Chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng thành trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 45)

1. Trường đào tạo, bồi dưỡng có thể được chuyển đổi thành trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học), trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề trong trường hợp cần thiết cụ thể, nếu: Có nhu cầu khách quan cần phải chuyển đổi;

Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định xã hội, quốc phòng an ninh; Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề do cơ quan có thẩm quyền ban hành; Đảm bảo các điều kiện thành lập trường quy định tại điều lệ trường định chuyển đổi sang. Sau khi chuyển đổi, các trường này được phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường.

2. Quy trình, thủ tục, điều kiện cụ thể chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng và cho phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định về thành lập trường, cho phép hoạt động giáo dục tại các điều lệ trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định về nội dung này.

3. Thẩm quyền cho phép chuyển đổi, cho phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục giáo quốc dân

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng thành trường đại học;

b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng thành trường cao đẳng; cho phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng;

1.7. NHỮNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

Phát triển đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các nhà trường nói chung và trường cán bộ nói riêng. Phát triển ĐNGV không những phải đảm bảo yêu cầu đủ và cân đối số lượng giáo viên theo các mã ngành đào tạo của trường, mà còn phải đảm bảo về chất lượng cũng như đảm bảo về cơ cấu để có đầy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ ngày càng cao của đất nước. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

ĐNGV phải có một cơ cấu hợp lý, đó là sự phù hợp về trình độ chuyên môn, về độ tuổi và về giới tính.

- Cơ cấu ĐNGV theo chuyên môn: là tổng thể về giáo viên của môn học theo ngành học ở cấp tổ bộ môn, cấp khoa. Nếu tỷ lệ này vừa đủ, phù hợp với định mức quy định thì ta có một cơ cấu chuyên môn hợp lý.

- Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi: đảm bảo sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý nhà trường để có sự kết hợp tốt, hỗ trợ, tương tác nhau về sức khỏe, kinh nghiệm công tác và phát huy thế mạnh của từng độ tuổi nhằm tạo nên năng lực chung của ĐNGV. Yêu cầu hợp lý của tỷ lệ này là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức.

- Cơ cấu ĐNGV theo giới tính: là tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ để có hài hòa về phát triển tâm lý, có sự hỗ trợ nhau trong các hoạt động đào tạo cho một cách phù hợp với tâm lý, giới của đối tượng giáo dục, tạo nên được sức mạnh tinh thần.

Nếu tỷ lệ này hợp lý, sẽ đảm bảo được các chính sách phát triển giới trong phát triển NNL của xã hội nói chung và ĐNGV trong các trường học nói riêng.

Một đội ngũ hợp lý về cơ cấu là một đội ngũ giáo viên phải có sự cân đối, hợp lý về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi và giới tính.

+ Về số lượng đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải có số lượng hợp lý. Tính hợp lý được biểu hiện ở sự cân đối, phù hợp với yêu cầu công việc cũng như sự hoạt động có hiệu quả của nhà trường.

Số lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào sự phát triển của nhà trường cũng như mục tiêu của nhà trường đề ra đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chất lượng đội ngũ giáo viên được tạo nên bởi nhiều nhân tố như: trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp…Chất lượng đội ngũ giáo viên không phải là phép cộng đơn thuần của từng giáo viên mà nó là sự tổng hợp chất lượng của cả một tập thể.

Số lượng thành viên của đội ngũ thể hiện độ rộng lớn về mặt tổ chức. Việc phát triển ĐNGV không những phải đảm bảo đủ về số lượng theo các chuyên ngành cũng như các phòng, ban mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ. Yếu tố này quan trọng nhất đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện ở phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn.

Bên cạnh đó, trước những thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ, người giáo viên không những phải hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng, tiếp cận và cập nhật những thông tin tri thức khoa học mà còn phải được phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, thích ứng với biến đổi nhanh của xã hội.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục – đào tạo, đưa ra một số lý luận và khái niệm liên quan đến quản lý, phát triển, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ, các quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên của Đảng và nhà nước và đặc trưng hệ thống giáo dục quốc dân;

Phát triển ĐNGV là con đường làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ để giáo viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp. Phát triển ĐNGV một cách hợp lý về số lượng, cơ cấu sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và đào tạo qua từng giai đoạn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)