Tình hình phát triển các sản phẩm, loại hình, tuyến du lịch tại huyện Lệ Thủy

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 68 - 72)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN

2.3. Tình hình phát triển ngành du lịch huyện Lệ Thủy theo hướng bền vững trong

2.3.2. Tình hình phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế

2.3.2.2. Tình hình phát triển các sản phẩm, loại hình, tuyến du lịch tại huyện Lệ Thủy

* Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch đặc thù của Lệ Thủy đƣợc khai thác còn rất ít, du khách đến Lệ Thủy chủ yếu để trải nghiệm nét văn hóa, các địa danh và di tích lịch sử; các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn chỉ mới khai thác đƣợc một phần nhỏ, chƣa phát huy đƣợc tối đa tiềm năng vốn có; Mức độ đầu tƣ tu

bổ và tôn tạo các khu, điểm du lịch hay cảnh quan công cộng còn hạn chế nên việc thu hút du khách mang lại hiệu quả thấp.

Sản phẩm du lịch thiết yếu của Lệ Thủy chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ các yêu cầu cơ bản của du khách, sự hiện đại và mức độ tiện nghi chƣa cao, các cơ sở lưu trú đa phần chỉ mang lợi ích lớn nhất là lưu trú, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đi kèm.

Sản phẩm du lịch bổ sung của Lệ Thủy trong nhƣng năm gần đây mặc dù đã được chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ nhưng số lượng các sản phẩm hàng lưu niệm chưa được bày bán rộng rãi và đặc biệt còn có tồn tại tình trạng chặt chém giá đối với khách du lịch quốc tế và cả nội địa; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mặc dù đƣợc cải thiện về chất lƣợng món ăn nhƣng về không gian vẫn chƣa thực sự sang trọng.

* Loại hình du lịch: Sản phẩm du lịch của Lệ Thủy mang tính chất khá đại trà so với dải du lịch văn hóa miền Trung, chƣa thực sự có một sản phẩm để du khách chấp nhận để lưu lại vài ngày. Hầu hết du khách đến với Lệ Thủy vào các dịp lễ tết, chủ yếu là khách nội địa và có mức chi trả bình dân.

* Tuyến du lịch: Với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua của du lịch miền Trung nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng, các tuyến du lịch đƣợc phát triển mạnh mẽ từ chất lƣợng đến độ mở rộng các điểm đến trong tuyến du lịch.

Chính nhờ vậy du lịch Lệ Thủy đã đƣợc kết nối và là một trong những điểm du lịch quan trong trong quá trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. Không chỉ phát triển các tuyến du lịch trong nước mà với lợi thế gần lào và Thái Lan nên vào năm 2017 du lịch Quảng Bình đã kết nối 2 tuyến bay hàng không đi Chiang Mai Thái Lan, đi Hải phòng. Việc thu hút khách du lịch từ dịch vụ vận chuyển hàng không có vai trò rất lớn trong việc khai thác khách du lịch, nhờ đó mà lƣợng khách đến Quảng Bình tăng mạnh. Với lợi thế tỉnh nhà là một điểm du lịch mới nổi thu hút nhiều lƣợt khách, Lệ Thủy với nhiều địa điểm nóng cũng thu hút không ít du khách đến nhờ đó mà các cơ sở lữ hành tiếp tục đầu tư và phát triển thị trường du lịch Lệ Thủy.

* Kết quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch: Doanh thu bình quân 1 cơ sở dịch vụ du lịch năm sau cao hơn năm trước, sự tăng trưởng của doanh thu kéo theo thu nhập của người lao động trong các cơ sở du lịch cũng tăng lên, thể hiện ở Biểu đồ 2.5.

ĐVT: triệu đồng; Nguồn: Niên giám Thống kê Lệ Thủy Biểu đồ 2.5: Doanh thu bình quân 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại huyện

Lệ Thủy

Từ Biểu đồ 2.5 cho thấy, doanh thu bình quân trên một cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Lệ Thủy có xu hướng tăng, năm 2018 bình quân 1 doanh nghiệp có doanh thu 455,2 triệu đồng, năm 2019 tăng lên và đạt mức 512,1 triệu đồng, đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu trong năm của các cơ sở kinh doanh giảm còn 476,3 triệu đồng. Với kết quả trên cho thấy đƣợc hiệu quả mà các cơ sở kinh doanh mang lại mặc dù chƣa cao nhƣng đã góp phần lớn đến việc cung cấp các dịch vụ cho du khách.

* Tình hình khả năng đáp ứng và sự hài lòng của khách du lịch

0 100 200 300 400 500 600

Năm 2018 Năm2019 Năm 2020

455.2 512.1 467.3

Doanh thu bình quân/một cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Bảng 2.16: Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch nội địa tại huyện Lệ Thủy năm 2019

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chia theo khoản chi Bình quân cả

nước

Lệ Thủy Quảng Bình

So với BQ cả nước (%) Tổng số

- Thuê phòng - Ăn uống - Đi lại

- Tham quan

- Mua hàng hóa lưu niệm - Vui chơi, giải trí

- Y tế - Chi khác

2208,2 434,3 458,5 446,7 296,4 191,5 217,8 36,3 126,7

891,4 253,1 214,9 167,3 101,4 32,9 57,5 17,1 47,2

40,37 55,28 46,87 37,45 34,21 17,18 26,40 47,11 37,25 Nguồn: Chi cục Thống kê Lệ Thủy và tính toán của tác giả Bảng 2.16 cho thấy, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tại Lệ Thủy Quảng Bình thấp hơn so với bình quân cả nước 59,63% cụ thể: ở Lệ Thủy mức chi tiêu của khách du lịch là 891,4 nghìn đồng trong khi bình quân cả nước là 2208,2 nghìn đồng, thấp hơn 1316,8 nghìn đồng. Tất cả những khoản chi của khách tại Lệ Thủy thấp hơn rất nhiều so với khoản chi bình quân của khách du lịch trên cả nước.

Về sự hài lòng của khách du lịch đƣợc thể hiện qua kết quả khảo sát 140 khách du lịch khi đến với Lệ Thủy (đặc điểm của khách du lịch tham gia khảo sát đƣợc thể hiện trong Phụ lục 5.1), kết quả cho thấy có đến 81,4% ý kiến khách đánh giá hài lòng, 17,1% ý kiến khách đánh giá ở mức trung lập và chỉ có 1,4% ý kiến khách không hài lòng với điểm đến Lệ Thủy. Qua đây cho thấy mức độ hài lòng của khách khá cao đồng nghĩa với các dịch vụ cũng nhƣ nhƣng trải nghiệm mang lại cho khách du lịch là khá thoải mái và ổn định.

2.3.3. Tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững từ góc độ xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình. (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)