PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN
2.3. Tình hình phát triển ngành du lịch huyện Lệ Thủy theo hướng bền vững trong
2.3.2. Tình hình phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế
2.3.2.1. Tăng trưởng về quy mô ngành du lịch
a) Tăng trưởng về số lượt khách du lịch * Khách du lịch:
Lượng khách du lịch đến Lệ Thủy có xu hướng tăng qua hàng năm, thể hiện ở Bảng 2.4:
Bảng 2.4: Lƣợng khách du lịch đến huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 – 2020 Năm Lượt khách (người) Tốc độ tăng (%)
Năm 2018 175.200 -
Năm 2019 198.000 13,14
Năm 2020 65.000 -67,17
Nguồn: Niên giám Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Số liệu từ Bảng 2.4 cho thấy, quy mô khách du lịch đến Lệ Thủy tăng nhƣng còn chậm; khách đến du lịch Lệ Thủy vào năm 2018 là 175.200 lƣợt khác, năm 2019 tăng 22.800 lượt khách so với năm 2018 tương đương tăng 13,14%, năm 2020 chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên du lịch huyện Lệ Thủy nói riêng và du lịch Quảng Bình nói chung giảm lƣợt khách đáng kể, cụ thể năm 2020 giảm 133.000 lượt khách so với năm 2019 tương đương giảm 67,17%. Tuy nhiên nhìn chung khi môi trường du lịch đảm bảo ổn định, số lượt khách du lịch tại huyện Lệ Thủy có xu hướng ổn định, đóng góp cho nền kinh tế địa phương. Thời gian lưu trú tại Lệ Thủy bình quân của khách du lịch tương đối ngắn, thể hiện ở Bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Thời gian bình quân khách lưu trú tại huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 – 2020
Năm Thời gian bình quân khách lưu trú (Ngày) Tốc độ tăng (%) 2018
2019 2020
1,56 1,95 1,73
- 25 -11,28
Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Từ Bảng 2.5 cho thấy, thời gian lưu trú của du khách tại Lệ Thủy còn rất ngắn và thay đổi không ổn định, cụ thể năm 2018 thời gian khách lưu trú là 1,56
ngày/khách, năm 2019 tăng nhanh lên 1,95 ngày/khách, do tác động của dịch Covid đã là hạn chế điểm tham quan cũng như thời gian lưu trú nên đến năm 2020 thời gian lưu trú giảm xuống còn 1,73 ngày/khách; như vậy số ngày lưu trú có tăng lên nhƣng mức tăng còn ít và tính ổn định còn thấp.
Bên cạnh đó, qua khảo sát 140 khách du lịch về số ngày lưu trú tại Lệ Thủy (Đặc điểm của khách du lịch tham gia khảo sát được thể hiện ở Phụ Lục 5.1), có 52% khách lưu trú 1 ngày, 32,2% khách lưu trú 2 ngày và 15,7% khách lưu trú trên 3 ngày. Dựa vào kết quả khảo sát cũng cho ta thấy rằng số ngày lưu trú bình quân của khách tại điểm đến Lệ Thủy cũng chỉ dao động từ 1,64 đến 1,95 ngày/khách, với số ngày lưu trú trên còn quá thấp so với các điểm đến Đà Nẵng, Hà Nội.
b) Tăng trưởng về số lượng, quy mô các cơ sở kinh doanh du lịch
* Cơ sở lưu trú:
Năm 2018, toàn huyện có 20 cơ sở lưu trú với 141 phòng, 212 giường, đây là một con số khá khiêm tốn khi so sánh với các điểm du lịch khác; năm 2019 toàn huyện có 22 cơ sở lưu trú với 181 phòng, 262 giường, tăng so với cùng kỳ năm 2018 2 cơ sở lưu trú; đến năm 2020, nhận thấy doanh thu kinh doanh dịch vụ lưu trú cao trong khi số cơ sở lưu trú trên địa bàn còn hạn chế, chính quyền địa phương đã kêu gọi các nhà đầu tư xâ dựng và phát triển thêm các cơ sở lưu trú, và năm 2020 tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Lệ Thủy là 28 cơ sở lưu trú với 177 phòng, 273 giường tăng 6 cơ sở lưu trú so với cùng kỳ năm 2019. Khu du lịch Suối khoáng Nóng Osen Suối Bang đã hoàn thành và đƣa vào hoạt động cuối năm 2021. Với lƣợng khách du lịch đến huyện chƣa nhiều và chưa ổn định nên sự phát triển của cơ sở lưu trú tại Lệ Thủy chưa thực sự mạnh mẽ, mức tăng bình quân cơ sở lưu trú là 18,32%, số phòng lưu trú tăng 12,04%
qua các năm cho thấy mức tăng khá cao tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn, do đó huyện cần có chiến lƣợc phải triển bền vững hơn nữa trong du lịch để tăng số lƣợng cơ sơ trú trên toàn huyện.
