Phát triển du lịch theo xu hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 21 - 26)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển và phát triển du lịch theo hướng bền vững

1.1.2. Phát triển du lịch theo xu hướng bền vững

Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai; khái niệm này chỉ ra rằng, mọi hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài”.

Khái niệm về du lịch bền vững đƣợc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đƣa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Riode Janeriro năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai”. “Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Trong định nghĩa này thì du lịch đã đƣợc hiểu một cách đầy đủ hơn, nó đƣợc xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường.

Năm 1996, WTTC đƣa ra khái niệm: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch mai sau”.

Đối với Việt Nam, “phát triển du lịch bền vững” đƣợc thể hiện trong Chỉ thị CT36/CT của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng ngày 25/6/1998: Mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững.[5]

Từ những quan điểm và khái niệm nêu trên có thể hiểu: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển các hoạt động du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và của điểm du lịch mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. Như vậy có thể nói đối với cả Việt nam và thế giới, du lịch bền vững không phải là một loại hình trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại.

1.1.2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững [6]

Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại.

Nguyên tắc 2: Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên; giúp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh nhiều phí tổn cho việc hồi phục môi trường, góp phần tăng chất lượng của du lịch.

Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; nhằm phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của sự phát triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cƣ sở tại.

Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội; phù hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà địa phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững và lâu dài.

Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương; phát triển bền vững không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiều lĩnh vực khác, việc hỗ trợ cho

ngành nghề khác không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị được hỗ trợ nhiều, dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa phương.

Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch; khi cộng đồng địa phương được tham gia phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch, vì họ có trách nhiệm với chính tài nguyên và môi trường khu vực.

Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến của nhân dân và các đối tƣợng có liên quan nhằm giải tỏa những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện các bước của phát triển du lịch.

Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để mang lại lợi ích kinh tế cho ngành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch.

Nguyên tắc 9: Tiếp thị ngành Du lịch một cách có trách nhiệm; tận dụng sức mạnh to lớn từ internet, các công cụ tìm kiếm, sự bùng nổ của mạng xã hội và các thiết bị thông minh cung cấp những thông tin đầy đủ cho du khách.

Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành Du lịch, từ đó ứng dụng những thành tựu đạt đƣợc nằm mang lại lợi ích cho du lịch và đáp ứng tối đa nhu cầu cho du khách.

Tóm lại: Muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, phất triển môi trường kinh tế, ổn định và nâng cao môi trường xã hội; du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế; du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành kinh tế mũi nhọn, chỉ khi nó đƣợc phát triển một cách bền vững; mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế - xã hội thì mới mang lại hiệu quả tốt.

1.1.2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững a) Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”.[7]

Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động du lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển bền vững du lịch. Số lƣợng,

chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trƣng, xác định các giải pháp phát triển du lịch; đến hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng.

Nguồn tài nguyên là yếu tố cơ bản, là một nguồn lực quan trọng để tạo ra sản phẩm du lịch. Quy mô và khả năng phát triển phụ thuộc vào số lƣợng chất lƣợng, sự kết hợp các loại tài nguyên thiên nhiên. Quy mô càng lớn, chất lƣợng của chúng càng cao thì càng có điều kiện trở thành điểm hấp dẫn, thu hút du khách, giúp mở rộng và phát triển thị trường du lịch. Hoạt động du lịch phải dựa trên các việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Từ những nội dung trên, ta có thể nhận định “Tài nguyên du lịch” là một nhân tố trong phát triển du lịch bền vững.

b) Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện... Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng. Đối với ngành Du lịch, nó là yếu tố tiền đề đảm bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, thỏa mãn đƣợc nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi.

Trong các yếu tố hạ tầng, hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của du lịch vì nó liên quan trực tiếp đến việc: Đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách du lịch, cung cấp dịch vụ vận tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển, tiết kiệm đƣợc thời gian đi lại, kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi.

c) Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Một quốc gia, một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có 1 hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Cho nên, trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều

kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một địa phương hay một đất nước.

d) Đào tạo nguồn nhân lực

Du lịch là ngành quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Nó đòi hỏi nguồn lao động lớn với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tƣợng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng.

Con người là yếu tố chính quyết định thành công chung của bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào. Đặc biệt, trong công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của chất lƣợng lao động lại càng quan trọng hơn.

Trong ngành Du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của đơn vị.

Chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rừ hơn vai trũ đội ngũ lao động, phải có đƣợc một đội ngũ lao động có kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp tốt.

e) Chất lƣợng dịch vụ du lịch

Chất lƣợng dịch vụ du lịch là mức phù hợp của dịch vụ từ các nhà cung cấp du lịch thỏa mãn các yêu cầu của du khách. Nó chính là sự nhận thức của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành Dịch vụ lữ hành. Chất lƣợng dịch vụ trong kinh doanh du lịch được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng.

Chất lƣợng dịch vụ du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để giúp du lịch phát triển bền vững, là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu không chỉ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn cho cả ngành Du lịch của các quốc gia cũng như các địa phương.

f) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch

Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu đƣợc

trong phát triển du lịch bền vững, bao gồm: Cư dân địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch.

Cư dân địa phương: Du lịch không chỉ tác động kinh tế mà còn tác động đến cuộc sống, truyền thống và văn hóa cũng nhƣ sinh kế của cộng đồng dân cƣ. Không giống như những người tham gia khác trong ngành Du lịch, cộng đồng địa phương sẽ phải giải quyết với vấn đề du lịch cho dù họ có đƣợc chọn tham gia hay không.

Các thành viên cộng đồng dân cƣ đóng vai trò quan trọng vừa trực tiếp vừa gián tiếp tác động đến phát triển du lịch.

Khách du lịch: Khách du lịch là một chủ thể quan trọng trong các quan hệ du lịch, được mọi hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch hướng đến. Bằng việc tiêu dùng và chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, du khách chính là người tạo nên thu nhập du lịch. Là một bên trong quan hệ cung - cầu du lịch, tổng hợp các nhu cầu của khách du lịch là yếu tố khách quan, thúc đẩy hình thành và phát triển hệ thống kinh doanh, sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ, quản lý du lịch, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội cho hoạt động du lịch.

Các cơ sở kinh doanh du lịch: Trong kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch và các nguồn lực khác để tạo nên hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách và thu về lợi nhuận. Do đó, hoạt động của cơ sở kinh doanh du lịch trực tiếp góp phần tạo nên doanh thu, giá trị tăng thêm của ngành Du lịch, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến tài nguyên du lịch, đến môi trường tự nhiên - xã hội cũng như đến cộng đồng dân cư nơi có hoạt động du lịch.

1.1.3. Nội dung của phát triển du lịch theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)