CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG CÁN BỘ HTX & DNN
3.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Từ kết quả nghiên cứu lý luận đã trình bày ở chương 1, thực trạng phát
3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quản lý của nhà trường, là công cụ điều khiển quan trọng của nhà quản lý. Nó cung cấp thông tin phản hồi cần thiết, tạo nên sự liên thông và mối liên kết hiểu biết lẫn nhau giữa các cấp, các bộ phận, giữa người quản lý với đội ngũ những người lao động có tổ chức.
a) Mục tiêu
Người hiệu trưởng dùng kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ để nhận định thực trạng của nhà trường về chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên, làm cơ sở để đề ra chính sách phù hợp cho nhà trương trong công cuộc đổi mới giáo dục.
Việc kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các mục tiêu sau:
- Phát hiện những biểu hiện vi phạm hay chiều hướng vi phạm các quy định về chuyên mônđể kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm ra các
biện pháp khắc phục. Đặc biệt qua kiểm tra đánh giá sẽ phát hiện được những giảng viên giỏi để làm nòng cốt chuyên môn và đào tạo nâng cao trình độ
- Khơi dậy khả năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt còn hạn chế của GV đồng thời động viên, khuyến khích GV phát huy mặt tốt, mặt tích cực. Từ đó, có thể phát hiện những GV có chuyên cao làm hạt nhân cho các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giờ dạy, khuyến khích GV đổi mới PPDH.
- Giúp GV có ý thức tăng cường đầu tư cho viết giáo trình, bài giảng, từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy.
b) Nội dung
- Kiểm tra, đánh giá khả năng giảng dạy của giảng viên thông qua bài giảng với những yêu cầu: GV phải có phương pháp giảng bài phù hợp với nội dung, và đối tượng truyền thụ; xây dựng được ý thức thái độ và hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học viên.
- Kiểm tra, đánh giá giảng viên việc thực hiện quy chế chuyên môn, về chương trình, nội dung giảng dạy trong lớp, việc sử dụng thiết bị dạy học cũng như và việc xây dựng, sử dụng hồ sơ và quy chế chuyên môn.
- Kiểm tra kết quả giảng dạy và giáo dục của giảng viên thông qua kết quả học tập và rèn luyện của học viên để nắm được năng lực, trình độ của giảng viên.
c) Phương thức thực hiện
*) Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
- Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của trường, ngay từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi.
- Cần lượng hóa cụ thể trong kế hoạch về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; về đối tượng giảng viên được kiểm tra, đánh giá…
Xây dựng chuẩn đánh giá giảng viên được quy định bởi ba chức năng:
nhà giáo, nhà khoa học, nhà cung ứng xã hội. Đặc biệt lưu ý đến năng lực, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu kho học, xây dựng tài liệu, xây dựng hoặc khai thác các phần mềm dạy học…Một giảng viên toàn diện là người có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà mình giảng dạy, có kiến thức và kỹ năng về dạy và học, co hiểu biết về môi trường, mục tiêu, giá trị của giáo dục và không lãng quên giá trị gốc của một nền giáo dục.”[26; trích dẫn].
*) Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
- Cần xỏc định rừ lực lượng kiểm tra, đỏnh giỏ; phõn cụng nhiệm vụ cụ thể cho các thành phần tham gia kiểm tra, đánh giá, thể thức làm việc, thời gian và quy trình tiến hành.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với các khoa, bộ môn và phòng, ban với, nhiều hình thức: kiểm tra đánh giá định kỳ, kiểm tra, đánh giá đột xuất, kiểm tra chéo…
- Cần huy động được tổ chức, lực lượng nòng cốt của nhà trường tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá như Công đoàn, Đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân, giảng viên…
- Cần kết hợp thanh tra, kiểm tra với sự tự kiểm tra của cán bộ, giảng viên. Cần đảm bảo tính dân chủ, công khai, khách quan trong kiểm tra, đánh giá.
*) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV
- Lãnh đạo nhà trường luôn phải chỉ đạo cụ thể, kịp thời đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và đem lại hiệu quả.
- Qua kiểm tra, đánh giá cần nêu gương, khen thưởng kịp thời đối với những giảng viên thực hiện tốt, ngăn chặn những biểu hiện thiếu tiêu cực;
phát hiện và uốn nắn những yếu kém, tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.
Bên cạnh đó, nhà trường cần:
- Tổ chức cho GV học tập quy chế chuyờn mụn, quy định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và người được kiểm tra; tổ chức hội giảng, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên.
- Theo dừi việc thực hiện nội quy, nề nếp của giảng viờn.
- Thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học để kết luận chính xác, khách quan. Từ đó đưa ra những đánh giá, xếp loại GV để phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế.
3.3.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên