Thực tiễn phát triển du lịc hở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 36)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. Thực tiễn phát triển du lịc hở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển

1.4.1. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa ở làng cổ Đƣờng Lâm

Làng cổ Đƣờng Lâm (thuộc xã Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có diện tích 164ha, dân số hơn 6.000 ngƣời. Với một quần thể di tích phong phú, nhiều di tích đã đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhiều ngơi nhà cổ có giá trị đặc biệt, những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan thiên nhiên, Đƣờng Lâm đƣợc ghi nhận là làng Việt cổ điển hình vùng đồng bằng sông Hồng và đƣợc Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật quốc gia. Từ khi đƣợc xếp hạng, lƣợng du khách về tham quan làng cổ tăng nhanh. Một số nhà cổ đã đƣợc hƣớng dẫn và tham gia làm du lịch theo mơ hình du lịch cộng đồng cải thiện đời sống.

Tuy nhiên, nhiều vƣớng mắc, bất hợp lý ngày càng lớn trong quản lý di tích gắn với phát triển du lịch đã khiến ngƣời dân địa phƣơng, từ tự hào về ngơi làng của mình, dần trở nên bức xúc, và đỉnh điểm là sự kiện tháng 4/2013, một số ngƣời dân làng cổ cùng ký “đơn xin trả lại danh hiệu di sản” với lý do: Không những không đƣợc hƣởng lợi từ danh hiệu di sản và du lịch làng cổ mà còn phải chịu nhiều ràng buộc khắt khe và không hợp lý kéo dài ảnh hƣởng đến sinh kế và đời sống.

Sự kiện này đã đƣợc báo chí phản ánh khá nhiều và nhìn nhận từ góc độ phát triển du lịch bền vững cho thấy một số vấn đề sau:

+ Danh hiệu di tích quốc gia và những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên của làng cổ tạo nên thƣơng hiệu, là những điểm mạnh, cơ hội và điều kiện quý giá cho phát triển du lịch bền vững. Thƣơng hiệu, các điểm mạnh và cơ hội này đã phần nào đƣợc du lịch khai thác ở khía cạnh kinh tế, đem lại nguồn thu cho du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ du lịch làng cổ cịn thấp.

+ Cơng tác bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch đạt đƣợc một số kết quả. Song trên thực tế, việc triển khai các hoạt động bảo tồn còn hạn chế, bất cập: Chậm có quy hoạch giãn dân để bảo vệ di tích; chậm có quy định cụ thể liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật và kiến trúc khi ngƣời dân có nhu cầu sửa chữa nhà cổ; số di tích đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ trùng tu cịn ít; chƣa có sự thống nhất và cơng bằng trong quản lý và xử lý những trƣờng hợp vi phạm quy định về sửa chữa nhà, dẫn đến các cơng trình lai tạp ngày càng nhiều, mất dần tính nguyên bản trong kiến trúc làng cổ.

+ Vai trò, quyền lợi gắn với trách nhiệm của ngƣời dân địa phƣơng chƣa đƣợc đảm bảo. Ngƣời dân ít đƣợc hƣởng lợi từ du lịch: tiền thu vé chỉ đƣợc trích một phần rất nhỏ cho tơn tạo các di tích; chỉ một số lƣợng nhỏ gia đình có di tích nhà cổ có thể thu lợi từ du lịch, trong khi tất cả cộng đồng đều cùng phải tuân thủ các quy định khắt khe về bảo tồn làng cổ và cùng phải chịu nhƣ nhau một số ngoại ứng tiêu cực từ du lịch làng cổ (ơ nhiễm mơi trƣờng, đảo lộn sinh hoạt…); chậm có phƣơng án giải quyết các nhu cầu thiết yếu (ở, vệ sinh, môi trƣờng) cho ngƣời dân.

