NHỮNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.7. NHỮNG YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO

NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ

Phát triển đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các nhà trường nói chung và trường cán bộ nói riêng. Phát triển ĐNGV không những phải đảm bảo yêu cầu đủ và cân đối số lượng giáo viên theo các mã ngành đào tạo của trường, mà còn phải đảm bảo về chất lượng cũng như đảm bảo về cơ cấu để có đầy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ ngày càng cao của đất nước. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

ĐNGV phải có một cơ cấu hợp lý, đó là sự phù hợp về trình độ chun mơn, về độ tuổi và về giới tính.

- Cơ cấu ĐNGV theo chuyên môn: là tổng thể về giáo viên của môn học theo ngành học ở cấp tổ bộ môn, cấp khoa. Nếu tỷ lệ này vừa đủ, phù hợp với định mức quy định thì ta có một cơ cấu chun mơn hợp lý.

- Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi: đảm bảo sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý nhà trường để có sự kết hợp tốt, hỗ trợ, tương tác nhau về sức khỏe, kinh nghiệm công tác và phát huy thế mạnh của từng độ tuổi nhằm tạo nên năng lực chung của ĐNGV. Yêu cầu hợp lý của tỷ lệ này là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức.

- Cơ cấu ĐNGV theo giới tính: là tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ để có hài hịa về phát triển tâm lý, có sự hỗ trợ nhau trong các hoạt động đào tạo cho một cách phù hợp với tâm lý, giới của đối tượng giáo dục, tạo nên được sức mạnh tinh thần. Nếu tỷ lệ này hợp lý, sẽ đảm bảo được các chính sách phát triển giới trong phát triển NNL của xã hội nói chung và ĐNGV trong các trường học nói riêng.

Một đội ngũ hợp lý về cơ cấu là một đội ngũ giáo viên phải có sự cân đối, hợp lý về cơ cấu chun mơn, độ tuổi và giới tính.

+ Về số lượng đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên địi hỏi phải có số lượng hợp lý. Tính hợp lý được biểu hiện ở sự cân đối, phù hợp với u cầu cơng việc cũng như sự hoạt động có hiệu quả của nhà trường.

Số lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào sự phát triển của nhà trường cũng như mục tiêu của nhà trường đề ra đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chất lượng đội ngũ giáo viên được tạo nên bởi nhiều nhân tố như: trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp…Chất lượng đội ngũ giáo viên không phải là phép cộng đơn thuần của từng giáo viên mà nó là sự tổng hợp chất lượng của cả một tập thể.

Số lượng thành viên của đội ngũ thể hiện độ rộng lớn về mặt tổ chức. Việc phát triển ĐNGV không những phải đảm bảo đủ về số lượng theo các chuyên ngành cũng như các phòng, ban mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ. Yếu tố này quan trọng nhất đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện ở phẩm chất, năng lực và trình độ chun mơn.

Bên cạnh đó, trước những thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ, người giáo viên khơng những phải hồn thiện chức năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng, tiếp cận và cập nhật những thông tin tri thức khoa học mà cịn phải được phát triển tồn diện cả về phẩm chất và năng lực, thích ứng với biến đổi nhanh của xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục – đào tạo, đưa ra một số lý luận và khái niệm liên quan đến quản lý, phát triển, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ, các quan niệm về phát triển đội ngũ giáo viên của Đảng và nhà nước và đặc trưng hệ thống giáo dục quốc dân;

Phát triển ĐNGV là con đường làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ để giáo viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp. Phát triển ĐNGV một cách hợp lý về số lượng, cơ cấu sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục và đào tạo qua từng giai đoạn.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƢỜNG CÁN BỘ HTX & DNN

2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƢỜNG CÁN BỘ HTX &DNN

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 05/11/1992 Chủ tịch Hội đồng Trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ban hành quyết định số 16/QĐ-HĐTW quyết định thành lập Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đến ngày 02/02/2001, theo Quyết định số 39/QĐ-LMTW của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý DN ngoài quốc doanh được đổi tên thành Trường cán bộ HTX và DNN. Trường có tên tiếng anh là Vietnam Institute For Small Enterprises and Cooperative và được viết tắt là VISEC.

