Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 46 - 51)

Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE BANKING

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính là một bước được thực hiện để xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô. Thang đo sơ bộ được tác giả đề xuất dựa trên sự kế thừa từ những nghiên cứu trước và những mô hình chấp nhận công nghệ. Từ thang đo sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia về thang đo, nhằm xây dựng thang đo phù hợp. Các chuyên gia được lựa chọn phỏng vấn để xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô là quản lý và cán bộ làm việc tại bộ phận dịch vụ, những người am hiểu dịch vụ MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô. Danh sách chuyên gia tiến hành phỏng vấn gồm 10 chuyên gia được thể hiện ở Phụ lục.

Tiến trình phỏng vấn chuyên gia như sau:

- Bước 1: Soạn thảo dàn bài phỏng vấn chuyên gia. Trên cơ sở thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng MB của khách hàng được tác giả đề xuất từ kế thừa của các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành soạn thảo dàn bài phỏng vấn chuyên gia.

- Bước 2: Thực hiện phỏng vấn với chuyên gia. Tác giả liên hệ với các chuyên gia để thực hiện phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn chuyên gia, tác giả cùng các chuyên gia thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô. Bên cạnh đó, cách thức và các biến quan sát đo lường cũng cùng thảo luận để có được thang đo phù hợp nhất.

33

- Bước 3: Tổng hợp ý kiến chuyên gia. Thông qua việc thảo luận với 10 chuyên gia, tác giả tổng hợp lại các ý kiến của chuyên gia. Trên cơ sở đó, hình thành thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô chính thức. Kết quả thảo luận với chuyên gia cho thấy, các chuyên gia cũng cho rằng có 06 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô, bao gồm: nhận thức về tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, hình ảnh ngân hàng, nhận thức chi phí. Mặt khác, các biến quan sát đo lường cho 06 nhân tố vừa được đề cập là sự kế thừa từ các nghiên cứu trước, cho nên các chuyên gia cho rằng nên giữ nguyên không cần thay đổi, vì các biến quan sát đó phù hợp với trường hợp nghiên cứu của tác giả.

Như vậy, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô vẫn được giữ nguyên thang đo đề xuất của tác giả, được thể hiện ở Bảng 3.2.

3.3.3.2 Nghiên cứu định lượng a. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Kiểm định độ tin cậy thang đo là một bước bắt buộc trong nghiên cứu để xem xét các thang đo ở mô hình nghiên cứu có đạt độ tin cậy và được sử dụng để đo lường.

Trong nghiên cứu, có thể sử dụng nhiều loại thang đo khác nhau, việc lượng hóa các khái niệm phải có những thang đo phù hợp và cần được kiểm tra độ tin cậy trước khi sử dụng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mặt khác, mỗi thang đo phải có từ 03 biến quan sát trở lên và hệ số Cronbach’s Alpha thường được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại bỏ những biến rác ra khỏi thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Trong mô hình nghiên cứu thể hiện, có 06 thang đo được sử dụng, bao gồm: nhận thức về tính hữu ích (06 biến quan sát), nhận thức tính dễ sử dụng (06 biến quan sát), nhận thức rủi ro (07 biến quan sát), ảnh hưởng xã hội (05 biến quan sát), hình ảnh ngân hàng (05 biến quan sát), nhận thức chi phí (03 biến quan sát). Các thang đo này sẽ lần lượt được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.

34

Thang đo đạt độ tin cậy và có thể sử dụng khi có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến phải thấp hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. Với những điều kiện này, các thang đo ở mô hình nghiên cứu sẽ được xem xét để kiểm định độ tin cậy và loại bỏ những biến rác nếu có trước khi chính thức sử dụng đo lường cho thang đo (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; George and Mallery, 2003).

b. Phân tích nhân tố khám phá

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các biến quan sát thỏa điều kiện, được giữ lại ở các thang đo sẽ được sử dụng để tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá là phương pháp thống kê được sử dụng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành những nhóm nhân tố ít biến quan sát hơn, nhưng vẫn chứa đựng được các nội dung của tập biến ban đầu (Hair et al., 1998).

