PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN
2.2. Thực trạng các tài nguyên du lịch tại huyện Lệ Thủy
Lệ Thủy là địa phương có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch. Nhƣng việc đƣa các tài nguyên đó vào hoạt động du lịch là chƣa nhiều, hiệu quả khai tác các tài nguyên chƣa cao.
a) Tài nguyên biển
Với đường bờ biển dài hơn 30km kéo dài từ điểm phía Bắc đến phía Nam của huyện, bãi tắm Ngƣ Thủy, nơi đây còn giữ đƣợc những vẻ đẹp hoang sơ với nhứng bãi cát trắng mịn cùng nguồn hải sản phong phú, là một địa điểm dừng chân cho du khách vào những ngày hè nóng bức. Với bờ biển dài và đẹp nhƣng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch biển mà Lệ Thủy đang có. Những năm gần đây với nhiều chiến lƣợc và sự đầu tƣ lớn hy vọng đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách.
- Bàu Sen: Nói về vùng đất huyện Lệ Thủy, thì ngoài những địa chỉ du khách đã từng quen thuộc rồi thì Bàu Sen là một cái tên cũng khá quen thuộc đối với những người dân khu vực này. Đây là một khu hồ nước ngọt lớn trải dài bao bọc xung quanh là những đồi cát trắng bất tận thuộc địa phận xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
b) Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của Lệ Thủy rộng lớn, năm 2020 có 102.364 ha chiếm 73,02%
đất tự nhiên; phía Tây có rừng nguyên sinh gắn liền với rừng trồng kéo dài hết biên giới phía Tây của huyện, làm chức năng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn,; đồng thời là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, đây là điều kiện tốt mà thiên nhiên ban tặng và đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái.
- Hệ thống các hang động: Cách Lệ Thủy khoảng 100 km về phía Tây bắc là di sản thiên nhiên thế giới Vương Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, với nhiều hang động kỳ vĩ mang tầm cỡ quốc tế nhƣ: Động Phong Nha, Động Tiên Sơn, Động Tối,
Động Tú Làn, Động Sơn Đồng và Động Thiên Đường,.. Ngoài hệ thống hang động đã đƣợc đƣa vào khai thác du lịch, Quảng Bình còn rất nhiều hang động khác mới đƣợc phát hiện. Theo đó, nhóm chuyên gia hang động của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện thêm 12 hang động hoàn toàn mới, chƣa từng có dấu chân người. Với những cảnh quan đẹp hiếm có này, thu hút rất nhiều lượt khách đến với Quảng bình và đây cũng là cơ hội và đòn bẩy hỗ trợ du lịch Lệ Thủy phát triển hơn.
- Suối khoáng Bang: Với vẻ đẹp hoang sơ, nhiệt độ lên đến 105 độ C, suối nước nóng Bang (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) là niềm tự hào của người Quảng Bình. Song qua bao thăng trầm, có những thời điểm cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây bị tàn phá khiến cho bất cứ ai yêu suối Bang đều cảm thấy nuối tiếc. Tiếp nhận suối Bang sau nhiều lần đổi chủ và
đang trong tình trạng bị cày xới dở dang từ nhà đầu tƣ cũ, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh tràn đầy quyết tâm mang lại một diện mạo mới cho suối Bang.
Dự án này có tổng mức đầu tƣ trên 720 tỷ đồng, gồm các hạng mục nhƣ: xây dựng khu lưu trú, khu đón tiếp và bãi đỗ xe; khu Osen 1, 2 và 3; hệ thống giao thông, hạ tầng; hệ thống thác nước, hồ nước nóng, suối nước nóng và cảnh quan cây xanh. Dự kiến cuối năm 2021 sẽ đón khách du lịch và hứa hẹn đây là điểm đến mang lại hiệu quả cao cho du lịch tỉnh nhà.
Hình 2.1: Suối khoáng nóng Bang tự nhiên và đang xây dựng [10]
c) Tài nguyên sông, hồ, khe suối: Lệ Thủy có hệ thống sông, suối, ao hồ tự nhiên khá phong phú, góp phần tạo cảnh quan du lịch và điều hòa khí hậu.
Khe Nước Lạnh chảy qua địa bàn xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy) và xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh), với cảnh đẹp hoang sơ giữa đại ngàn, không khí
trong lành, dòng nước trong xanh chảy len lỏi qua những khe đá, tạo thành một ấn tƣợng khó quên đối với bất cứ ai khi ghé thăm.
Phá Hạc Hải là điểm đến du lịch sinh thái lý tưởng ở Lệ Thủy, Quảng Bình.
Phá nằm ở cuối nguồn sông Kiến Giang, nơi tiếp giáp hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 25 km về phía Nam, cạnh Quốc lộ 1A. Phá Hạc Hải rộng mênh mông, có lạch riêng cho thuyền bè đi lại. Phía Đông Nam của phá đƣợc bao bọc bởi những động cát chập chùng, phía Tây Bắc có vách núi Trường Sơn làm thành quách. Cùng với núi Đầu Mâu ở Lệ Thủy quanh năm mây mù bao phủ, chóp núi nhọn nhƣ hình ngòi bút, trong khi phá Hạc Hải dáng hình như nghiên mực, mà người xưa có câu “Mâu Sơn vi bút, Hạc Hải vi nghiên”, ý chỉ vẻ đẹp bút nghiên hài hòa của non nước nơi đây.
Hồ An Mã thuộc địa phận xã Kim Thủy một xã miền núi của huyện Lệ Thủy nằm trên trục đường Hồ Chí Đông huyền thoại. Cách trung tâm thị trấn Kiến Giang khoảng 25km, cách thành phố Đồng Hới khoảng 56km. Trong những ngày hè, nước hồ trong xanh, mặt hồ phẳng lặng êm ái và không khí trong lành, thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên hoang sơ. Đến với hồ An Mã, cùng với việc du thuyền ngắm cảnh hồ, du khách đƣợc chiêm ngƣỡng núi An Mã phơi mình thoai thoải trên 3 ngọn đồi tà nối tiếp nhau, thân phủ những tầng tầng rừng thông hơn 50 tuổi. Xa xa trông nhƣ một tấm thảm màu tuyệt đẹp, giống nhƣ ba yên ngựa khổng lồ. Ngày nay, cùng với khu du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái suối nước nóng Bang, hồ An Mã thực sự là điểm tham quan lý tưởng cho du khách trong tuyến du lịch Quảng Bình phía Nam.
Hình 2.2: Hồ An Mã [11]
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Lệ Thủy là một địa phương có nhiều nét đẹp truyền thống trong lịch sử cũng nhƣ trong đời sống hằng ngày, có cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Nhà lưu niệm Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp: Đại Tướng Vừ Nguyờn Giỏp vị Đại tướng huyền thoại của một thời đại mà nhân dân bạn bè quốc tế đã gọi tên ông – vị tướng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Một ngôi nhà đơn sơ vách nứa, kiến trúc của ngôi nhà truyền thống của người dân huyện Lệ Thủy 3 gian: gian chính giữa thờ di ảnh ông bà tổ tiên, 2 gian còn lại dùng để sinh hoạt, mái nhà đƣợc lợp bằng loại đất sét đặc trưng cảu những người dân huyện Lệ Thủy. Đây là địa điểm không thể thiếu trong các tour hay các chuyến du lịch của khách tại Quảng Bình.
Hỡnh 2.3: Nhà lưu niệm Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp và chựa Hoằng Phỳc [12]
Chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa cổ nhất Miền Trung Việt Nam hiện nay. Chùa Hoằng Phúc xƣa có tên là chùa Kính Thiên, tục gọi là chùa Trạm hay chùa Quan, thuộc phường Thuận Trạch (nay là xã Mỹ Thủy), huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Vẫn chƣa tỡm thấy nguồn sử liệu nào xỏc nhận rừ Chựa đƣợc khởi dựng từ đời Trần hay đời Lê, nhưng chắc chắn là có trước năm 1553, khi Dương Văn An soạn sách Ô Châu cận lục. Với ƣớc nguyện để nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn truyền thống lịch sử của quê hương, đồng thời nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng của nhân dân nói chung và các Phật tử nói riêng, huyện Lệ Thủy đã có chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực phục dựng, tôn tạo chùa Hoằng Phúc. Vì có thể nói đây là ngôi chùa đƣợc đánh giá là ngôi chùa cổ nhất Miền Trung Việt Nam với niên đại cách ngày nay lên tới hơn 715 năm.