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở đảo Nami (Hàn Quốc)

Đảo Nami thuộc thành phố Chuncheon, Hàn Quốc. Hòn đảo này thực tế đã từng có nhiều thành cơng về mặt kinh tế trong hoạt động du lịch suốt hơn 20 năm. Tuy nhiên, do các yếu tố văn hóa và mơi trƣờng, sinh thái ít đƣợc chú trọng trong quá trình khai thác và tổ chức du lịch, đến năm 1990 môi trƣờng du lịch trên đảo suy thoái nghiêm trọng, lƣợng khách theo đó cũng suy giảm nhanh chóng.

Năm 2002, Nami tiến hành cải tạo lại môi trƣờng sinh thái và khơi phục hình ảnh du lịch của đảo với nhiều biện pháp cụ thể:

Phục hồi hệ sinh thái: Ban quản lý đảo đã tiến hành một loạt các hoạt động cải

thiện môi trƣờng sinh thái nhƣ xử lý việc chôn lấp rác thải bất hợp pháp; quy hoạch lại diện tích cây xanh, thả các thú tự nhiên bị nuôi nhốt để tái tạo lại môi trƣờng sống tự nhiên vốn có của đảo. Tổ chức cho khách cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng tham gia các hoạt động trồng cây, trồng rừng và gắn biển tên. Xây dựng trung tâm tái chế rác thải cho mục đích cải tạo mơi trƣờng. Quan trọng hơn, đảo đã thành công trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trƣờng và đƣa văn hóa tái chế trở thành biểu tƣợng đƣợc ghi nhận.

Phát triển văn hóa: Một chiến lƣợc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đã đƣợc xây dựng và thực hiện. Nhiều khu vực, tòa nhà đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng để mở rộng khơng gian văn hóa và nghệ thuật, giúp du khách có cơ hội khám phá, trải nghiệm nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phƣơng.

Huy động sự tham gia của cộng đồng: Thu hút cộng đồng bản địa tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội, cung cấp hàng lƣu niệm thủ công phục vụ du khách; chú trọng vai trò của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Hợp tác, liên kết phát triển du lịch, tăng cường quảng bá: Tạo không gian để

nhiều tổ chức quốc tế sử dụng cho các sự kiện thƣờng xuyên nhƣ trại hè, sân chơi văn hóa…; xây dựng và nỗ lực mở rộng mạng lƣới liên kết quốc tế; tích cực quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức nhƣ đăng cai sự kiện, hỗ trợ sản xuất các bộ phim ăn khách với bối cảnh trên đảo, thực hiện nhiều sáng kiến quảng bá độc đáo khác.

Những nỗ lực tái tạo lại môi trƣờng du lịch đã đƣa Nami trở lại vị trí vốn có của nó là một trong những điểm đến du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc. Số khách du lịch gia tăng hàng năm và quan trọng hơn, các khảo sát cho thấy, hầu hết du khách đều hài lòng và mong muốn quay trở lại, cộng đồng địa phƣơng cũng đƣợc chia sẻ thỏa đáng lợi ích từ du lịch, mơi trƣờng sinh thái, văn hóa địa phƣơng tiếp tục đƣợc bảo vệ bền vững.

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch Lệ Thủy

Lựa chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình và của huyện Lệ Thủy, vì vậy trong những năm qua tỉnh Quảng Bình đã xây dựng nhiều chƣờng trình, lập đề án phát triển du lịch nhằm khai thác tối ƣu và kêu gọi tối đa nguồn lực đầu tƣ; xác định du lịch là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣng tại địa bàn Lệ Thủy việc triển du lịch là tƣờng đối khó khăn, ban quản lý địa phƣơng đã đƣa ra nhiều phƣơng án đề phù hợp với điều kiện của vùng. Không giống với nhiều địa phƣơng đã và đang phát triển du lịch, Lệ Thủy hiện đang là địa phƣơng chuyên sản xuất nơng nghiệp chính vì thế đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, để thay đột một huyện chủ yếu là nghiệp sang một điểm nóng của du lịch cần phải có thời gian dài để cải tạo cũng nhƣ tạo điều kiện để ngƣời dân địa phƣơng kịp thời thích nghi với những chính sách và phƣơng hƣớng mới. Với nhiều khó khăn và vƣớng mắc trong quá trình hoạch định, đƣa ra chính sách cụ thể trong công tác quản lý cán bộ địa phƣơng đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm và kiến thức để phát triển bền vững du lịch huyện Lệ Thủy.