Bảng 2.6: Quy mô các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 – 2020
Tiêu chí ĐVT Năm Tăng BQ
2018 2019 2020 %
Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 20 22 28 18,32 Số phòng lưu trú Phòng 141 181 177 12,04
Số giường Giường 212 262 273 13,48
Nguồn: Niên giám Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Bên cạnh số liệu thứ cấp, khóa luận đã khảo sát 140 khách du lịch về tình hình cơ sở lưu trú tại Lệ Thủy (đặc điểm của khách du lịch tham gia khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 5.1), thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của khách du lịch về cơ sở lưu trú tại huyện Lệ Thủy (n=140)
ĐVT: %
Nội dung
Hoàn toàn không đồng ý
Đồng ý
Trung lập
Không đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Giá trị TB
Chất lượng lưu trú đảm bảo
2,1 14,3 12,9 40,7 30 3,82
Kỹ năng của nhân
viên tốt 1,4 2,9 16,4 67,9 11,4 3,85
Thái độ phục vụ tốt 2,1 2,9 20,0 52,9 22,1 3,90 Các biến được đo lường từ 1=Hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3= Trung
lập, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 11/2021 Kết quả đánh giá về chất lượng lưu trú như sau: Có 30% khách hoàn toàn đồng ý, 40,7% khách trả lời đồng ý, 12,9% ý kiến trung lập và có đến 16,4% ý kiến
không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Cho thấy chất lượng cơ sở lưu trú chỉ ở mức đảm bảo, chƣa đƣợc tốt.
Đánh giá về kỹ năng của nhân viên phục vụ tốt có đến 79,3% ý kiến đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 16,4% ý kiến trung lập và 4,3% ý kiến đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.
Đánh giá về thái độ phục vụ tốt có 75% du khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 20% ý kiến đánh giá trung lập và 5% ý kiến đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không không đồng ý.
* Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
Tại Lệ Thủy trong những năm qua đã có các đầu tƣ trong hoạt động kinh doanh này, tuy nhiên quy mô cũng nhƣ số lƣợng các nhà hàng còn hạn chế về số lƣợng, năm 2018 có 148 cơ sở và đến cuối năm 2020 tổng cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn là 229 cơ sở, bình quân mỗi năm cơ sở kinh doanh nhà hàng tăng 24,39%.
Bên cạnh số liệu sơ cấp, khóa luận đã khảo sát 140 khách du lịch về tình hình cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Lệ Thủy, thể hiện ở Bảng 2.8. Mặc dù số lƣợng cơ sở còn ít nhƣng chất lƣợng chung đƣợc khách đánh giá khá cao; Bảng 2.8 thể hiện ý kiến đánh giá của khách du lịch về nhà hàng, quán ăn trên địa bàn với 3 tiêu chí đánh giá (chất lƣợng món ăn ngon, kỹ năng của nhân viên tốt, thái độ phục vụ tốt) nhƣ sau:
Bảng 2.8: Ý kiến của khách du lịch về nhà hàng và quán ăn tại Lệ Thủy (n=140) ĐVT: %
Nội dung
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng
ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Giá trị TB Chất lƣợng món ăn ngon 1,4 3,5 17,9 57,9 19,3 3,90 Kỹ năng của nhân viên tốt
1,4 4,3 21,4 52,1 20,7 3,86
Thái độ phục vụ tốt 1,4 7,1 16,4 41,4 33,6 3,98 Các biến được đo lường từ 1=Hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3= Trung
lập, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 11/2021 Đánh giá về chất lƣợng món ăn ngon với 77,2% ý kiến khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 17,9% ý kiến khách đánh giá ở mức trung lập và có 4,9% ý
kiến đánh giá không đồng và hoàn toàn không đồng ý với chất lƣợng món ăn. Về tiêu chí kỹ năng của nhân viên tốt có đến 77,8% ý kiến du khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 21,4% ý kiến đánh giá trung lập và có 5,,7% ý kiến khách đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Đối với chỉ tiêu thái độ phục vụ tốt, có 75% ý kiến khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 16,4% ý kiến đánh giá ở mức trung lập và tỷ lệ khách đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý còn ở mức khá cao lên đến 8,5%.