Việc phục dựng, tôn tạo di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc có ý nghĩa rất lớn đối với huyện Lệ Thủy, sau khi chùa Hoằng Phúc khánh hạ sẽ là nơi tôn nghiêm để phụng thờ các đức Phật, hoằng dương Phật pháp, điểm đến của phật tử gần xa trong sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa của quê hương.
Làng nghề truyền thống: Là một vùng quê yên bình, Lệ Thủy là một địa phương chuyên sản xuất nông nghiệp nên đời sống người dân ở đây còn thấp, vì để cải thiện và trang trải cuộc sống hàng ngày các làng nghề thủ công đƣợc gìn giữ và duy trì từ thế hệ ông cha đi trước. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều nghề thủ công truyền thống nhƣng nổi tiếng nhất vẫn là sản xuất rƣợu làng Tuy Lộc, nón lá Quy Hậu, chiếu An Xá. Các làng nghề rất có tiềm năng để mở rộng phát triển và có thể kết hợp với du lịch giúp tăng nguồn thu cho người dân cũng như tăng thêm sản phẩm du lịch cho địa phương.
Lệ Thủy là quê hương của 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia:
Hò khoan Lệ Thủy là đứa con tinh thần của quê hương xứ Lệ, một làn điệu tâm tình có sức sống mạnh mẽ, cuốn hút lòng người đến kỳ lạ. Hò khoan Lệ Thủy đã đƣợc dân gian chắt lọc, trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố nhƣng chín mái hò khoan vẫn giữ đúng quy tắc, luật nghiêm ngặt không hề thay đổi. Chín mái hò khoan Lệ Thủy, bao gồm: Lỉa trâu; hò mái nhài (dài); Mái ruỗi; Mái chè; Mái nện;
Mái ba; Mái xắp; Mái hò khơi và Mái hò Nậu xăm. Đây là sản phẩm văn hóa tinh thần vô cùng quý giá của người dân Lệ Thủy trong trường kì lịch sử mở làng, lập ấp, phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên, vượt qua gian khổ của người dân để cùng nhau tụ cư và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đây là một loại hình văn hóa dân gian độc đáo, phản ánh mọi mặt của cuộc sống, diễn ra phong phú mọi lúc, mọi nơi; thể hiện tâm hồn, trí tuệ, khát vọng của người dân Lệ Thủy, đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
Hình 2.4: Hò khoan và Lễ hội Bơi đua thuyền truyền thống tại Lệ Thủy [13]
Lễ hội Bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang là hoạt động có từ lâu đời của
người dân nơi đây, với ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, thi thố tài năng của trai gái trong làng và cầu mong một mùa mƣa thuận gió hòa, sản xuất bội thu. Từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lễ hội này được người dân Lệ Thủy tổ chức thường niên vào ngày 2.9, nhằm chào mừng Quốc khánh hay còn gọi là Tết Độc lập. Hoạt động này đó khơi dậy tinh thần đoàn kết dõn tộc, tinh thần thƣợng vừ trờn quờ hương Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp.
“Dù ai đi tây về đông
Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà Về nhà xem hội quê ta
Dưới sông bơi trải nhà nhà cờ bay”.
Với nhƣng giai điệu hòa khoan êm ái mà sâu lắng, lễ hội bơi đua nhộn nhịp và tƣng bừng mang đến cho làng quê Lệ Thủy một bức tranh sinh động với đầy màu sắc ý nghĩa. Với lợi thế về mặt tài nguyên du lịch phi vật thể này sẽ tạo tiền đề cho phát triển hơn nữa du lịch Lệ Thủy.
2.3. Tình hình phát triển ngành du lịch huyện Lệ Thủy theo hướng bền vững