Đối với công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, trong những năm qua hiệu quả từ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trên địa bàn chƣa thực sự đạt kết quả tốt nhƣng cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực khi bắt đầu có nhiều sự hợp tác giữa chính quyền địa phƣơng với các công ty, tổ chức du lịch.

Từ mơ hình phát triển du lịch bền vững và không bền vững của các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch bền vững tại huyện Lệ Thủy nhƣ sau: Cần có quy hoạch bài bản, chuyên nghiệp, xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch chi tiết, liên kết với các tổ chức ban ngành liên quan, các chuyên gia, các nhà du lịch chuyên nghiệp để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ, tạo công ăn việc làm cho cƣ dân địa phƣơng, tích cực cải thiện mơi trƣờng cảnh quan đẹp xung quanh khu du lịch. Phát triển nhiều mặt hàng lƣu niệm phục vụ du lịch; xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách. Cộng đồng địa phƣơng nơi có điểm du lịch phải đƣợc tham gia, đƣợc ghi nhận ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách về du lịch có liên quan trực tiếp đến cộng đồng; đƣợc bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án du lịch (đƣợc bồi thƣờng thỏa đáng khi bị ảnh hƣởng, đƣợc hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, ổn định cuộc sống); đƣợc ƣu tiên khi tham gia tuyển dụng lao động cho các hoạt động du lịch trên địa bàn, đƣợc tham gia và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, đƣợc đảm bảo môi trƣờng sống bằng hoặc tốt hơn so với trƣớc khi có hoạt động du lịch trên địa bàn; có trách nhiệm trực tiếp góp phần bảo vệ tài ngun, mơi trƣờng sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến du lịch huyện Lệ Thủy 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lệ Thủy là một huyện lớn ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, nằm vào khoảng 16 0 55’ đến 17 0 22’ vĩ độ Bắc và 106 0 25 ’ và 106 0 59’ độ kinh Đơng. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vỉnh Linh và huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị, có chung biên giới dài 75 km, phía Tây giáp biên giới Việt Lào có đƣờng biên giới dài 42,8 km, phía Đơng giáp biển Đơng có đƣờng bờ biển dài hơn 30 km; với diện tích lên đến 1.401,8 km². Hiện nay huyện gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, và 2 thị trấn.

Lệ Thủy là một địa bàn rộng nên hầu nhƣ có các loại địa hình mà trong đó đặc trƣng là đồi núi và đồng bằng; địa hình dốc theo hƣớng đơng với vùng núi, đồi, có suối nƣớc khống Bang với nguồn nƣớc khoáng đang đƣợc khai thác làm nơi nghỉ dƣỡng và làm nƣớc uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nƣớc biển sạch. Hiện đã có bãi tắm tại Ngƣ Thủy đƣợc đƣa vào khai thác. Nằm ở dải đất dọc ven biển các tỉnh miền trung nên đây cũng là hội tụ các trục đƣờng giao thơng chính của đất nƣớc, Lệ Thủy có cả tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; tạo điều kiện thông thƣơng giữa Lệ Thủy với các vùng trong nƣớc và ngoài nƣớc thuận lợi.

Cách Lệ Thủy khơng xa, du khách có thể tham quan khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng nổi tiếng, các di tích lịch sử đƣờng Hồ Chí Minh huyền thoại, núi Thần Đinh; ngay tại Lệ Thủy có Khu du lịch Suối khống Nóng Osen Suối Bang, Chùa Hoằng Phúc ngôi chùa cổ hơn 700 năm tuổi, đến thăm nhà lƣu niệm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp hay lăng mộ, nhà thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; cách 45 km về phía Bắc là thành phố Đồng Hới, thành phố duy nhất và cũng là nơi phát triển

bậc nhất của tỉnh về cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ du lịch… với vị trí địa lý thuận lợi đã và đang mở ra cơ hội để phát triển nhanh du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế.