* Các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Lệ Thủy và cả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế chƣa thu hút đƣợc khách du lịch, đa số khách du lịch đến tham quan được biết thông qua bạn bè hoặc người thân. Mặc dù là một địa phương rất có tiềm năng về du lịch nhưng việc khai thác các tài nguyên đƣa vào hoạt động du lịch còn kém, hiệu quả chƣa cao. Các địa điểm du lịch chƣa đủ hấp dẫn để thu hút nhiều khách du lịch đến với Lệ Thủy, có 4 địa điểm là nổi bật và có nhiều lƣợt khách ghé thăm thể hiện cụ thể ở Bảng 2.9:
Bảng 2.9: Tình hình số lƣợt khách tham quan tại một số địa điểm tham quan du lịch chính tại Lệ Thủy năm 2019
Điểm tham quan Lƣợt khách
Chùa Hoằng Phúc 110.000
Nhà lưu niệm Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp 25.000
Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh 8.000
Bàu Sen 7.500
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Lệ Thủy Từ Bảng 2.9 cho thấy, lƣợt khách tại các địa điểm du lịch chính của huyện chƣa cao và còn ít địa điểm thu hút khách. Trong năm 2019, huyện Lệ Thủy đón khoảng 198.000 lƣợt du khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa trong đó:
Di tích lịch sử chùa Hoằng phúc đón khoảng 110.000 lƣợt khách đến tham quan và lễ phật, nhà lưu niệm Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp 25.000 lượt khỏch, Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh 8.000 lƣợt, Bàu Sen 7.500 lƣợt và các điểm còn lại đón 47.500 lƣợt du khách.
Bên cạnh số liệu thứ cấp, khóa luận đã khảo sát 140 khách du lịch về tình hình về các điểm tham quan tại Lệ Thủy (đặc điểm của khách du lịch tham gia khảo sát đƣợc thể hiện trong Phụ lục 5.1), thể hiện ở Bảng 2.10.
Ý kiến đánh giá của khách du lịch về các điểm tham quan với 5 chỉ tiêu đánh giá (điểm tham quan đa dạng, điều kiện môi trường tự nhiên của điểm du lịch tốt, người dân địa phương thân thiện, chất lượng các dịch vụ tại các điểm tham quan tốt, kỹ năng nhõn viờn phục vụ tại cỏc điểm tham quan tốt) đƣợc thể hiện rừ qua Bảng 2.10.
Bảng 2.10: Ý kiến của khách du lịch về các điểm tham quan Lệ Thủy (n=140) ĐVT: %
Nội dung
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Giá trị TB Điểm tham quan đa dạng 0,7 1,4 216,4 64,3 17,1 3,95 Môi trường tự nhiên đáp ứng 0,7 3,6 17,1 53,6 25,0 3,99 Người dân thân thiện 1,4 2,9 17,1 51,4 27,1 4 Chất lƣợng dịch vụ tốt 1,4 0,7 25,0 58,6 14,3 3,84 Kỹ năng nhân viên tốt 2,1 3,6 19,3 58,6 16,4 3,84 Các biến được đo lường từ 1=Hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3= Trung
lập, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 11/2021 Số liệu ở Bảng 2.10 cho thấy, đối với sự đa dạng các điểm tham quan có đến 81,4% ý kiến khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 16,4% ý kiến đánh giá trung lập, chỉ 2,1% ý kiến khách đánh giá khồng đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.
