Dự báo sự biến động của môi trƣờng vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 85)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Căn cứ để xác định giải pháp

3.1.1. Dự báo sự biến động của môi trƣờng vĩ mô

3.1.1.1. Về kinh tế

Dự báo trong những năm tới, với xu hƣớng hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam và môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh Quảng Bình ngày càng đƣợc cải thiện, sẽ mở ra cho Lệ Thủy cơ hội đón nhận các dịng vốn đầu tƣ, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài ngày càng nhiều hơn, đồng thời mở rộng khả năng liên kết, hợp tác với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế để phát triển bền vững du lịch.

Với việc xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vì vậy tỉnh sẽ ban hành nhiều chính sách để phát triển bền vững du lịch; bên cạnh đó, Lệ Thủy nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh nhƣ: Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, Mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp... là điều kiện để liên kết thành các tuyến du lịch hấp dẫn, những điều đó sẽ đem đến cho Lệ Thủy cơ hội đón nhận các luồng khách du lịch nội địa và quốc tế ngày càng nhiều hơn.

Tuy nhiên, xu thế hội nhập và phát triển cũng làm cho sự cạnh tranh của các điểm đến du lịch trong nƣớc và khu vực ngày càng tăng lên, trong khi năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Lệ Thủy đang còn thấp, kinh tế - xã hội và hạ tầng du lịch còn chậm phát triển, nhất là đối với kinh doanh dịch vụ lƣu trú, cơ sở lƣu trú chất lƣợng cịn thấp. Kết quả phân tích chƣơng 2 của khóa luận chỉ ra số ngày lƣu trú của du khách cịn thấp kéo theo đó là hiệu quả mang nguồn thu từ chi tiêu của khách du lịch vẫn cịn thấp, do đó cần đầu tƣ các giải pháp để tăng số ngày lƣu trú của du khách.

Dự báo các lĩnh vực xã hội và chất lƣợng đời sống, dân trí ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao sẽ là cơ hội để Lệ Thủy đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao dân trí và xây dựng văn hố, văn minh du lịch.

Bên cạnh đó những thách thức nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng nhƣ: Vấn đề đảm bảo công bằng xã hội, vấn đề phân hóa giàu nghèo. Đóng góp từ du lịch cho các phúc lợi hay các cơng trình cơng cộng là còn thấp. Với tác động của dịch bệnh Covid làm cho việc làm trong ngành du lịch tại địa phƣơng mất tính ổn định.

3.1.1.3. Về mơi trƣờng

Hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trƣờng của Lệ Thủy đƣợc đầu tƣ xây dựng trong những năm qua, sẽ phát huy hiệu quả và tiếp tục đƣợc hoàn thiện; đây là điều kiện giúp Lệ Thủy cải thiện các vấn đề về xử lý rác thải, nƣớc thải và ô nhiễm môi trƣờng; mức độ khai thác các tài nguyên du lịch của Lệ Thủy còn rất thấp, nên đây là cơ hội chuẩn bị, bảo tồn, tôn tạo và phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, kết quả phân tích chƣơng 2 của khóa luận cho thấy tình trạng sử dụng các sẩn phẩm động thực vật quý hiếm vẫn đang diễn ra đối với nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn, đây là một hạn chế rất lớn đối với môi trƣờng sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình [14]

- Tỷ lệ đất giao thơng so với diện tích đất xây dựng đơ thị đạt tối thiểu 25%. - Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng các đô thị từ loại IV trở lên đạt 30%, các đô thị loại V đạt 8%.

- Tỷ lệ dân đƣợc cấp nƣớc sạch tại các đô thị đạt 100%. Tiêu chuẩn cấp nƣớc cho đô thị từ loại IV trở lên đạt 150 lít/ngƣời/ngày đêm, đơ thị loại V đạt 120 lít/ngƣời/ngày đêm. Dân số vãng lai đạt 80 lít/ngƣời/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thốt nƣớc đạt 95% diện tích lƣu vực thốt nƣớc trong các đô thị, tỷ lệ nƣớc thải sinh hoạt tập trung trong đô thị đƣợc thu gom và xử lý đạt 70% – 80%. 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động phải có hệ thống xử lý nƣớc tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng Việt Nam theo quy định. 100% các dự án đầu tƣ mới và cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng Việt Nam theo quy định. 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm

trọng đƣợc xử lý. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nƣớc sạch dƣới 15% đối với các đô thị từ loại II đến loại IV; dƣới 18% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom và xử lý đạt 100%; 100% rác thải y tế, chất thải công nghiệp (không nguy hại và nguy hại) phát sinh đƣợc thu gom và xử lý đảm bảo môi trƣờng.

- Đất cây xanh đô thị: Đối với đô thị loại II đạt từ 12 m2/ngƣời, đô thị loại III, loại IV đạt 8 m2/ngƣời, đô thị loại V đạt 6 m2/ngƣời. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đô thị các loại từ đô thị loại II đến đô thị loại V đạt 6 m2/ngƣời.

