ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG CÁN BỘ HTX & DNN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG

Giai đoạn hiện nay, Trường Cán bộ HTX & DNN đã được nâng cấp thành Trường cao đẳng Kinh tế - ký thuật trung ương. Trường có định hướng phát triển đến năm 2015 như sau:

3.1.1. Định hướng chung

Tập trung xây dựng nhà trường thành một cơ sở đào tạo cán bộ HTX và DNN theo hướng đa ngành, đa cấp, mở rộng nhiều loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chuyển dần một số cán bộ trẻ có năng lực và tâm huyết sang lĩnh vực công tác đào tạo theo chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng phù hợp với thực tiễn, tiếp cận với trình độ tiên tiến.

Phấn đấu sẽ trở thành trường Đại học trong giai đoạn 2015 -2020.

3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể

3.1.2.1. Về đào tạo, bồi dưỡng

Đây là giai đoạn phát triển, hoàn thiện nhiệm vụ đào tạo cao đẳng, chuẩn bị các điều kiện thành lập trường đại học. Vì vậy, nhà trường tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:

* Đối với đào tạo cao đẳng: Tiếp tục đào tạo cho 4 ngành chính đó là:

ngành Kế toán – Kiểm toán, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Tài chính ngân hàng và ngành Công nghệ thông tin.

* Đối với bồi dưỡng cán bộ: Tập trung bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chuyên đề cho đội ngũ cán bộ làm trong khu vực kinh tế hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ.

Theo kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, số lượng đối tượng có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đến giai đoạn 2010 - 2015 như sau:

Bảng 3.1: Định hướng đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: người TT Ngành đào tạo, bồi dưỡng

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO CÁC NĂM HỌC

2010- 2011

2011- 2012

2012- 2013

2013- 2014

2014- 2015

I CAO ĐẲNG 520 600 800 1000 1200

1 Kế toán - Kiểm toán 120 130 150 200 250 2 Quản trị Kinh doanh 100 120 200 200 250 3 Tài chính ngân hàng 180 200 250 300 350 4 Công nghệ thông tin 120 150 200 300 350 II BỒI DƢỠNG CÁN BỘ 550 550 900 1000 1000 1 Quản trị kinh doanh 250 250 300 400 400

2 Kế toán-kiểm toán 300 300 400 400 400

3 Kiểm tra-Kiểm soát 100 100 200 200 200

Tổng cộng 1070 1150 1700 2000 2200 (Nguồn: Đề án nâng cấp thành trường Cao đẳng, năm 2008)

* Đối với liên kết đào tạo: Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và kích cầu cho đầu vào hệ cao đẳng, nhà trường cần liên kết đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học cụ thể:

Liên kết với trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện tài chính và Học viện ngân hàng để đào tạo các ngành: Ngành Kế toán – Kiểm toán, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Tài chính ngân hàng .

Liên kết với Trường Đại học bách khoa Hà Nội đào tạo ngành Công nghệ thông tin.

3.1.2.2. Về công tác nghiên cứu khoa học

Cùng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nghiên cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nhằm khai thác tiềm năng tri thức của đội ngũ giảng viên. Trong thời gian tới, nhà trường tập trung vào những nội dung nghiên cứu như: Quản lý kinh tế; Mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.

3.1.2.3. Về công tác phát triển đội ngũ

- Về số lượng: Đội ngũ giảng viên đòi hỏi phải có số lượng hợp lý.

Tính hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giản tới mức tối ưu, bộ máy gọn nhẹ nhưng vẫn hoạt động có hiệu quả.

Giai đoạn 2010 – 2015, với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng rất lớn nhà trường cần có số lượng giảng viên các khoa như sau:

Bảng 3.2: Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên các khoa đến năm 2015 Đơn vị: người

TT Đơn vị

Số lƣợng giảng viên theo các năm học

2010- 2011

2011- 2012

2012- 2013

2013- 2014

2014- 2015

1 Khoa cơ bản 8 10 15 20 25

2 Khoa kế toán – kiểm toán 10 10 12 15 20 3 Khoa Quản trị kinh doanh 9 10 15 20 25 4 Khoa Tài chính-Ngân hàng 15 15 20 20 25 5 Khoa Công nghệ thông tin 13 15 18 25 25

Cộng 55 60 80 100 120

(Nguồn: Đề án nâng cấp thành trường Cao đẳng, năm 2008) - Về chất lượng: Chất lượng đội ngũ giảng viên được tạo nên bởi nhiều nhân tố như: trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn…Do vậy, cần xây dựng được đội ngũ giảng viên vừa hồng, vừa chuyên.

Trong giai đoạn 2010-2015, nhà trương cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng viên như sau: 60% giảng viên là thạc sỹ, 10% giảng viên là tiến sỹ, 5% giảng viên là giáo sư và phó giáo sư trong tổng số giảng viên của trường; 90% giảng viên của trường đạt chuẩn, 100% cán bộ, giảng viên biết ngoại ngữ và biết sử dụng vi tính văn phòng.

- Về cơ cấu: Đội ngũ giảng viên của trường phải có cơ cấu hợp lý. Đó là sự hợp lý về tỷ lệ sinh viên/giảng viên, hợp lý về giới tính, độ tuổi…

Giai đoạn 2010 – 2015 nhà trường cần bổ sung thêm giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ.

3.1.3. Phương châm hoạt động

- Kết hợp đào tạo với cập nhật và nâng cao kiến thức - Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với dài hạn - Kết hợp đào tạo tại Trường, tại địa phương và quốc tế - Gắn lý luận với thực tiễn sản xuất kinh doanh

- Tập trung vào chất lượng

- Xây dựng cơ sở vật chất theo từng bước nhưng cần hiện đại, đồng bộ, thiết thực phục vụ cho hoạt động đào tạo.

- Nâng dần mức thu từ các hoạt động của Trường.

- Tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế.

3.2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cán bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)