Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến du lịch huyện Lệ Thủy

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 41 - 47)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến du lịch huyện Lệ Thủy

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lệ Thủy là một huyện lớn ở phớa Nam tỉnh Quảng Bỡnh, là cửa ngừ phớa Nam của tỉnh, nằm vào khoảng 16 0 55’ đến 17 0 22’ vĩ độ Bắc và 106 0 25 ’ và 106 0 59’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vỉnh Linh và huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, có chung biên giới dài 75 km, phía Tây giáp biên giới Việt Lào có đường biên giới dài 42,8 km, phía Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài hơn 30 km; với diện tích lên đến 1.401,8 km². Hiện nay huyện gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, và 2 thị trấn.

Lệ Thủy là một địa bàn rộng nên hầu nhƣ có các loại địa hình mà trong đó đặc trưng là đồi núi và đồng bằng; địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nước biển sạch. Hiện đã có bãi tắm tại Ngư Thủy được đưa vào khai thác.

Nằm ở dải đất dọc ven biển các tỉnh miền trung nên đây cũng là hội tụ các trục đường giao thông chính của đất nước, Lệ Thủy có cả tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, gần cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; tạo điều kiện thông thương giữa Lệ Thủy với các vùng trong nước và ngoài nước thuận lợi.

Cách Lệ Thủy không xa, du khách có thể tham quan khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng nổi tiếng, các di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh huyền thoại, núi Thần Đinh; ngay tại Lệ Thủy có Khu du lịch Suối khoáng Nóng Osen Suối Bang, Chùa Hoằng Phỳc ngụi chựa cổ hơn 700 năm tuổi, đến thăm nhà lưu niệm Đại tướng Vừ Nguyên Giáp hay lăng mộ, nhà thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; cách 45 km về phía Bắc là thành phố Đồng Hới, thành phố duy nhất và cũng là nơi phát triển

bậc nhất của tỉnh về cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ du lịch… với vị trí địa lý thuận lợi đã và đang mở ra cơ hội để phát triển nhanh du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế.

2.1.1.2. Địa hình

Lệ Thủy có địa hình đa dạng đƣợc chia thành vùng núi đá vôi, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trủng và vùng cồn cát ven biển. Về mặt cấu trúc địa chất đây là vùng trủng của dãy Trường Sơn. Địa hình phân bố hẹp và dốc, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình phức tạp, phía Tây núi cao, kế tiếp là đồi bát úp tiến sát gần bờ biển (ở Sen Thuỷ, Hƣng thuỷ). Diện tích đất đồi núi chiếm trên 79 % tổng diện tích tự nhiên. Theo cấu tạo địa hình huyện đƣợc chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sinh thái sau đây:

- Vùng núi cao: Ở phía Đông Trường Sơn chạy dài từ Bắc vào Nam độ cao trung bình toàn vùng từ 600m -700m, độ dốc từ 200m – 250m. Thấp dần từ Tây sang Đông Bắc và Nam. Đây là một phần của dãy Trường Sơn gồm nhiều khe, núi đá vôi, nhiều vực sâu hiểm trở. Gồm các xã: Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy.

- Vùng đồi, trung du: Là vùng tiếp giáp chân vùng núi cao, ở phía Tây sang phía Đông là địa bộ phận những quả đồi (có độ cao 50m - 250m), gồm các dãy đồi thấp dọc đường 15, đường 16. Dọc theo tuyến đường 15 là những vùng bán sơn địa có độ cao từ 20m - 30m, độ dốc từ 180m – 200m tạo thành dòng chảy có nhiều khe.

- Vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp nằm dọc theo hai bờ sông Kiến giang. Đây là vùng có địa hình thấp, bằng phẳng có độ cao từ 10m trở xuống, nằm dưới chân của vùng đồi trung du phía Tây với động cát ven biển phía Đông Bắc; diện tích 20.500 ha, có các con sông chính chảy qua: Sông Kiến Giang, rào Ngò, rào Con, Mỹ Đức, Phú Kỳ.

- Vùng cát ven biển: Phía Đông quốc lộ 1A chạy dài từ Hồng Thuỷ, Ngƣ Thuỷ Bắc đến Sen Thuỷ, Ngƣ Thuỷ Nam là những đồi cát trắng cao khoảng từ 10m -15m ở phía Đông, có diện tích khoảng 25% - 28% diện tích tự nhiên. Bờ biển có chiều dài 30 km.

2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Huyện Lệ Thủy nằm trong kiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều biến động phúc tạp và khắc nghiệt, gây bất lợi cho việc phát triển du lịch; khí hậu

phõn thành hai mựa rừ rệt trong năm: Mựa mƣa lạnh và mựa nắng núng, mựa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau; đi đôi với thời tiết lạnh, Lệ Thủy có lƣợng mƣa cao, trung bình từ 2.300 đến 2.400 mm và có năm lên đến 3.000 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đồng đều, tập trung vào các tháng 9,10 kéo theo lũ lụt, các tháng này cũng thường xuyên có nhiều cơn bão lớn. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, thường xuyên xuất hiện gió Tây Nam khô nóng (hiện tượng gió Lào) kéo dài khoảng 2 tháng trong năm, gây hạn hán nghiêm trọng; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25°C, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa là tương đối lớn;

đây là một trong những khó khăn trong việc phát triển bền vững du lịch vì du lịch ở đây mang tính thời vụ rất cao.

2.1.2. Điều kiện về kinh tế

2.1.2.1. Quy mô tăng trưởng kinh tế

Lệ Thủy là một địa phương có nền kinh tế với quy mô nhỏ, còn tồn tại nhiều hạn chế trong phát triển, không có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhưng kinh tế của huyện vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Quy mô tăng trưởng kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu GRDP các năm Tốc độ tăng BQ (%)

2018 2019 2020

2018-2019 2019-2020 1. Tổng GRDP 6.029.426 6.638.371 7.479.285 10,10 12,67 2. GRDP chia theo

khu vực

6.029.426 6.638.371 7.479.285 - -

- Nông, lâm, thủy sản 2.011.320 2.035.018 2.182.797 1,18 7,26 - Công nghiệp - XD 1.208.974 1.354.592 1.523.052 12,04 12,44 - Dịch vụ 2.809.132 3.248.761 3.773.436 15,65 16,15 3. GRDP bình quân

đầu người

43,62 48,16 54,27 10,41 12,69

So với cả tỉnh 1,16 1,10 1,18

Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Từ bảng 2.1 cho thấy, kinh tế của Lệ Thủy trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, trên 10% so với năm trước; Tổng sản phẩm khu vực Lệ Thủy (GRDP) từ năm 2018 – 2019 tăng 10,10%, từ năm 2019 – 2020 tiếp tục tăng mạnh 12,67%, đây là một tính hiệu đáng tích cực cho thấy định hướng và phân chia khu vực đúng đắn của chính quyền địa phương. Trong ba khu vực thì khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, từ năm 2018 – 2019 là 15,65% và từ năm 2019 – 2020 là 16,15%. Với tổng sản phẩm cũng như tốc độ tăng trưởng cao, dịch vụ là khu vực cần đầu tƣ vốn và các nguồn lực để phát triển hơn nữa mang lại hiệu quả tốt nhất trong thời gian tới.

2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Lệ Thủy trong những năm qua chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản thể hiện trong Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế Lệ Thủy 2018 - 2020

Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy Từ Biểu đồ 2.1 cho thấy, năm 2018 tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 46,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 20,4%, nông lâm thủy sản chiếm 33,36%; đến năm 2020 quy mô cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đáng kể giữa các khu vực, cụ thể: Dịch vụ là 48,94 cơ cấu tăng 2,34%, khu vực công nghiệp – xây dựng là 20,41 cơ cấu tăng 0,37%, khu vực nông lâm thủy sản giảm xuống còn 30,65% tức giảm 2,71%; với sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ phát triển khu vực dịch vụ thì đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững.