Trong phân tích nhân tố khám phá, cần chú ý một số điều kiện. Kiểm định KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, giá trị KMO cần thuộc khoảng 0,5 – 1 thì mô hình nghiên cứu mới phù hợp (Hair và et al., 2006). Bên cạnh đó, cần xem xét giá trị tổng phương sai trích để kiểm tra sự phù hợp của mô hình, giá trị tổng phương sai trích cần lớn hơn 50% (Hair et al., 2006). Kiểm định Bartlett’s được sử dụng để kiểm tra sự tương quan trong tổng thể, giá trị kiểm định Bartlett’s cần bé hơn 0,05 thì mới thể hiện sự tương quan trong tổng thể (Hair và et al., 2006). Giá trị eigenvalue (determination based on eigen value) sẽ cho biết số lượng nhóm nhân tố được rút trích, những nhóm nhân tố nào có giá trị eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được rút trích thành nhóm nhân tố. Mặt khác, cần xem xét mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá thông qua hệ số tải nhân tố ở ma trận xoay nhân tố (Hair et al., 2006). Nếu cỡ mẫu lớn hơn 350 quan sát thì hệ số tải nhân tố cần lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 quan sát thì hệ số tải nhân tố cần lớn hơn 0,5 (Hair et al., 1998).

Với 32 biến quan sát đo lường cho các thang đo (nhận thức về tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, hình ảnh ngân hàng,

35

nhận thức chi phí) có thể sẽ bị loại bỏ một số biến quan sát nếu không thỏa điều kiện ở bước kiểm định độ tin cậy thang đo, được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố khám phá.

c. Hồi quy Logistic

Hồi quy Logistic được thực hiện sau bước phân tích nhân tố khám phá. Như đã đề cập, ở bước phân tích nhân tố khám phá, các biến quan sát sẽ được rút gọn để đo lường cho các thang đo. Các thang đo này sẽ đại diện cho những nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng. Hàm hồi quy Logistic có dạng:

  BBBXBX

i e

X e Y E P

1 0

1 0

/ 1

1 

 

 Trong đó:

- Y là biến phụ thuộc (Quyết định sử dụng dịch vụ MB).

- Các biến độc lập là kết quả ở bước phân tích nhân tố khám phá.

Trong hồi quy Logistic cần chú ý một số vần đề như sau: Giá trị -2LL (- 2 Log Likehood), giá trị thể hiện sự phù hợp của mô hình và giá trị càng thấp càng tốt; Giá trị kiểm định Omnibus được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, giá trị này cần thấp hơn 0,05 thì mô hình mới phù hợp; Giá trị Nagelkerke R Square cho biết mức độ giải thích của các biến độc lập cho biến phụ thuộc; Xác định dự báo đúng của mô hình nghiên cứu, giá trị cho biết được mức độ dự báo đúng của mô hình nghiên cứu; Giá trị kiểm định Wald được sử dụng để kiểm tra mức ý nghĩa thống kê kinh tế của các biến độc lập, giá trị này cần thấp hơn 0,1 để biến độc lập có ý nghĩa thống kê kinh tế (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, tác giả đã khái quát lên được lý thuyết về dịch vụ MB, lý thuyết hành vi người tiêu dùng, tham khảo các nghiên cứu trước đó có liên quan đến quyết định sử dụng MB của khách hàng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, với kỳ vọng các yếu tố: nhận thức về tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, hình ảnh ngân hàng, nhận thức chi phí có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB của khách hàng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xác định được cỡ mẫu trong khảo sát và phương pháp phân tích. Về cỡ mẫu, tác giả tuân thủ theo tỷ lệ 5:1 với số biến quan sát đo lường trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB, theo đó cỡ mẫu tác giả thực hiện phỏng vấn là 200 khách hàng, những người đang sử dụng và chưa sử dụng dịch vụ MB tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - CN Tây Đô. Phương pháp phân tích tác giả sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ MB bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy Logistic.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)