Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE BANKING
3.2 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ
3.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Cao Thanh và Cao Hà Thi (2011) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 369 người dân. Phương pháp sử dụng phân tích trong nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 08 nhân tố tác động trực tiếp đến chấp nhận ngân hàng điện tử bao gồm: hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, dễ dàng sử
Lợi ích cảm nhận
Dễ dàng sử dụng cảm nhận
Thái độ Ý định sử dụng Sử dụng
24
dụng, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật; và tác động gián tiếp đến sử dụng dịch vụ.
Nghiên cứu của Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng (2012) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp như: kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính và dữ liệu sử dụng phân tích được thu thập từ 198 khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ, bao gồm: nhận thức về sự hữu ích, nhận thức về dễ sử dụng, nhận thức về chi phí, nhận thức về rủi ro.
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Yến và Lữ Phi Nga (2016) được thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ MB tại Ngân hàng Agribank huyện Vĩnh Cửu. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 262 khách hàng với phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 05 yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận dịch vụ, bao gồm: cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về chi phí, cảm nhận về tín nhiệm, cảm nhận rủi ro.
Nghiên cứu của Lê Hoàng Ba Huyền và Lê Thị Hương Quỳnh (2018) được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng tại Agribank Thanh Hóa. Phương pháp phân tích sử dụng là kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, mô hình cấu trúc tuyến tính và dữ liệu từ phỏng vấn 300 khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile banking, bao gồm: hiệu quả mong đợi, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự tin cậy, nhận thức chi phí giao dịch, ảnh hưởng xã hội, khả năng tương thích và các yếu tố này tác động gián tiếp đến mức độ sử dụng dịch vụ MB qua ý định sử dụng.
25
3.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Layla and Jamil (2014) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng ở Saudi Arabia. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn 403 khách hàng ở Saudi Arabia với phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ MB của khách hàng, bao gồm: cảm nhận về chi phí, cảm nhận về rủi ro, kỳ vọng về hiệu quả, kỳ vọng về dễ sử dụng.
Nghiên cứu của John and John (2015) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố tác động đến chấp nhận dịch vụ MB của khách hàng ở Kenya. Với dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 210 khách hàng và áp dụng các phương pháp tính điểm trung bình và phân tích hệ số tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 yếu tố tác động đến chấp nhận dịch vụ MB, bao gồm: cảm nhận tính hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận chi phí, cảm nhận rủi ro.
Nghiên cứu của Harsh and Rajan (2015) được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ MB của khách hàng ở Ấn Độ. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 200 khách hàng ở Ấn Độ kết hợp với phương pháp phân tích, bao gồm: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính cho ra kết quả nghiên cứu, 06 yếu tố đều ảnh hưởng đến chấp nhận dịch vụ Mobile banking, bao gồm: nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, cảm nhận rủi ro, kỳ vọng về hiệu quả, điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội.
Nghiên cứu của Diluxshy et al. (2016) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch MB của khách hàng ở Kurunegala, Sri Lankan. Dữ liệu sử dụng trong phân tích được thu thập từ 40 khách hàng với phương pháp phân tích áp dụng là điểm trung bình và hệ số tương quan. Kết quả nghiên cứu
26
cho thấy, có 04 yếu tố, bao gồm: cảm nhận tính hữu ích, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận rủi ro, khả năng tương thích có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ MB.
Nghiên cứu của Fatemeh and Fereidoun (2016) được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận dịch vụ MB của khách hàng tại ngân hàng Tejarat chi nhánh thành phố Rasht. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 393 khách hàng và áp dụng các phương pháp phân tích như: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng dịch vụ MB của khách hàng, bao gồm: khả năng tương thích, sự tín nhiệm, lòng tin, nhu cầu sử dụng, dễ sử dụng, tính hữu dụng. Bên cạnh đó, 02 yếu tố cảm nhận chi phí và cảm nhận rủi ro không có ý nghĩa thống kê.
3.2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước
Từ khái quát 02 mô hình TRA và TAM và các nghiên cứu liên quan đến quyết định sử dụng dịch vụ MB cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về quyết định sử dụng dịch vụ MB đều kế thừa từ mô hình TRA, TAM và phát triển thêm để phù hợp với trường hợp nghiên cứu.
Bảng 3.1: Tính kế thừa từ các nghiên cứu trước
Tác giả
Nhận thức về tính
hữu dụng
Nhân thức tính dễ sử dụng
Nhận thức rủi ro
Ảnh hưởng
xã hội
Hình ảnh ngân hàng
Nhận thức chi phí Lê Hoàng Ba
Huyền và Lê Thị Hương Quỳnh (2018)
Phạm Hoàng Yến và Lữ Phi Nga (2016)
Fatemeh and
Fereidoun (2016)
Diluxshy et al.
(2016)
John and John
(2015)
27
Tác giả
Nhận thức về tính
hữu dụng
Nhân thức tính dễ sử dụng
Nhận thức rủi ro
Ảnh hưởng
xã hội
Hình ảnh ngân hàng
Nhận thức chi phí Harsh and Rajan
(2015)
Layla and Jamil
(2014)
Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng (2012)
Nguyễn Cao Thanh và Cao Hà Thi (2011)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chính vì thế, trong nghiên cứu này cũng trên tinh thần kế thừa từ 02 mô hình TRA, TAM và các nghiên cứu trước đó liên quan đến quyết định sử dụng dịch vụ MB. Có nhiều yếu tố được đề cập ở mô hình TRA, TAM và các nghiên cứu trước đó, nhưng các yếu tố đều xoay quanh như: nhận thức về tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, hình ảnh ngân hàng, nhận thức chi phí.
Do đó, trong đề tài tác giả cũng xây dựng mô hình nghiên cứu với 06 biến độc lập vừa đề cập. Bảng 3.1 thể hiện tính kế thừa từ các nghiên cứu trước đó.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU