Những kết quả và hiệu quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 96)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN

3.3.1. Những kết quả và hiệu quả đạt đƣợc

3.3.1.1. Tài sản cố định và năng lực sản xuất tăng thêm trên địa bàn

Giá trị tài sản cố định mới tăng trên địa bàn là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động đầu tƣ. Tài sản cố định mới gồm các cơng trình xây dựng nhà ở, những cơng trình cơ sở hạ tầng trong sản xuất, máy móc thiết bị đƣợc huy động vào hoạt động kinh tế trong năm.

Việc triển khai đầu tƣ kinh tế- xã hội những năm qua đã có tác động tích cực thu hút các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện đạt và vƣợt các chỉ tiêu theo kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010. Kết quả huy động, khai thác và sử dụng vốn những năm qua đã khẳng định những nỗ lực về thu hút vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết cấu hạ tầng của tỉnh. Đến nay, đã đảm bảo tất cả các xã trên địa bàn tỉnh có đƣờng ơ tơ đến trung tâm xã, có máy điện thoại, có điện lƣới quốc gia và có đài truyền thanh cơ sở. Hạ tầng đô thị ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các thị trấn trung tâm huyện đƣợc chú trọng đầu tƣ; hạ tầng các cụm, khu công nghiệp tăng đáng kể, nhất là Khu công nghiệp Thuỵ Vân và Cụm công nghiệp Đồng Lạng. Cơ sở vật chất trƣờng học, y tế, các thiết chế văn hoá, thể thao đƣợc tăng cƣờng. Kết quả cụ thể từng lĩnh vực kinh tế nhƣ sau:

- Về nông lâm nghiệp: Một trong những đóng góp đáng kể về sự gia tăng tài sản cố định trong ngành này là số lƣợng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi mới đƣa vào sử dụng trong các năm. Trong giai đoạn 2006 – 2010, hoàn thành và đƣa vào sử dụng 180 cơng trình thuỷ lợi, kiên cố hố 1.646 km kênh mƣơng, tăng thêm 4.176 ha đƣợc tƣới tiêu chủ động. Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc tăng cƣờng, bộ mặt nông thôn nhiều vùng đƣợc cải thiện, nhất là về giao thông, điện, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.

- Về giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Đã đầu tƣ mới và nâng cấp 737 km đƣờng nhựa, 786 km đƣờng bê tông và 523 km đƣờng cấp phối; làm mới và sửa chữa phần lớn các cầu yếu trên các tuyến trục giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt trên địa bàn, đáp ứng đƣợc nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách.

Bảng 3.13: Giá trị tài sản cố định mới tăng phân theo ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng số 4.157 5.882 7.822

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 504 605 811 Công nghiệp và xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công nghiệp chế biến 891 1.175 1.575

Sản xuất phân phối điện nƣớc 73 95 128

Xây dựng 258 317 365

Dịch vụ

Thƣơng nghiệp; Sửa chữa xe động cơ 156 192 254

Khách sạn và Nhà hàng 22 28 37

(Niêm giám thống kê 2010 tỉnh Phú Thọ)

Thông tin liên lạc: Hệ thống bƣu chính viễn thơng đã đƣợc đầu tƣ hiện đại hoá. Đến nay các huyện, thành, thị đã đƣợc đầu tƣ trang bị tổng đài điện tử và truyền dẫn kỹ thuật số, số máy điện thoại/100 dân năm 2010 đạt 19,9 máy; thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt từ tỉnh đến các xã, phƣờng, thị trấn, nối mạng trong nƣớc và quốc tế; đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản của các nhà đầu tƣ.

- Cơ sở vật chất ngành giáo dục- đào tạo đƣợc chú trọng. Trong 5 năm đã xây dựng và cải tạo trên 1.200 phòng học; các phòng học kiên cố và bán kiên cố đã thay thế phần lớn các phòng học tạm, tranh tre nứa lá. Hệ thống trƣờng đào tạo, dạy nghề đƣợc mở rộng và xây dựng mới nhƣ: Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, Trƣờng Cao đẳng y tế, Trƣờng trung cấp nghề v.v...