Theo xu hướng phát triển các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, Ngày 19 tháng 03 năm 2009, Trường Cán bộ HTX và DNN được nâng cấp thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trung ương theo Quyết định số 2414/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (Trường có tên tiếng Anh là National Economics – Technical College và được viết tắt là NETC-VCA).

2.1.2. Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Cán bộ HTX & DNN (giai đoạn trƣớc 19/3/2009) đoạn trƣớc 19/3/2009)

Qua mỗi giai đoạn, nhà trường đã đề ra những mục tiêu riêng cho mình, các mục tiêu này ln được nhà trường gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của nhà trường cũng như định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn sắp tới, cụ thể, nhà trường đã đưa ra những mục tiêu cơ bản như sau:

2.1.2.1. Mục tiêu

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục để đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ, HTX, tổ hợp tác luôn được cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với những đòi hỏi khách quan của tình hình phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân khu vực kinh tế HTX và DNN; chuyển dần một số cán bộ trẻ có năng lực và tâm huyết sang lĩnh vực công tác đào tạo theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm từng bước hình thành đội ngũ cán bộ khu vực HTX và DNN có trình độ đại học và trên đại học.

Mục tiêu trước mắt: Cập nhật cho họ những kiến thức cơ bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khu vực kinh tế này; đồng thời giúp họ nắm vững và biết vận dụng các kiến thức cơ bản và kỹ năng về quản trị, tài chính, kế tốn, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động kiểm tra, kiểm soát….

Cụ thể: giai đoạn 2006-2007 đến giai đoạn 2009-2010

- Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh cho chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX và cán bộ kế cận trong cả nước. Bảo đảm từ 10-15% số cán bộ này được đào tạo hàng năm.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cơ bản cho 20-25% đội ngũ kế toán hàng năm.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cơ bản về kiểm tra kiểm soát cho khoảng từ 20-25% đối tượng này hàng năm.

- Trang bị kiến thức kinh doanh và nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ chuyên môn cho tổ hợp tác với tỷ lệ khoảng 2-3% hàng năm.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm cho các xã viên.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Theo Điều 4, chương II, Quyết định số 216/QĐ-LMTW ngày 26/02/2001 của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về việc “Ban hành quy chế Tổ chức và hoạt động Trường cán bộ HTX và DNN” chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường như sau:

- Bồi dưỡng các kiến thức về quản lý; chuyên môn; nghiệp vụ cho các đối tượng:

+ Cán bộ quản lý thuộc khu vực kinh tế HTX và DNN.

+ Giáo viên, cán bộ thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam

- Bồi dưỡng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ cho các đối tượng trên và các đối tượng khác theo nhu cầu.

- Hướng dẫn về mặt nghiệp vụ chuyên môn đối với hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thuộc LM HTX Việt nam.

- Xây dựng chương trình khung, biên soạn giáo trình và các tài liệu giảng dạy…

- Nghiên cứu khoa học và tiến hành các thực nghiệm khoa học về kinh tế, về quản trị kinh doanh, tổ chức sản xuất… nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo.

- Hợp tác, liên kết, phối hợp với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động đào tạo theo tiêu chuẩn quy định.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng, tiếp nhận, triển khai và tổng kết các chương trình, các dự án hợp tác trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy của Trường Cán bộ HTX & DNN và chức năng, nhiệm vụ chính của các phịng, khoa, trung tâm theo Quyết định số 39/QĐ- LMTW của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam như sau:

1. Ban Giám đốc

Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của Trường theo quy định của Pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Liên minh HTX Việt nam, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về kế hoạch, chương trình, nội dung, chất lượng đào tạo, các quy định, quy chế trong đào tạo và những hoạt động khác theo thẩm quyền được giao.

2. Phòng đào tạo và quản lý khoa học

- Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch bao gồm:

+ Mục tiêu đào tạo của các hệ đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thế hóa mục tiêu đào tạo trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chương trình mơn học, giáo trình, bài giảng, kế hoạch phát triển vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo và hoạt động khoa học.

