THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 21 - 25)

Chương 2 TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ

2.2.1 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô

Khi cuộc sống ngày càng phát triển cộng thêm quá trình công nghệ hóa, thì phần lớn các hoạt động trong cuộc sống hiện đại đều được ứng dụng công nghệ. Trong lĩnh vực tài chính cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó, từ đó các dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời, nhằm mục đích phát triển các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại hoạt động ở nước ta đều đã cung cấp đến khách hàng các dịch vụ của ngân hàng điện tử. Các dịch vụ trong dịch vụ ngân hàng điện tử rất đa dạng, bao gồm: Internet banking, Phone banking, MB, Home banking, Call center. Nhưng nhìn chung, hiện nay các dịch vụ phổ biến của ngân hàng điện tử chỉ là Internet banking và MB. Bảng 2.2 thể hiện số lượng khách hàng sử

8

dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô.

Bảng 2.2: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Khách hàng Dữ liệu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng số khách hàng 1.258 1.856 3.122 598 47,5 1.266 68,2 - Mobile banking 191 246 473 55 28,8 227 92,2 - Internet banking 1.085 1.592 2.795 507 46,7 1.203 75,6

Nguồn: NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã có mặt tại Việt Nam khá lâu, nhưng hoạt động ngân hàng điện tử của NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô còn khá khiêm tốn. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô chưa cao. Theo kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 2.2 cho thấy, năm 2016 số lượng khách hàng sử dụng dịch ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là 1.258 khách hàng; năm 2017 số lượng khách sử dụng dịch vụ là 1.856 khách hàng, tăng thêm 47,5% so với năm 2016; năm 2018 số lượng này tiếp tục tăng lên thêm 68,2% so với năm 2017. Với kết quả này cho thấy, NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô đang định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và mở rộng khách hàng, cho nên dù số lượng khách hàng sử dụng thấp nhưng lại tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Nguyên nhân số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử còn hạn chế tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là do, trên địa bàn thành phố Cần Thơ tồn tại khá nhiều ngân hàng hoạt động, trong đó có cả NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Cần Thơ, là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ngân hàng. Hơn thế, địa bàn hoạt động chủ yếu của NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô trước kia là Trà Nóc, Ngân hàng chỉ mới dời trụ sở về thành phố Cần Thơ từ năm 2014. Thời gian hoạt động kinh doanh trên địa bàn chưa đủ dài, do đó đối tượng khách hàng còn hạn chế.

Dịch vụ MB, khi khách hàng sử dụng dịch vụ MB thì có thể thực hiện các giao

9

hàng sử dụng dịch vụ MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô còn quá hạn chế. Cụ thể, năm 2016 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ MB tại Ngân hàng chỉ là 191 khách hàng; năm 2017 là 246 khách hàng, tăng 28,8% so với năm 2016; năm 2018 thì số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là 473 khách hàng, tăng lên thêm 92,2% so với năm 2017. Với kết quả thống kê về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô cho thấy, Ngân hàng còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc phát triển dịch vụ MB. Chưa có những chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ, để góp phần phát triển dịch vụ.

Dịch vụ Internet banking, cũng tương tự như dịch vụ MB, dịch vụ Internet banking cũng cung cấp đến khách hàng các dịch vụ như: truy vấn tài khoản, chuyển khoản,… Nhưng dịch vụ MB được thực hiện trên các thiết bị công nghệ có kết nối Internet hoặc mạng không dây. Do đó, khách hàng có thể sử dụng trên máy vi tính và cả smart phone, cho nên dịch vụ Internet banking có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá hơn dịch vụ MB. Cụ thể, năm 2016 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là 1.085 khách hàng; năm 2017 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng là 1.592 khách hàng, tăng 46,7%; năm 2018 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking tại Ngân hàng tăng lên 75,6% so với năm 2017, lên 2.795 khách hàng.

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những dịch vụ tại các ngân hàng thương mại, do đó việc đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử cũng sẽ phản ánh lên những đóng góp của dịch vụ cho kết quả chung của ngân hàng. Bảng 2.3 thể hiện kết quả hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô giai đoạn 2016 – 2018.

Về doanh thu, theo kết quả thể hiện ở Bảng 2.3 thì doanh thu hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018. Cụ thể, năm 2016 doanh thu của dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là 1.256

10

triệu đồng; năm 2017 doanh thu là 1.948 triệu đồng, tăng 55,1% so với năm 2016;

năm 2018 con số này tiếp tục tăng thêm 119,0% so với năm 2017, đưa doanh thu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng lên 4.266 triệu đồng. Thật vậy, khi cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, bên cạnh việc thu phí duy trì dịch vụ định kỳ, thì Ngân hàng thu thêm phí mỗi lần sử dụng dịch vụ. Do đó, khi số lượng khách sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên, thì nhu cầu sử dụng dịch vụ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô tăng lên. Cho nên, doanh thu dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên cùng với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ trong giai đoạn 2016 – 2018.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng Dữ liệu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

2017/2016 2018/2017

+/- % +/- %

Doanh thu 1.256 1.948 4.266 692 55,1 2.318 119,0 Chi phí 846 1.359 2.897 513 60,6 1.538 113,2

Lợi nhuận 410 589 1.369 179 43,7 780 132,4

Nguồn: NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô

Về chi phí, để duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử, thì ngân hàng buộc lòng phải bỏ ra một khoản chi phí, vì tất cả mọi giao dịch thực hiện trên ngân hàng điện tử đều thông qua công nghệ, ngân hàng phải bảo đảm độ an toàn và bí mật, điều cần một công nghệ hiện đại phải được đầu tư. Bên cạnh đó, khi số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng lên, ngân hàng phải không ngừng cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính vì thế, chi phí hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018. Cụ thể, năm 2016 chi phí hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là 846 triệu đồng; năm 2017 chi phí hoạt động là 1.359 triệu đồng, tăng 60,6% so với năm 2016; năm 2018 chi phí tiếp tục tăng lên con số 2.897 triệu đồng, tăng 113,2% so với năm 2017.

Về lợi nhuận, theo kết quả thể hiện ở Bảng 2.3, lợi nhuận của dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận của dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là

11

với năm 2016; năm 2018 lợi nhuận của dịch vụ tiếp tục tăng lên thêm 132,4% so với năm 2017, đưa lợi nhuận của dịch vụ lên con số 1.369 triệu đồng. Qua đây cho thấy, nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng cho Ngân hàng là rất lớn, dù số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử còn hạn chế. Do đó, nếu Ngân hàng khai thác thì đây là nguồn thu không hề nhỏ cho Ngân hàng.

2.3 DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)