Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO
Theo mô hình nghiên cứu thể hiện, có 06 thang đo bao gồm: nhận thức về tính hữu ích (06 biến quan sát), nhận thức tính dễ sử dụng (06 biến quan sát), nhận thức rủi ro (07 biến quan sát), ảnh hưởng xã hội (05 biến quan sát), hình ảnh ngân hàng (05 biến quan sát), nhận thức chi phí (03 biến quan sát). Các thang đo này cần phải được kiểm định độ tin cậy trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá. Một số tiêu chí cần chú ý ở bước kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha cần lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alph nếu loại biến cần thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo.
4.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức tính hữu ích”
Thang đo “Nhận thức tính hữu ích” được đo lường thông qua 06 biến quan sát, bao gồm: HI1, HI2, HI3, HI4, HI5, HI6. Các biến quan sát này cần được thực hiện kiểm định độ tin cậy cho thang đo “Nhận thức tính hữu ích”. Bảng 4.2 thể hiện kết quả kiếm định thang đo “Nhận thức tính hữu ích”. Theo đó, thang đo “Nhận thức tính hữu ích” được thực hiện 02 lần kiểm định độ tin cậy. Vì lần thứ nhất biến quan sát HI3 bị loại khỏi thang đo, do có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến (0,856) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức tính hữu ích” (0,837). Kết quả kiểm định lần hai cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức tính hữu ích” là 0,856 lớn hơn 0,6 cho nên đạt độ tin cậy; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều có giá trị thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha của cả thang đo, cho nên không còn biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo.
40
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo “Nhận thức tính hữu ích”
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Lần 1 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,837
HI1 0,658 0,802
HI2 0,708 0,790
HI3 0,377 0,856
HI4 0,631 0,806
HI5 0,689 0,794
HI6 0,629 0,807
Lần 2 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,856
HI1 0,681 0,824
HI2 0,689 0,822
HI4 0,632 0,837
HI5 0,698 0,819
HI6 0,656 0,830
Nguồn: Kết quả khảo sát 192 khách hàng, 2019
Như vậy, thang đo “Nhận thức tính hữu ích” đạt độ tin cậy với 05 biến quan sát đo lường, bao gồm: HI1, HI2, HI4, HI5, HI6.
4.2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng”
Thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng” được đo lường thông qua 06 biến quan sát, bao gồm: SD1, SD2, SD3, SD4, SD5, SD6. Bảng 4.3 thể hiện kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng”. Theo đó, thang đo Nhận thức dễ sử dụng” được thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo qua 02 lần. Kết quả lần hai cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng” là 0,864 lớn hơn 0,6 cho nên đạt độ tin cậy; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát SD1, SD2, SD3, SD4, SD5 đều có giá trị lớn hơn 0,3 và không có giá trị hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nào cao hơn giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của cả thang đo, cho nên không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo. Tuy nhiên, ở lần thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo lần đầu thì biến quan sát SD6 bị loại khỏi thang đo, vì có hệ số tương quan biến tổng là 0,151 thấp hơn 0,3.
41
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng”
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Lần 1 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,815
SD1 0,651 0,769
SD2 0,721 0,755
SD3 0,676 0,763
SD4 0,687 0,761
SD5 0,603 0,780
SD6 0,151 0,864
Lần 2 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,864
SD1 0,663 0,840
SD2 0,727 0,825
SD3 0,702 0,830
SD4 0,703 0,830
SD5 0,625 0,850
Nguồn: Kết quả khảo sát 192 khách hàng, 2019
Như vậy, thang đo “Nhận thức dễ sử dụng” được đo lường thông qua 05 biến quan sát, bao gồm: SD1, SD2, SD3, SD4, SD5.
4.2.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức rủi ro”
Thang đo “Nhận thức rủi ro” được đo lường thông qua 07 biến quan sát, bao gồm: RR1, RR2, RR3, RR4, RR5, RR6, RR7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Nhận thức rủi ro” được thể hiện ở Bảng 4.4. Theo đó, thang đo “Nhận thức rủi ro” được thực hiện 03 lần kiểm định độ tin cậy thang đo, lần 1 biến quan sát RR7 có hệ số tương quan biến tổng là 0,012 thấp hơn 0,3 cho nên là biến rác, cần loại khỏi thang đo. Lần 2, biến quan sát RR5 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao hơn hệ số tương quan biến tổng của cả thang đo, cho nên biến quan sát RR5 cần loại khỏi thang đo, để thang đo đạt độ tin cậy cao hơn. Kết quả kiểm định độ tin cậy lần 3 cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức rủi ro” là 0,853 lớn hơn 0,6 thỏa điều kiện đạt độ tin cậy; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, cho nên không còn biến quan sát nào cần loại khỏi thang đo.