Về điều kiện môi trường tự nhiên đáp ứng cho du lịch, có 78,6% ý kiến khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 17,1% ý kiến đánh giá ở mức trung lập, có 4,3% ý kiến khách đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Cho thấy điều kiện tự nhiên tại Lệ Thủy thích hợp với phát triển du lịch.
Tiêu chí người dân địa phương thân thiện được khách du lịch đánh giá khá cao với 78,5% ý kiến đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 17,1% ý kiến đánh giá ở mức trung lập, có 4,3% ý kiến đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.
Về chất lƣợng dịch vụ tốt, có 72,9% ý kiến khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có đến 25% ý kiến đánh giá ở mức trung lập, 2,1% ý kiến đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.
Về kỹ năng nhân viên tốt, tại các điểm tham quan có 75% ý kiến khách đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 19,3% ý kiến đánh giá ở mức trung lập, có 5,7%
ý kiến khách đánh giá không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.
Như vậy, qua phân tích ý kiến đánh giá của du khách tại các bảng 2.7, 2.8, 2.10 ở trên cho thấy các điểm tham quan du lịch tại Lệ Thủy còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng trong lưu trú và nhà hàng phục vụ ăn uống, số lượng cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng chưa được cao, sản phẩm du lịch còn ít. Cơ sở lưu trú tuy không đạt chất lƣợng cao về mặt hình thức nhƣng việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản lưu trú được các cơ sở thực hiện khá tốt khi có hơn 70% ý kiến khách du lịch đánh giá hài lòng với các cơ sở lưu trú. Về nhà hàng quán ăn tại Lệ Thủy được khách du lịch đánh giá khá cao, chất lƣợng các món ăn cũng nhƣ thái độ của nhân viên được đánh giá tương đối tốt với hơn 75% ý kiến khách du lịch đánh giá hài lòng.
* Cơ sở du lịch lữ hành:
Hiện nay các cơ sở lữ hành trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều tập trung chủ ở những khu vực trung tâm nhƣ ở thành phố Đồng Hới, kéo theo đó là những chi nhánh và điểm giao dịch được mở rộng ra các địa phương lân cận. Trên địa bàn huyện Lệ Thủy hiện chƣa có bất kỳ trụ sở chính nào của các cơ sở lữ hành nhƣng có 3 chi nhánh và điểm giao dịch cũng nhƣ chăm sóc khách hàng trên địa bàn huyện từ công ty có trụ sợ chính tại Đồng Hới. Hạn chế của 3 công ty lữ hành này là quy mô chưa được lớn, năng lực nhân viên chưa tốt, chủ yếu là phục vụ khách trong nước, các tour bán ra thường có thời gian ngắn, nhìn chung tỷ trọng khách du lịch do các cơ sở lữ hành phục vụ còn khá khiêm tốn.
* Các cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm: Trong những năm gần đây Lệ Thủy đã tập trung phát triển nhiều cơ sở mua sắm nhƣng còn hạn chế về quy mô và chất lƣợng
nên chƣa đáp ứng hết nhu cầu của du khách và hiện chƣa có bất kỳ cơ sở nào bán hàng quy mô lớn, chưa có quầy hàng lưu niệm phục vụ cho du khách, nhưng những nhu cầu thiết yếu hay những sản phẩm địa phương dễ dàng tìm thấy trên nhiều nơi của địa bàn huyện vì tổng số chợ trên địa bàn 28 cái, trong đó chợ thị trấn 03 cái, chợ xã 25 cái thuận tiện trong việc mua các sản vật địa phương với giá cả phải chăng. Về các cơ sở vui chơi, giải trí hiện trên địa bàn Lệ Thủy chƣa có địa điểm tổ chức các trò chơi mới lạ và hiện đại, các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhƣ quán bar, cafe, karaoke,.. chƣa có nhiều hiện đại và chất lƣợng dịch vụ còn nhiều hạn chế.
c) Tăng trưởng vốn đầu tư cho du lịch
* Vốn đầu tƣ cho du lịch: Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích và kêu gọi đầu tƣ từ các thành phần kinh tế cho phát triển du lịch dọc bờ biển Quảng Bình. Khu vực này có rất nhiều dự án tiềm năng, trong đó dự án Đường nối từ quốc lộ đến quảng trường biển xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy đang từng bước được khởi động, triển khai vào đầu năm 2020 với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng để xây dượng tuyến đường ven biển huyện Lệ Thủy Quảng Ninh, TP Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch. Số liệu thể hiện ở Bảng 2.11.