+ Kế hoạch giảng dạy và học tập, kế hoạch kiểm tra, thi; kế hoạch tốt nghiệp của các khóa, tổ chức cấp bằng và chứng chỉ cho học viên.

+ Kế hoạch, chương trình nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. + Kế hoạch tuyển sinh

- Tổ chức thực hiện những quyết định của Giám đốc trong công tác đào tạo theo đúng kế hoạch với các hình thức và phương pháp đào tạo thích hợp nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo.

- Tổ chức thực hiện các cơng tác về hành chính giáo vụ và đăng ký, quản lý khoa học. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Đề xuất việc mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo và hoạt động khoa học. Tổng hợp đánh giá kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo, kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Làm báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan cấp trên và của Trường.

- Tổ chức công tác tuyển sinh. Thực hiện quản lý học viên, cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong học viên. Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ trong học viên. Thực hiện các chế độ, chính sách và công tác khen thưởng, kỷ luật đối với học viên.

- Quản lý, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học. 3. Phịng Tổ chức – Hành chính:

- Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn thư lưu trữ, giao dịch và lễ tân- khánh tiết, thường trực bảo vệ, an ninh và trật tự xã hội trong nhà Trường.

- Sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ theo đúng chức danh và nhiệm vụ, quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Trường, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.

- Tổ chức công tác thi đua và khen thưởng. Thực hiện các chính sách và chế độ đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên, công tác bảo vệ cán bộ của Trường.

- Thực hiện các quyết định của Giám đốc về phân phối, sử dụng, tu sửa hoặc cải tạo cơng trình xây dựng trong Trường. Lập kế hoạch tổ chức việc mua sắm và quản lý việc sử dụng, bảo trì các loại trang thiết bị kỹ thuật, tài sản khác của Trường.

- Thực hiện cơng tác vệ sinh phịng bệnh và khám chữa bệnh cho cán bộ và học viên, công tác truyền thông, các dịch vụ đời sống vật chất trong Trường.

4. Phịng Tài chính – Kế tốn:

- Quản lý thống nhất các hoạt động về kinh tế - tài chính của Trường.

- Lập và tổ chức các kế hoạch thu chi của Trường

- Lập quyết tốn thu chi tài chính đúng theo quy định và chế độ kế tốn tài chính của Nhà nước.

5. Trung tâm Hợp tác, phát triển

- Tư vấn cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm phát triển Trường.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ giảng dạy và nghiên cứu khoa học mới.

- Dịch và chuyển giao những tài liệu khoa học mới do các tổ chức nước ngoài cung cấp.

- Tổ chức các lớp học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ của Trường cũng như đội ngũ cán bộ trong khu vực kinh tế HTX và DNN.

- Phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có trình độ và năng lực.

- Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cho Trường và cho khu vực kinh tế HTX và DNN.

- Đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ - Tin học cho đối tượng là cán bộ, xã viên và người lao động thuộc khu vực kinh tế hợp tác - HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước, đồng thời cho những đối tượng khác có nhu cầu.

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại hình đào tạo về Ngoại ngữ - Tin học theo tiêu chuẩn quy định.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các đề tài và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến Tin học - Ngoại ngữ nhằm phục vụ công tác đào tạo, quản lý sản xuất - kinh doanh trong khu vực kinh tế HTX và DNN.

7. Hội đồng tư vấn

- Tư vấn cho Ban Giám đốc trong việc ra quyết định về phương hướng, chủ trương và chiến lược phát triển Trường cũng như trong từng lĩnh vực công tác và theo từng giai đoạn:

- Thực hiện các công việc chuyên môn

- Lập và triển khai thực hiện các kế hoạch, chiến lược của Trường. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của trường trước 19/3/2009 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường trước 19/3/2009

Đơn vị: người Các đơn vị Tổng số Cán bộ quản Đội ngũ giáo viên Nhân viên, chuyên viên Ghi chú Cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)