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành y tế đƣợc tăng cƣờng, đáp ứng yêu cầu của cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong 5 năm đã xây mới 136 trạm y tế xã; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, bổ sung thiết bị.

- Các di tích lịch sử văn hóa đƣợc trùng tu tơn tạo, gắn với phục dựng các lễ hội truyền thống, tạo điều kiện phát triển du lịch; cơ sở vật chất phục vụ thi đấu thể thao đƣợc tăng cƣờng, đã đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ khu liên hợp thể thao tại Việt Trì (Sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi...), đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia; hết năm 2006 hoàn thành mục tiêu 100% xã có đài truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thanh, phủ sóng truyền hình đạt 99% diện tích.

3.3.1.2. Đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Các lý thuyết về đầu tƣ đã chỉ ra rằng, chính đầu tƣ là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Thực tế tại Phú Thọ trong thời gian qua đã chứng minh điều này. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tƣ, trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị sản xuất và GDP cũng tăng liên tục qua các năm. Theo dõi bảng 2.14.

Bảng 3.14: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1. Tổng nguồn vốn ĐTPT (tỷ.đ) 3.867 4.302 5.395 6.659 8.939

2. Giá trị sản xuất (tỷ.đ) 25.632 28.635 33.215 36.757 43.668

Nông lâm nghiệp 5.856 5.729 6.891 7.632 8.904

Công nghiệp 14.438 16.725 19.142 20.983 25.085

Dịch vụ 5.338 6.181 7.182 8.142 9.679

3. GDP (tỷ.đ) 9.849 11.230 12.590 13.931 16.365

Nông lâm nghiệp 2.351 2.941 3.301 3.627 4.189

Công nghiệp 3.558 4.138 4.851 5.382 4.922

Dịch vụ 3.940 4.151 4.436 4.922 5.834

4. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (%) 10,7 12,3 10,8 8,7 12,6

5. GDP BQ/người (ng.đ)) 7.643 8.570 9.599 10.580 12.372

(Số liệu theo giá thực tế, nguồn niên giám thống kê năm 2010, Phú Thọ)

Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tƣ, trong giai đoạn 2006 – 2010, giá trị sản xuất và tổng sản phẩm quốc nội cũng tăng liên tục qua các năm: Nếu tổng vốn đầu tƣ tăng từ 3.867 tỷ đồng vào năm 2006 lên 8.939 tỷ đồng vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lên 16.365 tỷ đồng vào năm 2010 (theo giá thực tế), tức là mức quân bình quân giai đoạn 2006 – 2010 của vốn đầu tƣ phát triển là 23,58%/năm và mức tăng trƣởng bình quân GDP là 10,9%. Nhƣ vậy, ta thấy để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tƣ là 0,46%.

Ta thấy cơ cấu đầu tƣ theo ngành cũng có tác động đến giá trị sản xuất của nền kinh tế. Theo dõi bảng 2.14, ta thấy, giá trị sản xuất các ngành, lĩnh vực đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, xét về giá trị tƣơng đối, thì tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm ƣu thế trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành. Xu hƣớng thay đổi cơ cấu đầu tƣ trong đó giảm dần tỷ trọng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp và tăng cƣờng đầu tƣ cho công nghiệp và dịch vụ làm cho cơ cấu sản phẩm quốc dân thay đổi tƣơng ứng. Cơ cấu này trong giai đoạn 2006 – 2010 nhƣ sau: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 27%, công nghiệp và xây dựng 38%, dịch vụ 35%.

Sau đây là kết quả một số các chƣơng trình nơng, lâm, thuỷ sản:

- Chương trình an ninh lương thực (ANLT): Trong thời gian qua, sản xuất lƣơng thực đã có bƣớc phát triển nhanh và vững chắc. Sản xuất gieo trồng cây lƣơng thực có hạt trong giai đoạn 2006 – 2010 từ 91,8 nghìn ha năm 2006 xuống 89,5 nghìn ha năm 2010 (giảm bình quân 0,5%/năm). Sản lƣợng lƣơng thực tăng từ 402,6 nghìn tấn năm 2006 lên 442,7 nghìn tấn năm 2010 (tăng bình quân 1,99%/năm).

- Chương trình phát triển chè: đến năm 2010, diện tích trồng chè tồn tỉnh là 15.625 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 13.815 ha, sản lƣợng đạt 89.462 tấn; năng suất bình quân đạt 73 tạ/ha. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt đƣợc chƣơng trình cịn tồn tại một số hạn chế: Việc áp dụng các biện pháp thâm canh mặc dù có tiến bộ nhƣng chƣa đảm bảo theo quy trình kỹ thuật; sản phẩm chè cịn đơn điệu, chất lƣợng chƣa cao, chƣa có thƣơng hiệu của tỉnh; việc đầu tƣ cho công tác nghiên cứu về giống, ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn hạn chế.

- Chương trình phát triển cây ăn quả: Một số cây ăn quả chủ yếu nhƣ

bƣởi, hồng nhãn, vải, cam chanh, chuối, đã nhận đƣợc sự đầu tƣ và mang lại kết quả kinh tế cao. Một số địa phƣơng điển hình nhƣ: huyện Đoan Hùng có những hộ mang lại thu nhập bình qn 120 triệu/ha cây bƣởi cho trái; ở Phù Ninh, có hộ thu về 85 triệu/ 1ha nhãn.

- Dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy tập trung: Đến nay, tồn tỉnh

trồng đƣợc 75 nghìn ha rừng nguyên liệu giấy tập trung, cung cấp bình quân trên 12.000 tấn nguyên liệu cho sản xuất giấy, đáp ứng 45 – 50% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy giấy trên địa bàn tỉnh (công suất các nhà máy chế biến giấy hiện nay là 800 nghìn tấn/năm: nhà máy giấy Bãi Bằng đạt 550.000 tấn/năm, nhà máy giấy Lửa Việt 55000 tấn/năm, nhà máy giấy Việt Trì đạt 95.000 tấn/năm cịn lại từ các cơ sở sản xuất tƣ nhân).

Bảng 3.15: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010 ĐVT: tỷ đồng/năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 06-10 Tổng số 4.245 5.580 6.891 7.630 8.903 6.650 1. GTSX nông nghiệp 3.802 4.995 6.151 6.729 7.871 5.910 + Trồng trọt 2.393 2.939 3.618 3.849 4.227 3.405 + Chăn nuôi 1.329 1.947 2.388 2.720 3.467 2.370 + Dịch vụ NNNT 80 109 145 160 177 134 2. GTSX lâm nghiệp 284 375 458 554 628 460 3. GTSX thuỷ sản 159 210 282 347 404 280

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy, kết quả sản xuất ngành nông nghiệp cho thấy. Trong ngành nông nghiệp, phân ngành trồng trọt vẫn chiếm ƣu thế, gần 58% tỷ trọng đóng góp vào GTSXNN. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản tuy có tỷ trọng khơng lớn nhƣng tốc độ tăng trƣởng đạt khá: lâm nghiệp đạt 284 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 460 tỷ đồng năm 2010, bình quân là 460 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2006 – 2010. Về thuỷ sản giá trị sản xuất đạt 159 tỷ năm 2006 lên 280 tỷ năm 2010 tức tăng gần 2 lần.

Giá trị sản xuất trong công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010 cũng đạt đƣợc kết quả rất đáng khích lệ. Ta theo dõi giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh tại bảng 3.16.

Bảng 3.16: Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 13.216 15.031 16.497 17.942 21.711

1. Công nghiệp khai thác mỏ 105 187 311 491 537 2. Công nghiệp chế biến 12.963 14.325 16.008 17.147 20.824

+ Sản xuất thực phẩm 1.252 1.791 2.335 2.568 1.206 + Dệt 1101 1.277 1.471 1.268 1.748 + May mặc 359 582 843 987 1.201 + Chế biến gỗ 155 233 355 477 742 + Sản xuất giấy 1.403 1.830 2.764 2.194 2.547 +Sản xuất hoá chất 1.536 2.644 3.827 3.543 3.783

+ SP từ chất khoáng phi kim loại 664 1.154 1.482 1.762 2.177

+ Máy móc thiết bị điện 21 41 59 54 67

3. Sản xuất và phân phối điện 35 76 115 212 220

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 tỉnh Phú Thọ và thu thập tài liệu)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất bình quân trên 15.000 tỷ đồng/năm. Cơ cấu sản xuất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm đã có chuyển biến; số dự án đầu tƣ những năm 2006 và 2007 chậm đi vào hoạt động so dự kiến, một số sản phẩm mới có khả năng tạo động lực cho sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng nhanh nhƣ: hàng dệt may, sản phẩm nhựa... chậm có mặt trên thị trƣờng, nên giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 chỉ tăng trên 10%, Năm 2009, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn tiếp tục ổn định và có mức tăng trƣởng khá. Một số doanh nghiệp sau đầu tƣ nâng cấp, mở rộng sản xuất, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trƣờng và bƣớc đầu sản xuất có hiệu quả. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc thực hiện 21.711 tỷ đồng tăng 18% so với năm trƣớc và đạt 114,2% kế hoạch năm, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nƣớc TW tăng 15,7%; khu vực kinh tế Nhà nƣớc địa phƣơng tăng 13,3%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc tăng 21,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 23,9%. Trong năm, một số đơn vị trong ngành thực phẩm (mỳ), Chè, Dệt, đặc biệt là ngành may mặc do đầu tƣ mở rộng sản xuất nên sản lƣợng tăng khá. Tuy nhiên một số đơn vị do vi phạm về xử lý chất thải mơi trƣờng, phải đóng cửa để xử lý nên sản phẩm sản xuất giảm. Kết quả sản xuất của ngành cơng nghiệp tăng khá nhanh, bình qn 14%/năm.

Nhờ có hoạt động đầu tƣ tác động đến tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống ngƣời dân, nếu nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2006 là 6,43 triệu đồng/ngƣời/năm thì vào năm 2010 đã tăng lên 10,82 triệu đồng/ngƣời/năm, tức gấp 1,8 lần. Tuy nhiên, bình quân đầu ngƣời năm 2010 mới đạt 76% mức bình quân của cả nƣớc. Do đó, địa phƣơng cần tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tƣ phát triển kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của ngƣời dân và cải thiện đời sống nhân dân.

3.3.1.3. Đóng góp đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Địa phƣơng đã xác định đúng đắn lợi thế so sánh để tập trung đầu tƣ phát triển kinh tế nên đã đạt đƣợc những kết quả tích cực trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo dõi bảng 3.17:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.17: Cơ cấu đóng góp vào GDP phân theo ngành kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 100

+ Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 28,9 28,3 26,2 26,0 25,6

+ Công nghiệp và xây dựng 37,4 37,8 38,5 38,7 38,8

+ Dịch vụ 33,7 33,9 35,3 35,3 35,6

(Nguồn: niên giám thống kê Phú Thọ, năm 2010)

Kết quả cho thấy, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 28,9% năm 2006 xuống 25,6% năm 2010, trong khi đó, tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ ngành càng tăng. Tuy nhiên, ta thấy tốc độ tăng của ngành công nghiệp khá ổn định, hiện nay ngành công nghiệp và xây dựng đạt tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 của ngành này là 38% cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, ta thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm. Tỷ trọng ngành dịch vụ có tăng nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển ngành này của Phú Thọ. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất nhƣng vẫn thấp hơn tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của cả nƣớc (nông nghiệp chiếm tỷ trọng 20,6%, công nghiệp chiếm 41,6% và dịch vụ chiếm 37,8%).

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng sự chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tƣ là một yếu tố hạt nhân đã đóng góp tích cực đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung, chuyển dịch trong nội bộ các ngành nói riêng. Xu hƣớng chuyển dịch này hứa hẹn sẽ đạt nhiều kết quả tốt trong thời gian tới nếu chính quyền các cấp thực hiện tốt các chính sách khuyển khích, ƣu đãi đầu tƣ nhƣ đã cam kết.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)