Tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững từ góc độ xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 72 - 76)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN

2.3. Tình hình phát triển ngành du lịch huyện Lệ Thủy theo hướng bền vững trong

2.3.3. Tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững từ góc độ xã hội

* Việc làm tăng thêm ngành du lịch tạo ratại huyện Lệ Thủy

ĐVT: lao động; Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy

Biểu đồ 2.6: Vị trí việc làm tăng thêm do du lịch tạo ra tại huyện Lệ Thủy năm 2018 – 2020

Từ Biểu đồ 2.6 cho thấy, việc làm do ngành du lịch tạo ra tăng khá nhanh với mức tăng bình quân mỗi năm 28,48% nhƣng số việc làm tạo ra là chƣa nhiều và mức tăng giữa các năm không ổn định. Lƣợng việc làm tăng thêm năm 2020 lên 208 lao động do trên địa bàn huyện mở thêm nhiều cơ sở kinh doanh du lịch. Việc nhiều cơ sở kinh doanh đƣợc mở thêm trong giai đoạn dịch bệnh Covid là khá nguy hiểm nhưng tại một số địa phương như huyện Lệ Thủy chưa ảnh hưởng nặng nên quá trình phát triển vẫn diễn ra nhƣng ở mức độ chậm, kéo theo đó là số việc làm du lịch trên địa bàn vẫn ở mức ổn định, đặc biệt số việc làm ngành du lịch tăng mạnh vào cuối năm 2020 do tuyển dụng nhân sự tại khu nghỉ dƣỡng suối khoáng Bang.

Sự phát triển của du lịch trong những năm qua đã giải quyết một phần việc làm cho người lao động trong ngành du lịch và nâng cao thu nhập của người dân địa phương, tỷ lệ người lao động trong khu vực dịch vụ ngày càng tăng và năm 2020 chiếm 22,37% trong tổng số người lao động trên toàn địa bàn huyện. Tuy vậy nhiều vị trí việc làm còn thiếu ổn định, chƣa phát triển đƣợc các ngành nghề sản xuất hàng hóa và đồ lưu niệm.

0 50 100 150 200 250

Năm 2018 Năm2019 Năm 2020

126 129

208

Tạo thêm việc làm hàng năm

* Trình độ lực lƣợng lao động du lịch:

Bảng 2.17: Trình độ lao động tham gia hoạt động du lịch của huyện Lệ Thuỷ Đơn vị tính: người Năm

2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ tăng BQ

(%)

Cơ cấu (%) 2020 Tổng số lao động ngành du lịch

Tỷ lệ LĐ du lịch so với tổng số

4.037 4,92

4.166 5,08

4.374 5,33

4,09

Đại học trở lên Cao đẳng Trung cấp

Sơ cấp, nghiệp vụ Chƣa qua đào tạo

681 236 1.019

766 1.335

693 291 1.037

786 1.359

722 334 1.046

902 1.370

2,97 18,96

1,32 8,51 1,30

16,51 7,64 23,91 20,62 31,32 Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Số liệu Bảng 2.17 cho thấy, năm 2018 có 4.037 lao động làm việc trong ngành du lịch, đến năm 2020 tăng lên thành 4.374 lao động, bình quân mỗi năm tăng 4,09%. Số lƣợng lao động trong ngành du lịch còn ít nhƣng chất lƣợng lao động chƣa cao, tính đến năm 2020 tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo chiếm đến 31,32% cao nhất trong tổng số, tỷ lệ đại học và trên đại học chuyên ngành du lịch chiếm 16,51%, cao đẳng chủ chiếm 7,64%, trung cấp chiếm 23,91%, 20,62% lao động qua đào tạo sơ cấp và các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ. Đây là điểm yếu khá lớn khi hầu hết lao động chƣa có trình độ cao dẫn đến phong cách, thái độ phục vụ cũng nhƣ quản lý chƣa thực sự tốt và đặc biệt là chƣa thể tiếp đón lƣợng lớn khách quốc tế.

b) Thu nhập của lao động trong ngành du lịch và cộng đồng địa phương

ĐVT: triệu đồng; Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy Biểu đồ 2.7: Doanh thu bình quân trên 1 lao động ngành du lịch huyện Lệ Thuỷ

Từ Biểu đồ 2.7 cho thấy, doanh thu bình quân trên 1 lao động năm 2018 đạt 98,7 triệu đồng, năm 2019 tăng mạnh lên đến 122,8 triệu, đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên doanh thu của các cơ sở kinh doanh giảm dẫn đến doanh thu bình quân lao động giảm.

Qua khảo sát cho thấy, thu nhập của người lao động trong ngành du lịch ở địa phương mức từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng tương đối nhiều với 54% trong khảo sát 50 người lao động và 26% người lao động đánh giá có mức thu nhập trên 10 triệu đồng (Đặc điểm mẫu nghiên cứu ở Phụ lục 5.2). Ngoài tạo công việc ổn định cho lao động trong ngành thì việc mở rộng các sản phẩm du lịch cũng là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm, từ đó các sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống được biết đến rộng rãi mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Sự phát triển của du lịch kéo theo hàng loạt sản phẩm mới được đưa vào kinh doanh từ đó tạo ra nhiều và đa dạng việc làm cho người dân.

c) Đóng góp của ngành du lịch trong việc nâng cao đời sống của người dân địa phương

Sự phát triển của du lịch Lệ Thủy trong những năm qua, đã góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chính quyền huyện đã thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội nên không để tình trạng người ăn xin, người bị tâm thần hoặc người

0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2018 Năm2019 Năm 2020 98.7

122.8 113.2

Doanh thu bình quân 1 lao động du lịch/năm

nghèo khổ không nơi cƣ trú sống lang thang. Trong các nguồn thu từ hoạt động du lịch, huyện đã quan tâm bố trí để phát triển các công trình phúc lợi xã hội nhƣ: công viên, cây xanh, điện chiếu sáng,…

d) Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, di sản văn hóa, lịch sử được tăng cường; nhiều nét văn hóa đẹp trong lao động cũng nhƣ trong sinh hoạt đời sống hàng ngày đƣợc giữ gìn và phát huy; các làng nghề thủ công truyền thống đƣợc giữ gìn và duy trì; nhiều hoạt động văn hóa khôi phục và phát triển nhƣ: Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, hò khoan Lệ Thủy, lễ hội bài chòi,…

Qua khảo sát ý kiến 100 người dân và lao động trong ngành du lịch (Đặc điểm người dân và người lao động tham gia khảo sát được trình bày trong Phụ lục 5.2;

Một số kết quả khảo sát đƣợc trình bày trong Phụ lục 5.4 và 5.5) về tác động của du lịch ít làm thay đổi văn hóa địa phương, có 84% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý, 8% ý kiến trung lập, có 8% ý kiến không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Về sự hoạt động của du lịch vẫn gìn giữ đƣợc các di tích, danh thắng có 87% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý, có 12% ý kiến ở mức trung lập và chỉ có duy nhất 1% ý kiến không đồng ý.

e) Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Hiện nay các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện dần có sự kết nối giữa cộng đồng người dân với các sản phẩm du lịch, việc phát triển du lịch tại địa phương còn nghèo khó nhƣ Lệ Thủy là hết sức cần thiết mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển chung cũng như nâng cao đời sống của người dân nên được mọi người đón nhận nhƣ một cơ hội để đột phá và thay đổi.

Không chỉ đồng thuận với các chính sách kinh tế của địa phương mà ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường chính trị của người dân sống gần các địa điểm du lịch và người lao động trong ngành du lịch cũng là yếu tố gián tiếp tác động đến du lịch địa phương đạt kết quả rất tốt (Phụ lục 5.4 và 5.5) khi có đến 87%

ý kiến đánh giá cho rằng phát triển du lịch vẫn bảo vệ được môi trường, 15% ý kiến trung lập và có 8% ý kiến không đồng ý.

2.3.4. Phát triển du lịch theo hướng bền vững từ góc độ sinh thái, môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)