Các yếu tố trên là những chỉ tiêu quan trọng tác động lớn đến hoạt động du lịch của du khác, vì vậy tỉnh Quảng Bình đã đƣa ra những định hƣớng để phấn đấu cũng nhƣ hoàn thành tốt những chỉ tiêu để có thể đáp ứng tối đa phục vụ du khách.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, để thực hiện chiến lƣợc đƣa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu rõ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh du lịch; chú trọng đầu tƣ hạ tầng du lịch; khuyến khích đầu tƣ tạo ra các sản phẩm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dƣỡng ven biển đẳng cấp khu vực, quốc tế. Thực hiện hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch. Đến năm 2025, khách du lịch đến tỉnh đạt 07 - 08 triệu lƣợt khách, trong đó, khách quốc tế chiếm 10 - 20%. Tăng mạnh tỷ trọng đóng góp của du lịch trong tăng trƣởng kinh tế.

3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch của huyện Lệ Thủy

Huyện Lệ Thủy sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chƣơng trình trọng điểm của tỉnh, của huyện đã ban hành, nhất là chƣơng trình mũi nhọn về thúc đẩy phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, phấn đấu đƣa huyện Lệ Thủy trở thành vùng du lịch phía Nam của tỉnh. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tƣ, nhất là những nhà đầu tƣ có năng lực trong và ngồi nƣớc để đầu tƣ xây dựng các khu nghỉ dƣỡng, phát huy nguồn tài nguyên quý giá của huyện; tăng cƣờng quảng bá và khai thác có hiệu quả các điểm du lịch lịch sử, văn hóa tâm linh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp-xây dựng để nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh phát triển các hoạt động văn hóa - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 350.000 lƣợt khách du lịch, thời gian lƣu trú bình quân 2 – 2,2 ngày/khách.

3.1.4. Các quan điểm có tính ngun tắc khi xây dựng giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Lệ Thủy

3.1.4.1. Đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa các mặt phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng

Để đảm bảo nguyên tắc này, mục tiêu của phát triển bền vững du lịch Lệ Thủy trong những năm tới phải nhằm mục đích: Vừa thoả mãn các nhu cầu đẩy nhanh phát triển về kinh tế, xã hội, không ngừng gia tăng chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân và hệ thống phúc lợi xã hội, đồng thời phải duy trì và phát huy về văn hố, bảo tồn và tơn tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng về sinh học và các hệ sinh thái ngày càng phát triển.

3.1.4.2. Phát triển du lịch bền vững, phải gắn liền với phát triển KT-XH

Để đảm bảo nguyên tắc này, phát triển bền vững du lịch Lệ Thủy phải đặt trong các mối liên hệ tổng thể, phù hợp với các ngành kinh tế khác, trong khuôn khổ của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi phƣơng án quy hoạch phát triển phải đảm bảo sự nhìn nhận tồn diện về những tác động của du lịch đến tài nguyên, mơi trƣờng tự nhiên, văn hóa và xã hội, giảm thiểu tối đa các mặt trái do hoạt động du lịch mang lại, điều hòa quyền lợi giữa cộng đồng dân cƣ, khách du lịch, chính quyền, doanh nghiệp, tránh những xung đột; đảm bảo sự phát triển bền vững của mọi ngành kinh tế.

3.1.4.3. Khai thác bền vững các tiềm năng, tận dụng cơ hội để phát triển

Để đảm bảo nguyên tắc này, phát triển du lịch bền vững cần phải bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trong giới hạn cho phép về sinh thái và bảo vệ môi trƣờng lâu bền; tăng cƣờng liên kết trong và ngoài nƣớc để huy động các nguồn lực về vốn, đào tạo nhân lực...từng bƣớc thực hiện nguyên tắc “mọi mặt kinh tế, xã hội và mơi trƣờng đều có lợi”.

3.1.4.4. Phát triển du lịch bền vững, phải chú trọng chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng đồng địa phƣơng

Để đảm bảo nguyên tắc này, chính quyền phải hỗ trợ cho ngƣời dân phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội mang lợi ích cho mọi ngƣời, khuyến khích tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia các hoạt động du lịch nhằm mang lại lợi ích và nâng cao trách nhiệm của họ đối với tài nguyên, môi trƣờng, tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức có liên quan trong các hoạt động du lịch để đƣa ra các biện pháp tối ƣu.

3.1.4.5. Phát triển du lịch bền vững, phải gắn với bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng lƣợng môi trƣờng

Để đảm bảo nguyên tắc này, các cơ sở tham gia hoạt động du lịch tại Lệ Thủy phải thực sự là một lực lƣợng bảo tồn, phát huy giá trị các tài nguyên đảm bảo bền vững, thực hiện nghiêm túc các chính sách về mơi trƣờng, hạn chế việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và kiểm soát chất thải từ các hoạt động du lịch; tăng cƣờng công tác phục hồi, tổn thất, suy thối về mơi trƣờng phát sinh từ du lịch.

