỉnh thực hiện ký hợp đồng quản lý người hưởng với Bưu điện tỉnh bao gồm các nội dung:
- Quản lý người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
Thực hiện chế độ báo giảm người hưởng theo quy định.
- Quản lý, lưu trữ Danh sách chi trả qua tài khoản cá nhân, Danh sách chi trả bằng tiền mặt, Giấy nhận tiền có chữ ký của người hưởng do cơ quan bưu điện chi trả theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc quản lý đối tƣợng bao gồm các nội dung: quản lý lý lịch đối tượng, loại chế độ được hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng và địa điểm thực hiện chi trả.
Bước hai là phân cấp thực hiện chi trả BHXH - Đối với BHXH tỉnh:
Tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK do BHXH tỉnh giải quyết; chi hỗ trợ học nghề, hỗ trợ Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc; hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ phục hồi chức năng, hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; hỗ trợ điều tra lại TNLĐ, BNN; phí giám định y khoa; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần kèm theo các khoản trợ cấp một lần (nếu có) theo danh sách do BHXH tỉnh chi trả; chi trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân cho người lao động.
- Đối với BHXH huyện:
Chi trả các chế độ ngắn hạn: BHXH cấp huyện thực hiện xét duyệt và tổ chức chi trả trực tiếp cho người lao động và thông qua đơn vị sử dụng lao động đối với các chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK do BHXH huyện giải
quyết bằng các hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với đơn vị và người lao động do BHXH huyện quản lý. Việc chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn đƣợc cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện theo đúng quy định.
Bước ba là lập dự toán và xét duyệt dự toán chi BHXH
Lập dự toán chi BHXH: BHXH tỉnh chịu trách nhiệm cấp nguồn kinh phí để BHXH cấp huyện thực hiện chi trả. Để có nguồn kinh phí, định kỳ hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, BHXH huyện lập báo cáo về số đối tượng tăng, giảm, số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trong kỳ và dự toán khoản phải chi để chuyển lên BHXH tỉnh, sau đó BHXH tỉnh lập dự toán chi BHXH theo hai nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và Quỹ BHXH để trình BHXH Việt Nam xem xét cấp phát nguồn kinh phí cho các đơn vị.
Xét duyệt dự toán chi BHXH: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh. Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh.
Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh vƣợt kế hoạch đƣợc duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng
Ở tại BHXH cấp huyện, trong nguồn dự toán BHXH tỉnh phân bổ, phải có trách nhiệm quản lý chi các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng an toàn, đầy đủ, kịp thời, chính xác và hoạt động chi quản lý bộ máy đảm bảo cho việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH.
Bước bốn là Quản lý, tổ chức chi BHXH
BHXH tỉnh thực hiện ký hợp đồng chi trả với Bưu điện tỉnh bao gồm các nội dung: Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; các khoản trợ cấp BHXH một lần kèm theo chế độ BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tại cơ quan
bưu điện; chi trợ cấp thất nghiệp bằng tiền mặt cho người lao động.
Theo đó hằng tháng, BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện cấp kinh phí trực tiếp cho Bưu điện tỉnh; Bưu điện tỉnh sau khi nhận được kinh phí sẽ cấp về cho Bưu điện huyện để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; các khoản trợ cấp BHXH một lần kèm theo chế độ BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tại cơ quan bưu điện;
chi trợ cấp thất nghiệp bằng tiền mặt cho người lao động. Ngoài ra đối với người hưởng qua tài khoản cá nhân thì Bưu điện tỉnh sẽ thực hiện chuyển trực tiếp vào tài khoản của người hưởng.
Bước năm là lập báo cáo và quyết toán chi BHXH - Đối với BHXH huyện:
+ Sau mỗi kỳ chi trả, Bưu điện thị xã, huyện có trách nhiệm lập báo cáo và quyết toán với cơ quan BHXH về số đã chi, số còn chƣa chi.
+ Hàng tháng căn cứ vào danh sách báo giảm do Bưu điện huyện lập danh sách lên, BHXH huyện sẽ lập danh sách báo giảm hưởng BHXH, đối tượng chưa nhận hưởng hưu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lương hưu, trợ cấp BHXH gửi BHXH tỉnh.
+ Hàng quý, lập báo cáo tổng hợp chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK, danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH, danh sách đối tƣợng chƣa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH một lần và báo cáo quyết toán tài chính gửi BHXH tỉnh.
- Đối với BHXH tỉnh:
+ Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp theo từng nguồn kinh phí của tháng sau.
+ Hàng quý, lập báo cáo tổng hợp chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK, danh sách thu hồi kinh phí chi BHXH, báo cáo quyết toán tài chính gửi lên BHXH Việt Nam.
Bước sáu là thẩm định quyết toán chi BHXH
Đây là nội dung cuối cùng của quản lý chi BHXH. Hàng quý BHXH tỉnh sẽ đánh giá, công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ chi trả của BHXH huyện, đồng thời phát hiện những sai sót, gian lận trong quá trình chi trả để kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh quy trình chi trả cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chi trả các chế độ BHXH và góp phần đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH.
Thứ bảy là kiểm tra chi BHXH
+ Kiểm tra việc giải quyết, thanh toán, chi các chế độ BHXH cho người thụ hưởng. Quá trình này liên quan trực tiếp đến người được thụ hưởng, đến cơ quan BHXH và các cơ quan có liên quan nhƣ chủ SDLĐ, đại lý chi trả các chế độ BHXH.
+ Kiểm tra việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên, tình hình biến động tăng giảm đối tượng.
+ Kiểm tra việc chấp hành công tác quyết toán, chấp hành công tác kế toán – thống kê.