[GIÁ

TRỊ]%

[GIÁ

TRỊ]%

[GIÁ

TRỊ]%

Năm 2020

Nông lâm thủy sản Công nghiệp - XD Dịch vụ 46,6%

20,4%

33,36 %

Năm 2018

Nông lâm thủy sản Công nghiệp - XD Dịch vụ

2.1.3. Điều kiện về xã hội

- Dân số trung bình của Lệ Thủy trong những năm qua ít biến động; mật độ dân số ít và ổn định qua các năm; dân số thành thị chiếm tỷ trọng thấp đây là điều kiện chƣa thực sự thuận lợi để phát triển du lịch, số liệu đƣợc thể hiện ở Bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2: Dân số huyện Lệ Thủy giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ tăng dân số BQ chung (%)

2018- 2019

2019- 2020 1. Dân số trung bình Người 138.214 1 137.846 137.810 -0,27 -0,03 2. Nam

Tỷ lệ % nam

Người

%

68.754 49,74

68.570 49,74

68.521 49,72

-0,27 0,07

3. Nữ Tỷ lệ % nữ

Người

%

69.460 50,26

69.276 50,26

69.289 50,28

-0,26 0,02

4. Dân số thành thị Chiếm tỷ lệ

Người

%

11.326 8,19

11.296 8,19

11.294 8,20

-0,26 -0,02

5. Dân số nông thôn Chiếm tỷ lệ

Người

%

126.888 91,81

126.550 91,81

126.516 91,80

-0,27 -0,03

6. Mật độ dân số ng/km² 99 98 98 -2,98 0

Nguồn: Niên giám Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Từ Bảng 2.2 cho thấy, tốc độ dân số bình quân giảm chậm qua các năm, từ 2018 – 2019 dân số bình quân giảm 0,27%, từ năm 2019 – 2020 dân số bình quân giảm nhẹ chỉ 0,03%, dân số thành thị giảm từ năm 2018 – 2019 giảm 0,26%, từ năm 2019 – 2020 giảm ít hơn chỉ 0,02%; dân số nông thôn từ năm 2018 – 2019 giảm 0,27%, từ năm 2019 – 2020 giảm 0,03%;

Mật độ dân số ở mức thấp, năm 2018 chỉ 99 người/km², năm 2019 và 2020 có giảm dừng lại ở mức 98 người/km², như vậy qua 3 năm mật độ dân số giảm 2,98%;

mật độ dân số cao trong huyện tập trung ở thị trấn Kiến Giang 1.948 người/km², xã Liên Thủy 1.076 người/km²; Điều đó cho thấy dân số Lệ Thủy còn khá thưa thớt;

Lệ Thủy có điều kiện để bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên, phát triển các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng theo hướng bền vững.

- Nguồn lực lao động của Lệ Thủy có xu hướng tăng nhưng còn chậm; cơ cấu lao động giữa các khu vực có sự dịch chuyển hợp lý, lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với dân số, thể hiện ở Bảng 2.3 nhƣ sau:

Bảng 2.3: Lực lƣợng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm

2020

Tốc độ tăng BQ mỗi năm (%)

2018-2019 2019-2020 1. Tổng lao

động

Người 81.993 81.982 82.013 -0,01 0,04

2. Tỷ lệ so với dân số

% 59,3 59,5 59,5 - -

3. Cơ cấu lao động

% 100 100 100 Chuyển dịch cơ cấu

- Nông, lâm, thủy sản

% 65,94 65,68 64,79 -0,39 -1,36

- Công nghiệp – XD

% 12,40 12,51 12,84 0,89 2,64

- Dịch vụ % 21,66 21,81 22,37 0,69 2,57

Nguồn: Niên giám Thống kê Lệ Thủy Từ Bảng 2.3 cho thấy, cơ cấu lao động giữa các nhóm ngành đang có sự thay đổi rừ nột theo hướng chuyển từ ngành nụng nghiệp sang cỏc ngành cụng nghiệp, dịch vụ phù hợp cho việc phát triển du lịch cụ thể: từ năm 2018 đến 2019 cơ cấu lao động khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,39%, từ năm 2019 đến 2020 giảm 1,36%.

Nhƣ vậy qua 3 năm, cơ cấu lao động khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 2,75%;

trong khi đó khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,53% và khu vực dịch vụ tăng 3,26%, với cơ cấu lao động đƣợc phân bố và đang chuyển dịch dần sang nhóm ngành dịch vụ, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tại Lệ Thủy.

2.2. Thực trạng các tài nguyên du lịch tại huyện Lệ Thủy

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)