8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.5.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên
Mỗi một nhà trường đều có quy định, chuẩn riêng để duy trì nề nếp, trật tự, kỷ cương của trường mình. Người làm tốt thì được khen thưởng, người vi phạm sẽ bị kỷ luật. Việc khen thưởng và kỷ luật chính xác sẽ tạo nên sự công bằng trong tập thể và sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao. Khen thưởng kịp thời sẽ có tác dụng động viên mọi thành viên trong tập thể phấn đấu. Kỷ luật nghiêm minh sẽ tạo nên nề nếp kỷ cương cho tập thể.
Việc thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy. Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họ tái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại. Vì vậy, trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên cần phải rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp, có chính sách và quy định cụ thể thu hút các trí thức, cán bộ khoa học có trình độ cao ...
1.6. TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Vị trí của Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ
Theo Điều 49 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ:
“Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chun nghiệp và cơng nhân quốc phịng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh”.
Như vậy, Trường bồi dưỡng cán bộ là một loại trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu góp phần hồn thiện nhân cách cho mọi công dân.
Dự thảo 2 Nghị định Chính phủ năm 2010 Quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân đã xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường cán bộ như sau:
Điều 21. Vị trí
1. Trường của tổ chức chính trị - xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
2. Trường của tổ chức chính trị - xã hội, gồm: học viện, trường, trung tâm đào tạo và bồi dưỡng (sau đây gọi chung là trường đào tạo, bồi dưỡng đoàn thể).
Điều 22. Chức năng
Trường đào tạo, bồi dưỡng đồn thể ở Trung ương có chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơng tác đồn thể;
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận về cơng tác đồn thể làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền giao;
2. Biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng quy định.
3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; về nghiệp vụ cơng tác đồn thể, quản lý chun ngành, quản lý kinh tế;
4. Bồi dưỡng cập nhật nội dung kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đoàn thể;
5. Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.
Ngồi ra, nghị định dự thảo cũng đã xác định những vấn đề cụ thể về tổ chức hoạt động và định hướng phát triển của nhà trường như sau:
Điều 24. Tổ chức và hoạt động
1. Điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể; cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng đoàn thể do cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan quy định.
2. Quy định cụ thể về quản lý đào tạo bồi dưỡng; nhà giáo, người học đối với Trường đào tạo, bồi dưỡng đoàn thể ở Trung ương do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan quy định.
Điều 4. Nội dung, chƣơng trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, gồm: lý luận chính trị - hành chính, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiến thức pháp luật, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước theo ngành chuyên môn; kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; kiến thức quốc phòng, an ninh và những nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan chủ quản.
2. Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phải thể hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và do cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng quy định.
Điều 5. Văn bằng, chứng chỉ
Văn bằng, chứng chỉ của các trường quy định tại Nghị định này được cấp cho người học sau khi hoàn thành một khố học, một chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Điều kiện, thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ; mẫu văn bằng, chứng chỉ; in và quản lý cấp phát; thu hồi, huỷ bỏ văn bằng, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng quy định.
Điều 6. Nhà giáo
1. Nhà giáo trong các trường đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Nghị định này là những giáo viên, giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng đảm bảo tiêu chuẩn; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.
2. Chế độ, chính sách
a) Nhà giáo công tác tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cấp bộ, đồn thể trung ương, trường chính trị cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 21 của Nghị định này; nhà giáo công tác tại các học
tâm quản lý đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 25 của Nghị định này; nhà giáo công tác tại học viện, trường chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an; trường, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc tổng cục; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc tổng cục quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 25 của Nghị định này được hưởng các chế độ, chính sách như giáo viên các trường đại học.
b) Nhà giáo công tác tại trung tâm chính trị cấp huyện quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này; nhà giáo công tác tại các trường, trung tâm của lực lượng vũ trang nhân dân ở cấp tỉnh quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 25 của Nghị định này được hưởng các chế độ, chính sách như giáo viên các trường cao đẳng.
c) Nhà giáo công tác tại các trường, trung tâm của lực lượng vũ trang nhân dân ở cấp cục quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 25 của Nghị định này được hưởng các chế độ, chính sách như giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp.
d) Nhà giáo công tác tại các trường thiếu sinh quân, hệ thiếu sinh quân quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 của Nghị định này được hưởng các chế độ, chính sách như giáo viên các trường trung học phổ thông.
Điều 7. Ngƣời học
1. Người học là người được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc cá nhân có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng đang học tập tại các trường quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này. Người học phải có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, phẩm chất chính trị, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và các yêu cầu khác của trường đào tạo, bồi dưỡng.
2. Quyền và nghĩa vụ của người học do trường đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể trên sơ sở các quy định của Nhà nước.
Điều 8. Quản lý
Trường đào tạo, bồi dưỡng chịu sự quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 11, Điều 17, Điều 21, Điều 25 của Nghị định này; chịu sự quản lý hành chính theo địa bàn của chính quyền địa phương các cấp nơi trường đặt trụ sở.
Điều 9. Chuyển đổi trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng thành trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1. Trường đào tạo, bồi dưỡng có thể được chuyển đổi thành trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học), trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề trong trường hợp cần thiết cụ thể, nếu: Có nhu cầu khách quan cần phải chuyển đổi; Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định xã hội, quốc phòng an ninh; Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề do cơ quan có thẩm quyền ban hành; Đảm bảo các điều kiện thành lập trường quy định tại điều lệ trường định chuyển đổi sang. Sau khi chuyển đổi, các trường này được phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường.
2. Quy trình, thủ tục, điều kiện cụ thể chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng và cho phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định về thành lập trường, cho phép hoạt động giáo dục tại các điều lệ trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định về nội dung này.
3. Thẩm quyền cho phép chuyển đổi, cho phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục giáo quốc dân
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng thành trường đại học;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chuyển đổi trường đào tạo, bồi dưỡng thành trường cao đẳng; cho phép hoạt động giáo dục cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng;