Đánh giá một số chỉ tiêu về tính bền vững của phát triển du lịch tại huyện Lệ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 78 - 83)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN

2.3. Tình hình phát triển ngành du lịch huyện Lệ Thủy theo hướng bền vững trong

2.3.5. Đánh giá một số chỉ tiêu về tính bền vững của phát triển du lịch tại huyện Lệ

Dựa trên số liệu sơ cấp thu thập điều tra và số liệu thứ cấp có sẵn, đề tài đánh giá một số chỉ tiêu về tính bền vững của phát triển du lịch tại Lệ Thủy sử dụng các nhóm chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của điểm du lịch đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của khóa luận.

2.3.5.1. Một số chỉ tiêu về tình hình khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách a) Tỷ lệ số khách quay lại trên tổng số khách

Theo điều tra khảo sát 140 khách du lịch về ý kiến có ý định quay trở lại du lịch Lệ Thủy, thì có 78,6% ý kiến khách đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 19,3% ý kiến đánh giá ở mức trung lập, 2,1% ý kiến khách không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Qua đây cho thấy tỷ lệ số khách quay lại trên tổng số khách khảo sát là tương đối cao.

b) Số ngày lưu trú bình quân

Qua khảo sát 140 khách du lịch về số ngày lưu trú tại Lệ Thủy, có 52% khách lưu trú 1 ngày, 32,2% khách lưu trú 2 ngày và 15,7% khách lưu trú trên 3 ngày. Dựa vào kết quả khảo sát và thống kê cho ta thấy rằng số ngày lưu trú bình quân của khách tại điểm đến Lệ Thủy cũng chỉ dao động từ 1,56 đến 1,95 ngày/khách chƣa đến 2 ngày/khách. Với số ngày lưu trú bình quân của khách thấp như vậy thì nguồn chi tiêu của họ cũng rất ít, cho thấy tiêu chí này chƣa bền vững.

2.3.5.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ kinh tế a) Tỷ lệ (VA) của ngành du lịch/GRDP của địa phương

Qua kết quả phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch ở Bảng 2.14 cho thấy, tốc độ phát triển bình quân hàng năm về giá trị tăng thêm (VA) của ngành du lịch giai đoạn 2018-2020 là 10,5%, tỷ trọng VA chiếm trong tổng sản phẩm năm 2020 chỉ đạt 3,6%. Tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhưng tỷ trọng còn thấp nên tiêu chí này đƣợc đánh giá là chƣa bền vững.

b) Tỷ lệ vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương

Tỷ lệ vốn đầu tƣ từ ngành du lịch cho các công trình phúc lợi, xã hội của huyện Lệ Thủy còn quá thấp, đầu chỉ khoảng 15 tỷ đồng vào công viên 2 bên bờ sông Kiến Giang và làm mới thùng rác công cộng, chỉ đạt 30% so với yêu cầu đề ra

của huyện. Những công trình phúc lợi, xã hội trên địa bàn huyện chƣa nhiều, nguồn đầu tư chủ yếu từ ngân sách địa phương. Như vậy tỷ lệ vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội trên địa bàn huyện là chƣa bền vững.

2.3.5.3. Một số chỉ tiêu về tính bền vững của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn

a) Đánh giá của người dân về sự đóng góp của hoạt động du lịch cho đời sống của người dân địa phương

Từ Biểu đồ 2.4 cho thấy, doanh thu bình quân 1 lao động làm việc trong ngành du lịch có xu hướng tăng, nhưng mức tăng còn thấp và chưa ổn định. Doanh thu năm 2020 ở mức 113,2 triệu/lao động/năm cao hơn mức bình quân đầu người của cả nước, mức tăng 7,1%/năm. Và qua Kết quả khảo sát 100 người trong đó: 50 người lao động trong ngành du lịch và 50 người dân sống gần các địa điểm du lịch về sự đóng góp của hoạt động du lịch cho đời sống của người dân địa phương (Phụ lục 5.4 và 5.5) cho thấy, có đến 85% ý kiến đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 12% ý kiến trung lập và chỉ có 3% ý kiến đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Với sự đồng ý tương đối cao cho thấy các hoạt động du lịch trên địa bàn mặc dù quy mô còn nhỏ nhưng đã đem lại một số lợi ích cho người dân cũng như lao động trong ngành du lịch, trong tương lai nếu có thể phát triển bền vững với quy mô lớn hơn thì lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại cho địa phương sẽ có thể tăng lên. Dựa trên thực trạng phân tích, tiêu chí này đƣợc đánh giá là bền vững.

b) Tỷ lệ (%) người làm việc trong ngành du lịch so với tổng số lao động có việc làm

Từ biểu đồ 2.3 cho thấy, lao động ngành du lịch so với tổng số lao động có việc làm năm 2020 của huyện Lệ Thủy là 5,33%, tốc độ tăng việc làm hàng năm là 28,48%, tương đương giải quyết việc làm cho 155 lao động. Vì tỷ lệ người lao động trong ngành du lịch còn thấp nên đƣợc đánh giá là chƣa bền vững.

c) Về tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

Hiện nay các tệ nạn xã hội có liên quan tới hoạt động du lịch vẫn còn tồn tại gây tác động xấu đến nhiều điểm du lịch, tại Lệ Thủy. Qua khảo sát ý kiến 100 người dân và người lao động về tiêu chí ít có tác động của tệ nạn (Phụ lục 5.4 và 5.5), có 63% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 31% ý kiến ở mức trung lập và 6%

ý kiến người dân không đồng ý. Kết quả của khảo sát cho thấy mức độ các tệ nạn tại địa phương còn thấp nhưng vẫn chưa đảm bảo tốt trong ổn định xã hội nên tiêu chí này đƣợc đánh giá là chƣa bền vững.

d) Hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa địa phương được khai thác: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhƣng việc đầu tƣ tôn tạo các tài nguyên để đƣa vào khai thác du lịch còn hạn chế do đó chƣa thu hút đƣợc nhiều khách du lịch;

Phỏ Hạc Hải, Suối khoỏng núng Bang, nhà lưu niệm Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp, khu lăng mộ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Hoằng Phúc là những tài nguyên đƣợc đƣa vào khai thác du lịch trong rất nhiều tài nguyên có tiềm năng du lịch; nhƣ vậy tỷ lệ khai thác tài nguyên du lịch tại Lệ Thủy còn rất thấp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số, tỷ lệ này chỉ 56,52% nên đây là chỉ tiêu chƣa bền vững.

e) Độ thương mại hóa các sinh hoạt văn hóa truyền thống

Các hoạt động văn hóa truyền thống trên địa bàn nhƣ các làng nghề thủ công hay các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các hoạt động lễ hội không đƣợc tổ chức thườn xuyên mà tổ chức theo đợt, chủ yếu là giới thiệu các nét đẹp đó đến các du khách cũng như địa phương khác, đặc biệt là khách nước ngoài; các hoạt động văn hóa nhằm mục đích giới thiệu không có thương mại hóa

2.3.5.4. Một số chỉ tiêu về tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên a) (%) chất thải đƣợc thu gom và xử lý

Năm 2020 tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đƣợc thu gom và xử lý đạt 85%; 100% chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp (thông thường, nguy hại) được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70% diện tích lưu vực thoát nước trong đô thị; tỷ lệ nước thải sinh hoạt đƣợc thu gom và xử lý đạt 35%. Với sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý môi trường huyện đã làm giảm tối đa tác động của chất thải ra môi trường.

b) Lượng nước tiêu thụ bình quân của mỗi du khách

Với nguồn nước sạch dồi dào, khả năng cấp nước nước hiện tại của huyện đạt 130 lít/người/ngày đêm. Theo số liệu điều tra chi phí du lịch hàng năm của ngành Thống kê tỉnh Quảng Bình, vào mùa cao điểm, bình quân mỗi du khách tiêu thụ từ 120 đến 150 lít/người/ngày đêm; tại huyện Lệ Thủy hiện nay lượng khách còn ít nên khả năng đáp ứng lượng nước tiêu thụ của du khách vẫn nằm trong tầm kiểm

soát chỉ khoảng 120 lít/người/ngày đêm nhưng để đảm bảo tính bền vững lâu dài trong những năm tới thì tiêu chuẩn cấp nước của huyện phải đạt trên 140 lít/người/ngày đêm để có thể đảm bảo nguồn cung.

c) (%) Diện tích cảnh quan, công trình bị xuống cấp

Là một địa phương đang trong giai đoạn bước đầu phát triển du lịch thì các cảnh quan cũng nhƣ những công trình đang dần đƣợc cải thiện nên không có diện tích cảnh quan hay công trình bị xuống cấp. Với những kinh nghiệm từ phát triển du lịch ở các địa phương khác, các khuôn viên xanh cũng như tỷ lệ cây xanh rất được chính quyền địa phương quan tâm, chuẩn bị từ bước đầu cho việc quy hoạch và phát triển du lịch. Diện tích đất cây xanh đô thị đạt 7m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị 5m2/người.

Bảng 2.18: Tổng hợp bảng đánh giá một số chỉ tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại huyện Lệ Thủy

Chỉ tiêu cơ bản Mức độ Điều kiện bền

vững

Đánh giá hiện trạng 1. Nhóm chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Tỷ lệ % khách trở lại/tổng số khách

- Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách

- Chiếm 78,6%

- Lưu trú từ 1,56 – 1,95 ngày

- Trên 50%

- Từ 3 ngày khách trở lên

- Bền vững

- Chƣa bền vững

2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế - (%) VA du lịch/GRDP

địa phương

- Mức đóng góp của du lịch vào kinh tế của địa phương (thu ngân sách DL)

- (%) Vốn đầu tƣ từ du lịch cho các phúc lợi xã hội so với tổng giá trị đầu tƣ từ

- Tốc độ tăng BQ 10,5%, tỷ trọng chiếm 3,6%

- Tốc độ tăng BQ 12,46%, tỷ trọng chiếm 8,01%

- Tỷ trọng đầu tƣ không đáng kể

- Tốc độ tăng

>5%, tỷ trọng DL >8%

- Tốc độ tăng

>7%, tỷ trọng DL > 8%

- Chỉ đạt 30%

mục tiêu của địa phương

- Chƣa bền vững

- Bền vững

- Chƣa bền vững

các nguồn khác

3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ sinh thái môi trường, tự nhiên - (%) Chất thải chƣa đƣợc

thu gom và xử lý

- Lượng nước tiêu thụ/khách/ngày

- (%) Diện tích cảnh quan công trình bị xuống cấp - Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thức vật quý hiếm

- (%) Khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt 15%, chất thải rắn y tế 0%

- 120 lít/người/ngày đêm

- Đảm bảo

- Có đến 23,58% cơ sở

- Chƣa có

- Chất thải rắn sinh hoạt <10%, chất thải rắn y tế 0%

- Không vƣợt quá khả năng cấp của điểm đến -Diện tích xuống cấp <10%

- Dưới 5% cơ sở kinh doanh

- Trên 30% khả năng vận tải DL

- Chƣa bền vững

- Bền vững

- Bền vững

- Chƣa bền vững

- Chƣa bền vững

4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ xã hội-nhân văn - Mức tăng thu nhập của

lao động đang làm việc trong ngành DL

- (%) Số người làm việc trong ngành du lịch so với tổng số lao động

- Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

- Hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa địa phương - Độ thương mại hóa của văn hóa địa phương

- 113,2 triệu/lao động/năm, mức tăng 7,1%/năm

- Chiếm 5,33%; tốc độ tăng 28,48%

- Nguy cơ thấp, có 63% ý kiến ghi nhận

- Số tài nguyên đƣợc tôn tạo 65,22%

- Không thương mại hóa

- > 65 triệu/lao động/năm, có xu hướng tăng - Chiếm >15%, tốc độ tăng >5%

- Nguy cơ thấp,

>80% ý kiến ghi nhận

- Đƣợc tôn tạo 100%

- Các nét văn hóa chỉ nhằm mục địch quảng bá

- Bền vững

- Chƣa bền vững

- Chƣa bền vững

- Chƣa bền vững - Bền vững

2.4. Đánh giá chung về những kết quả, hạn chế của phát triển du lịch theo

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)