42
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định thang đo “Nhận thức rủi ro”
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Lần 1 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,791
RR1 0,684 0,733
RR2 0,657 0,737
RR3 0,628 0,743
RR4 0,576 0,753
RR5 0,458 0,776
RR6 0,703 0,729
RR7 0,012 0,852
Lần 2 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,852
RR1 0,687 0,818
RR2 0,705 0,814
RR3 0,643 0,826
RR4 0,631 0,828
RR5 0,493 0,853
RR6 0,664 0,822
Lần 3 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,853
RR1 0,690 0,817
RR2 0,698 0,814
RR3 0,650 0,827
RR4 0,640 0,829
RR6 0,649 0,827
Nguồn: Kết quả khảo sát 192 khách hàng, 2019
Như vậy, thang đo “Nhận thức rủi ro” được đo lường thông qua 05 biến qua sát, bao gồm: RR1, RR2, RR3, RR4, RR6.
4.2.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức chi phí”
Thang đo “Nhận thức chi phí” được đo lường thông qua 03 biến quan sát, bao gồm: CP1, CP2, CP3. Bảng 4.5 thể hiện kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Nhận thức chi phí”. Theo đó, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức chi phí” là 0,815 lớn hơn 0,6 cho nên đạt độ tin cậy. Hơn thế, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị thấp hơn hệ số Cronbach’s Alph của cả thang đo (0,815), do đó không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo.
43
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định thang đo “Nhận thức chi phí”
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbachs Alpha = 0,815
CP1 0,633 0,778
CP2 0,664 0,748
CP3 0,701 0,708
Nguồn: Kết quả khảo sát 192 khách hàng, 2019
Như vậy, thang đo “Nhận thức chi phí” được đo lường thông qua 03 biến, bao gồm: CP1, CP2, CP3.
4.2.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng xã hội”
Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” được đo lường thông qua 05 biến quan sát, bao gồm: XH1, XH2, XH3, XH4, XH5. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng xã hội” được thể hiện ở Bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định thang đo “Ảnh hưởng xã hội”
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Lần 1 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,662
XH1 0,457 0,592
XH2 0,519 0,563
XH3 0,642 0,500
XH4 0,183 0,710
XH5 0,327 0,654
Lần 2 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,710
XH1 0,497 0,647
XH2 0,558 0,611
XH3 0,624 0,568
XH5 0,335 0,750
Lần 3 Hệ số Cronbachs Alpha = 0,750
XH1 0,540 0,709
XH2 0,587 0,656
XH3 0,607 0,632
Nguồn: Kết quả khảo sát 192 khách hàng, 2019
Theo kết quả thể hiện, để kiểm định độ tin cậy của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” được thực hiện 03 lần. Lần thứ nhất, biến quan sát XH4 có hệ số tương quan biến tổng là 0,183 thấp hơn 0,3 là biến rác, cho nên bị loại khỏi thang đo. Lần thứ hai,
44
biến quan sát XH5 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo, cho nên biến XH5 cần bị loại khỏi thang đo để thang đo đạt độ tin cậy cao hơn. Lần thứ ba, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” là 0,750 lớn hơn 0,6 cho nên đạt độ tin cậy; hệ số tương quan biến tổng của các biến cao hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều có giá trị thấp hơn giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Như vậy, thang đo “Ảnh hưởng xã hội” được đo lường thông quan 03 biến quan sát, bao gồm: XH1, XH2, XH3.
4.2.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Hình ảnh ngân hàng”
Thang đo “Hình ảnh ngân hàng” được đo lường thông qua 05 biến quan sát, bao gồm: HA1, HA2, HA3, HA4, HA5. Bảng 4.7 thể hiện kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Hình ảnh ngân hàng”. Theo đó, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Hình ảnh ngân hàng” là 0,864 lớn hơn 0,6 đạt độ tin cậy. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến có giá trị luôn bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo (0,864), cho nên không có biến quan sát nào bị loại khỏi thang đo “Hình ảnh ngân hàng”
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định thang đo “Hình ảnh ngân hàng”
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbachs Alpha = 0,864
HA1 0,641 0,846
HA2 0,757 0,817
HA3 0,693 0,833
HA4 0,682 0,836
HA5 0,647 0,845
Nguồn: Kết quả khảo sát 192 khách hàng, 2019
Như vậy, thang đo “Hình ảnh ngân hàng” được đo lường thông qua 05 biến quan sát, bao gồm: HA1, HA2, HA3, HA4, HA5.