3.1.4.6. Phát triển du lịch bền vững, gắn liền với bảo tồn tính đa dạng

Để đảm bảo nguyên tắc này, phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo và tăng cƣờng tính đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, bằng cách tuân thủ, các nguyên tắc phòng ngừa sự phá hủy tính đa dạng, giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch có liên quan đối với động vật hoang dã, thuỷ hải sản và hệ sinh thái rừng, khích lệ các hoạt động văn hóa dân gian, thúc đẩy việc phát triển các nghề truyền thống, chia sẻ lợi ích từ nguồn thu cho việc tôn tạo các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử.

3.1.4.7. Tăng cƣờng tính trách nhiệm trong tiếp thị du lịch

Để đảm bảo nguyên tắc này, ngành du lịch Lệ Thủy phải cung cấp chính xác, đầy đủ và trung thực những thơng tin có liên quan đến chất lƣợng, sản phẩm du lịch chào bán để du khách lựa chọn; kiên quyết hủy bỏ sự phân biệt về khách du lịch; thông tin về việc tôn trọng di sản, bản sắc văn hóa và thiên nhiên của Lệ Thủy cho du khách; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của du khách đối với địa phƣơng.

3.2. Các giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại huyện Lệ Thủy 3.2.1. Giải pháp để phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế tại huyện 3.2.1. Giải pháp để phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế tại huyện Lệ Thủy

- Tập trung khôi phục hoạt động du lịch sau ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid-19. - Triển khai quy hoạch định hƣớng phát triển du lịch với trọng tâm dọc theo bờ biển Ngƣ Thủy.

- Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, trong đó: Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhƣ du lịch văn hóa, chất lƣợng các dịch vụ du lịch cao để tạo sự khác biệt.

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực - chất lƣợng dịch vụ: Đặt mục tiêu chuyên nghiệp lên hàng đầu, triển khai chuẩn hóa nguồn nhân lực và quy trình phục vụ đối với các hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch đạt chuẩn.

- Khuyến khích đầu tƣ, huy động các nguồn lực để phát triển du lịch, trong đó ƣu tiên đầu tƣ công cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, khai thác và xúc tiến quảng bá du lịch. Ƣu tiên ứng dụng công nghệ số để quản lý điểm đến, phát triển các ứng dụng hỗ trợ du khách tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ du lịch.

3.2.2. Giải pháp để phát triển du lịch bền vững về tài nguyên, môi trƣờng tại huyện Lệ Thủy tại huyện Lệ Thủy

- Bảo vệ và phát huy tính đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với rừng nguyên sinh; ngăn chặn việc săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã trong danh mục cần bảo vệ.

- Xây dựng và ban hành các quy định để đảm bảo sao cho mọi hoạt động khai thác tài nguyên du lịch vì mục đích kinh doanh phải có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo phát triển tài nguyên du lịch nhằm hạn chế việc khai thác sử dụng quá mức, nhất là đối với những tài nguyên có giá trị, dễ bị suy thoái, tổn hại. Xây dựng Hệ thống tiêu chuẩn “Xanh” tại các điểm du lịch ở Quảng Bình nói chung và Lệ Thủy nói riêng để định hƣớng đầu tƣ thân thiện môi trƣờng

- Xây dựng đề án bảo vệ mơi trƣờng, nâng cao năng lực ứng phó với các sự cố môi trƣờng tại các khu du lịch, điểm du lịch; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về mơi trƣờng trong du lịch, phù hợp với tình hình phát triển du lịch Lệ Thủy.

- Xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng cụ thể là xây dựng làng du lịch, điểm tham quan du lịch ở một số địa phƣơng nhƣ: xã Lộc Thủy, Liên Thủy... qua đó kết hợp với giải quyết việc làm, góp phần vào phát triển kinh tế địa phƣơng. Xây dựng quy hoạch phát triển và khôi phục các làng nghề, thủ cơng truyền thống.

- Hồn thiện và cải cách một số chính sách thu hút, ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch (bao gồm: các dự án đầu tƣ xây dựng khách sạn cao cấp, khu du lịch, du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí...) phù hợp từng giai đoạn tránh xây dựng ồ ạt làm ôi nhiễm môi trƣờn mà không đạt hiệu quả cao, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

- Khó khăn hiện nay trong cơng tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch là chƣa có sự phân cơng rõ ràng vì du lịch tại địa phƣơng chƣa thực sự đóng vai trị chủ đạo. Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý tài nguyên du lịch; quy định cụ thể các điều kiện, trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch.

3.2.3. Giải pháp để phát triển du lịch bền vững về xã hội, nhân văn

- Thành lập Quỹ phát triển du lịch huyện trên cơ sở đóng góp của các doanh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)