Nghĩa của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 35 - 36)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. nghĩa của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội

1.3.1. Đối với kinh tế

Phát triển du lịch bền vững sẽ góp phần làm tăng GDP xanh, phân phối lại thu nhập giữa các vùng, các địa phƣơng; góp phần củng cố chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động, làm tăng năng suất lao động xã hội; góp phần cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế; khuyến khích và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; tăng nguồn thu ngân sách cho địa phƣơng và quốc gia; thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác... tạo nên sự thịnh vƣợng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội, đem lại hiệu quả giá trị cho tất cả hoạt động kinh tế; giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm du lịch có thể duy trì đƣợc “lâu dài”.

- Du lịch là một ngành kinh doanh tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao, là “ngành xuất khẩu vơ hình”; khi du khách đến tham quan và nghỉ dƣỡng, họ sẽ tiêu thụ một khối lƣợng lớn các dịch vụ, hàng hoá nhƣ: Nơng sản thực phẩm dƣới dạng các món ăn, đồ uống, đồ thủ công mỹ nghệ...nhƣ vậy địa phƣơng sẽ bán đƣợc sản phẩm tại chỗ với hiệu quả cao. Việc phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu nhập ngoại tệ thông qua việc tiêu dùng của du khách quốc tế, khi mà việc tích luỹ các đồng ngoại tệ mạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế hiện nay.

Trong một nền kinh tế các ngành luôn chịu sự tác động lẫn nhau; ngành du lịch là một ngành kinh tế độc đáo, nếu phát triển bền vững thì sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành khác; bên cạnh đó, du lịch cịn đóng vai trị nhƣ một nhà quảng cáo, marketing các sản phẩm của các ngành kinh tế khác, thúc đẩy các ngành nghiên cứu mẫu mã sản phẩm để làm hài lòng thị hiếu của khách hàng; du lịch cịn kích thích sự phát triển của các ngành xây dựng, vận tải, tài chính ngân hàng, viễn thơng...cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.

1.3.2. Đối với xã hội

Phát triển du lịch bền vững góp phần vào mở mang các ngành nghề, giải quyết việc làm cho nhiều lao động; tham gia mạnh mẽ vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân, làm cân đối cấu trúc thu nhập và chi tiêu giữa các vùng miền; góp phần bảo đảm việc tôn trọng quyền con ngƣời, đem đến sự bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời trong xã hội; góp phần phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch một cách cơng bằng, với trọng tâm là đảm bảo an sinh xã hội, xố đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng… còn là phƣơng tiện để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của địa phƣơng về những thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội, về lịch sử, con ngƣời, phong tục tập quán; về các danh lam thắng cảnh, di tích, di sản vật thể và phi vật thể, các làng nghề truyền thống; nâng cao dân trí của ngƣời dân địa phƣơng; tạo ra khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích, di sản văn hố, lịch sử đang có nguy cơ bị tổn hại; đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, nhà lƣu niệm, khơi dậy và phục hồi nét văn hoá truyền thống địa phƣơng...

1.3.3. Đối với sinh thái tự nhiên và môi trƣờng

Phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với đời sống con ngƣời; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng; bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên; không ngừng nghiên cứu và áp dụng các sáng kiến để cải thiện chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên, kiểm sốt chất lƣợng khơng khí, đất, nƣớc, tiếng ồn, rác thải và những vấn đề môi trƣờng khác.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)