Bảng 2.11: Vốn đầu tƣ cho ngành du lịch huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Vốn đầu tƣ cho ngành dịch vụ du
lịch
Theo đối tƣợng đầu tƣ Tốc độ tăng (%) Nhà nước Doanh nghiệp
2018 296.653 42.011 254.642 -
2019 308.210 49.690 258.520 3,90
2020 416.219 152.484 263.735 40,31
BQ hàng năm (%) 18,45 90,52 1,77
Tổng vốn đầu tư địa phương năm 2020 16.626.184 Tỷ lệ vốn đầu tƣ du lịch so với tổng
vốn đầu tư địa phương (%)
2,5
Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Từ Bảng 2.11 cho thấy, năm 2018 tổng số vốn đầu tƣ là 296,653 tỷ đồng và có xu hướng tăng, năm 2019 tổng số vốn đầu tư đạt mức 308,21 tỷ đồng tăng 3,9% so với năm 2018, đến hết năm 2020 tổng số vốn đầu tƣ vào du lịch trên địa bàn huyện ở mức 416,219 tỷ đồng tăng 40,31% so với năm 2019, trong đó: Nhà nước 152,484 tỷ đồng chiếm 36,64%, bình quân hàng năm tăng 90,52%, doanh nghiệp 263,735 tỷ đồng chiếm 63,36%, bình quân hàng năm tăng 1,77%. Với những sự đầu tƣ mạnh mẽ từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng du lịch tại địa phương cải thiện rừ rệt, đúng gúp mạnh mẽ trong việc phỏt triển ngành du lịch tại Lệ Thủy.
Tính đến hết năm 2020 tổng vốn đầu từ trên địa bàn huyện đạt mức 16.626,184 tỷ đồng, đây là một con số khá lớn. Mặc dù vậy nhƣng số vốn đầu tƣ này chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào công ngành công nghiệp điện, vốn đầu tƣ vào du lịch chỉ chiếm 2,5% so với tổng vốn đầu tƣ. Tập đoàn Dohwa Hàn Quốc đầu tƣ vào huyện Lệ thủy tỉnh Quảng Bình bằng nguồn vốn FDI với tổng mức đầu tƣ ban đầu hơn 12.000 tỷ đồng để xây dƣợng nguồn năng lƣợng điện mặt trời. Và tới đây tập đoàn Dohwa sẽ tiếp tục đầu tƣ hơn 10.000 tỷ đồng vào khai thác năng lƣợng điện gió tại huyện Lệ Thủy biến đây thành thủ phủ năng lƣợng tái tạo. Với sự đầu tƣ mạnh mẽ từ những tập đoàn lớn hy vọng đây sẽ là tiền đề để thu hút vốn đầu tƣ vào Lệ Thủy nhất là về lĩnh vực du lịch.
d) Tình hình đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch
* Phương tiện kỹ thuật phục vụ du lịch: Nhu cầu du lịch của du khách ngày càng tăng cao, để trải nghiệm đƣợc nhiều địa điểm trong thời gian ngắn đòi hỏi đầu tiên là phương tiện di chuyển phải đảm bảo. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhiều hãng doanh nghiệp vận tải cũng nhƣ các công ty lữ hành đã đầu tƣ vào kinh doanh vận tải do đó số lượng phương tiện tăng nhanh thể hiện ở Bảng 2.12.
Bảng 2.12: Phương tiện vận chuyển khách du lịch tại huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018-2020
Phương tiện ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số
Ô tô khách trên 14 ghế Ô tô khách loại 5 – 14 ghế Ô tô khách loại dưới 5 ghế
Chiếc/ghế Chiếc/ghế Chiếc/ghế Chiếc/ghế
71/1199 33/957 18/162 20/80
121/2007 39/1287
51/596 31/124
137/2168 42/1364
55/644 40/160 Nguồn: Niên giám Thống kê Lệ Thủy