Phát triển đội ngũ giáo viên Điều 15 – Luật Giỏo dục 2005 chỉ rừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CÁN BỘ

1.4. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Nguồn nhân lực

1.4.3. Phát triển đội ngũ giáo viên Điều 15 – Luật Giỏo dục 2005 chỉ rừ

"Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.

Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp về chất lượng đào tạo của nhà trường, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nhà trường.

Phát triển đội ngũ giáo viên chính là quản lý quá trình phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường.

Phát triển đội ngũ giáo viên là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho đội ngũ đó nhằm đạt được mục đích đủ số lượng theo tỷ lệ quy định, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có đủ phẩm chất về năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm.

Phát triển đội ngũ giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu đào tạo của nhà trường và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong một giai đoạn nhất định, từ đó đề ra nhiệm vụ, chương trình xây dựng và phát triển cho đội ngũ phù hợp.

Phát triển đội ngũ giáo viên phải tạo ra một môi trương liên nhân cách để phát triển mọi nhân cách: nhân cách học viên, nhân cách giáo viên, nhân cách người quản lý. Đó là một môi trường giáo dục đem tới cho con người khả năng tự giáo dục.

Phát triển đội ngũ giáo viên phải xây dựng được tập thể “biết học hỏi”.

Chính tập thể này mới có khả năng phát triển từng cá nhân trong tổ chức, từ đó tổ chức phát triển.

Theo tài liệu “Một số vấn đề quản lý và quản trị nhân sự trong giáo dục và đào tạo”, tác giả Trần Khánh Đức đã tổng thuật, có ba quan điểm chính về phát triển đội ngũ giáo viên.

Quan điểm 1: coi cá nhân giáo viên là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

Đây là quan điểm đã được hai tác giả Gaf.J.G và Parckhurst đề cập đến

Quan điểm của Gaf.J.G coi “giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường”.

Parckhurst cho rằng: “Phát triển nghề nghiệp phải phục vụ nhu cầu của các cá nhân giáo viên, còn nhu cầu nhà trường là thứ cấp”.

Cả hai quan điểm nêu trên đều đề cao vai trò của giáo viên trong quá trình phát triển đội ngũ. Giáo viên là trung tâm, là đối tượng cần đặc biệt chú ý.

Đó là lực lượng duy nhất. Tất cả mọi hoạt động khác đều tập trung vào mục đích tăng cường năng lực của các cá nhân giáo viên trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu và khuyến khích sự phát triển của họ như những chuyên gia. Điều đó có nghĩa là trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra sự chuyển biến tích cực của các cá nhân giáo viên dựa trên những nhu cầu của họ.

Quan điểm 2: coi nhà trường là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

Đại diện cho quan điểm này có Piper. Theo đánh giá của Piper (1993) thì: “phát triển đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh nhất của phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với việc lập kế hoạch chiến lược”.

Hay như Grifin (1983) và Bradhy (1991) xem sự phát triển đội ngũ giáo viên là sự phát triển của tổ chức (nhà trường) hoặc ít ra nó cũng là bộ phận cấu thành lên kế hoạch, chiến lược để phát triển nhà trường. Nó chính là một hình thức tác động vào hoạt động của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm tạo ra tiềm lực cho việc phát triển nhà trường.

Quan điểm 3: phát triển đội ngũ trên cơ sở kết hợp giữa cá nhân giáo viên với mục tiêu của nhà trường.

Quan điểm này không nhữn có sự kết hợp hài hoà giữa nhu cầu cá nhân (giáo viên) và nhu cầu tổ chức (nhà trường) trong sự phát triển đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo cho nhà trường ổn định và phát triển bền vững mà còn đánh giá vai trò của giáo viên và Nhà trường ngang nhau. Đó là sự hợp tác, cộng đồng trách nhiệm vì thế công tác phát triển sẽ đạt hiệu quả.

Tác giả Piper và Glatter đã đúc kết: “phát triển đội ngũ giáo viên là một nỗ lực mang tính chất thường xuyên nhằm hoà hợp các lợi ích, mong muốn và các đòi hỏi mà đội ngũ giáo viên đã cân nhắc kỹ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở có tính đến các yêu cầu của nhà trường nơi họ công tác”. Tuy nhiên không phải lúc nào nhu cầu của đôi bên cùng hoà hợp, vì thế trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, nhà quản lý cần phân tích kỹ nhu cầu cá nhân thông qua nhu cầu của tổ chức để xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự phát triển đội ngũ giáo viên.

Tóm lại, mỗi quan điểm đều có ưu và nhược điểm của nó. Chính vì vậy, nhà quản lý phải biết vận dụng các quan điểm trên một cách khéo léo để nhà trường phát triển bền vững và ổn định lâu dài.

Trong điều kiện hiện nay, xã hội có nhiều biến động và phát triển không ngừng, việc quản lý phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường là yêu cầu hết sức cấp bách và cần được ưu tiên. Bởi vì mục tiêu của việc quản lý nhân lực là huy động khả năng làm việc tốt nhất của mỗi giáo viên và làm cho họ hài lòng, yên tâm công tác. Mục tiêu của mọi nhà quản lý giáo dục nhằm hoàn thành một mục tiêu mà trong đó con người có thể phát huy được khả năng của mình để đạt được mục tiêu của đơn vị với chi phí ít nhất.

Để nâng cao hiệu quả việc quản lý nguồn nhân lực, người quản lý cần xây dựng mục tiêu phát triển toàn diện đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Cụ thể là phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, phải tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý về số lượng, cơ cấu, về tình hình chính trị, tư tưởng,

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... từ đó bố trí lại cơ cấu đội ngũ nhằm phát huy tốt nhất năng lực công tác của mỗi cán bộ, giáo viên, có tác dụng động viên, khuyến khích những giáo viên thực sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục; Đồng thời có cơ sở để thay thế những giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực công tác. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng đội ngũ giáo viên với các chỉ số cao về trình độ đào tạo chuẩn hoá, trên chuẩn và các yêu cầu cụ thể về phẩm chất nhà giáo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)