2.1.1.2. Địa hình

Lệ Thủy có địa hình đa dạng đƣợc chia thành vùng núi đá vôi, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trủng và vùng cồn cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất đây là vùng trủng của dãy Trƣờng Sơn. Địa hình phân bố hẹp và dốc, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Địa hình phức tạp, phía Tây núi cao, kế tiếp là đồi bát úp tiến sát gần bờ biển (ở Sen Thuỷ, Hƣng thuỷ). Diện tích đất đồi núi chiếm trên 79 % tổng diện tích tự nhiên. Theo cấu tạo địa hình huyện đƣợc chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sinh thái sau đây:

- Vùng núi cao: Ở phía Đơng Trƣờng Sơn chạy dài từ Bắc vào Nam độ cao trung bình tồn vùng từ 600m -700m, độ dốc từ 200m – 250m. Thấp dần từ Tây sang Đông Bắc và Nam. Đây là một phần của dãy Trƣờng Sơn gồm nhiều khe, núi đá vôi, nhiều vực sâu hiểm trở. Gồm các xã: Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy.

- Vùng đồi, trung du: Là vùng tiếp giáp chân vùng núi cao, ở phía Tây sang phía Đơng là địa bộ phận những quả đồi (có độ cao 50m - 250m), gồm các dãy đồi thấp dọc đƣờng 15, đƣờng 16. Dọc theo tuyến đƣờng 15 là những vùng bán sơn địa có độ cao từ 20m - 30m, độ dốc từ 180m – 200m tạo thành dịng chảy có nhiều khe. - Vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp nằm dọc theo hai bờ sông Kiến giang. Đây là vùng có địa hình thấp, bằng phẳng có độ cao từ 10m trở xuống, nằm dƣới chân của vùng đồi trung du phía Tây với động cát ven biển phía Đơng Bắc; diện tích 20.500 ha, có các con sơng chính chảy qua: Sơng Kiến Giang, rào Ngò, rào Con, Mỹ Đức, Phú Kỳ.

- Vùng cát ven biển: Phía Đơng quốc lộ 1A chạy dài từ Hồng Thuỷ, Ngƣ Thuỷ Bắc đến Sen Thuỷ, Ngƣ Thuỷ Nam là những đồi cát trắng cao khoảng từ 10m -15m ở phía Đơng, có diện tích khoảng 25% - 28% diện tích tự nhiên. Bờ biển có chiều dài 30 km.

2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Huyện Lệ Thủy nằm trong kiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều biến động phúc tạp và khắc nghiệt, gây bất lợi cho việc phát triển du lịch; khí hậu

phân thành hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa mƣa lạnh và mùa nắng nóng, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau; đi đơi với thời tiết lạnh, Lệ Thủy có lƣợng mƣa cao, trung bình từ 2.300 đến 2.400 mm và có năm lên đến 3.000 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đồng đều, tập trung vào các tháng 9,10 kéo theo lũ lụt, các tháng này cũng thƣờng xuyên có nhiều cơn bão lớn. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, thƣờng xun xuất hiện gió Tây Nam khơ nóng (hiện tƣợng gió Lào) kéo dài khoảng 2 tháng trong năm, gây hạn hán nghiêm trọng; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25°C, nhƣng chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa là tƣơng đối lớn; đây là một trong những khó khăn trong việc phát triển bền vững du lịch vì du lịch ở đây mang tính thời vụ rất cao.

2.1.2. Điều kiện về kinh tế

2.1.2.1. Quy mô tăng trƣởng kinh tế

Lệ Thủy là một địa phƣơng có nền kinh tế với quy mơ nhỏ, cịn tồn tại nhiều hạn chế trong phát triển, khơng có nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng kinh tế của huyện vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao, thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Quy mô tăng trƣởng kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu GRDP các năm Tốc độ tăng BQ (%)

2018 2019 2020 2018-2019 2019-2020 1. Tổng GRDP 6.029.426 6.638.371 7.479.285 10,10 12,67

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)