KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 106)

CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG CÁN BỘ HTX & DNN

3.4. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Để xem xét mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp xin ý kiến

Biện pháp 2

Phát triển ĐNGV

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5 Biện

pháp 1

của 25 người bao gồm 04 chuyên gia có kinh nghiệm quản lý, 03 cán bộ quản lý giáo dục và 18 giảng viên của trường (Phụ lục 04) và thu được kết quả dưới đây:

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường cán bộ HTX & DNN

TT Các giải pháp

Tính cần thiết Rất cần

thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;

12 (48%)

13 (52%)

0 (0%) 2 Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ

giảng viên;

20 (80%)

5 (20%)

0 (0%)

3

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên;

10 (40%)

13 (52%)

2 ( 8%)

4

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ giảng viên

19 (76%)

6 (24%)

0 (0%)

5 Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên

22 (88%)

3 (12%)

0 (0%)

Qua bảng trên ta có nhận xét sau:

Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất trong phát triển ĐNGV là rất cao, có 04 biện pháp đề xuất được hưởng ứng 100%, có 01 biện pháp đề xuất (biện pháp 3) được hưởng ứng ở mức 92%. Qua đó ta thấy các

biện pháp đưa ra có mức độ cần thiết là rất cao, như vậy các biện pháp đề xuất này là rất phù hợp với tình hình thực tế của trường

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường cán bộ HTX & DNN

TT Các giải pháp

Tính khả thi Khả thi

cao Khả thi Không khả thi

1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;

18 (72%)

7 (28%)

0 (0%) 2 Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ

giảng viên

20 (80%)

10 (20%)

0 (0%)

3

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên

17 (68%)

7 (28%)

1 (4%)

4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ

10 (40%)

15 (60%)

0 (0%)

5 Thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên

12 (48%)

12 (44%)

2 (8%) Nhận xét: Đánh giá mức độ khả thi của 05 biện pháp là rất cao, có 03 biện pháp đạt mức độ khả thi 100%, 03 biện pháp đạt mức độ khả thi trên 90%, trong đó biện pháp 5 có mức độ khả thi là thấp nhất trong các biện pháp trên nhưng cũng đạt được 92%. Như vậy, cả 05 biện pháp này có thể nói là khả thi trong việc phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV Trường Cán bộ HTX & DNN, chương này đa đề ra các nguyên tắc cơ bản để phát triển đội ngũ cũng như đã đề xuất 6 biện pháp chủ yếu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cán bộ nói chung và trong trường Cán bộ HTX & DNN nói riêng để đáp ứng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm là một trong những hoạt động quản lý chủ yếu và mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Nhận thức được điều đó công tác phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường rất được chú trọng. Sau khi kết thúc một năm học nhà trường luôn có những tổng kết, đánh giá khách quan và chính xác ĐNGV trong trường. Từ đó nhà trường đã đưa ra những mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể từng năm để nâng cấp trường thành trường Cao đẳng của Ngành.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận phát triển ĐNGV, làm tựa đề phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cán bộ HTX & DNN trong giai đoạn hiện nay.

Những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên mà nhà trường đã thực hiệntrong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tuy nhiên các biện pháp nàycòn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch, chưa có hiệu quả cao.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề:

- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên;

- Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên;

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên;

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên;

Các biện pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhau, chúng vừa là nguyên nhân đồng thời vừa là kết quả của nhau. Nếu thực hiện triệt để, đồng bộ các biện pháp trên, chúng tôi tin rằng đội ngũ giảng viên nhà trường sẽ ngày càng phát triển đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo số lượng và có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)