.Nhận xét, đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt (VDAC) (Trang 106 - 109)

5.1.1. Ưu điểm

Quy trình kiểm tốn chu trình bán hàng – thu tiền tại VDAC hoàn chỉnh với đầy đủ các bước thực hiện, đáp ứng được các mục tiêu kiểm tốn đề ra. Quy trình kiểm tốn chu trình bán hàng – thu tiền chặt chẽ, tuân thủ các quy định của Luật kế toán và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, xác định rõ mục tiêu kiểm toán các thủ tục kiểm toán mà KTV áp dụng để đưa ra ý kiến về chu trình bán hàng – thu tiền được trình bày trên BCTC. Việc thiết lập chương trình kiểm tốn mẫu của chu trình bán hàng – thu tiền, cụ thể là kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng làm tăng hiệu quả cho cơng việc, q trình kiểm sốt, giảm thiểu thời gian cho cuộc kiểm toán, hạn chế các rủi ro, sai sót tồn tại trong chu trình này.

Kế hoạch kiểm tốn được lập chi tiết, cụ thể, rõ ràng giúp tiết kiệm tối đa thời gian cũng như đề ra mức chi phí hợp lý cho một cuộc kiểm tốn, đảm bảo chất lượng cơng việc và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Việc phân cơng từng nhóm giúp cho việc quản lý theo dõi cơng việc các thành viên trong nhóm rõ ràng đảm bảo sự chịu trách nhiệm trong công việc của mỗi thành viên. Trong quá trình làm việc, các thành viên trong nhóm ln có sự hợp tác, thống nhất với nhau, đối chiếu, bổ sung, trao đổi giữa KTV phụ trách khoản mục doanh thu với nợ phải thu cũng các khoản mục khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế, chi phí, xác định kết quả kinh doanh. Ln kiểm tra, đối chiếu xem có khoản doanh thu, phải thu khách hàng nào phát sinh trên 20 triệu mà thanh toán bằng tiền mặt hay khơng, theo dõi quy trình thanh tốn bằng tiền gửi ngân hàng có đúng theo quy định khơng, doanh nghiệp có hạch tốn, kê khai phát sinh thuế đầy đủ và chính xác, theo dõi các chi phí phát sinh được ghi nhận đúng và đầy đủ, cuối kỳ doanh nghiệp có kết chuyển đầy đủ các khoản doanh thu phát sinh trong năm không.

94

cầu gửi thư xác nhận 100% cho các khách hàng, chỉ chấp nhận khơng có hồi âm ở những khách hàng có số dư cực nhỏ, hầu như khơng ảnh hưởng trọng yếu gì đến sự hữu hiệu và hiệu quả của khách hàng.

Qua quá trình thu thập và kiểm tra bằng chứng KTV thực hiện đầy đủ và nhanh chóng, khơng mất nhiều thời gian, dành thời gian chủ yếu để kiếm tra các khoản mục phát sinh có rủi ro và trọng yếu kĩ lưỡng hơn. Bằng chứng kiểm tốn đảm bảo được tính đầy đủ và thích hợp. Việc sốt xét giấy tờ làm việc, bằng chứng thu thập được và hồ sơ kiểm tốn được thơng qua nhiều giai đoạn, kiểm tra ở những cấp độ sốt xét khác nhau nhằm đảm bảo tính chính xác, thống nhất và phù hợp trong q trình rà sốt trước khi lên BCKT.

Ngồi ra, trong q trình kiểm tốn, KTV ln tn thủ các quy định, chuẩn mực kế tốn, thơng tư và nghị định để kiểm tra tính tuân thủ áp dụng theo quy định trong việc hạch toán của khách hàng. Các thông tư mà KTV áp dụng để theo dõi trong q trình kiểm tốn như: Thơng tư 228/2009/TT-BTC lập ngày 07/12/2009 và Thông tư 89/2013/TT-BTC lập ngày 28/06/2013 sửa đổi,bổ sung TT228 hướng dẫn chế độ trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi; Thơng tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2016 và Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 26/08/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp để kiểm tra sự áp dụng thống nhất trong việc hạch toán kế toán tại doanh nghiệp.

5.1.2. Nhược điểm

Chương trình kiểm tốn cịn là chương trình chung được áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà khơng thiết kế các chương trình khác nhau cho các loại hình doanh nghiệp khách nhau. Trong quá trình làm việc, KTV phải linh động đề ra các chương trình kiểm tốn phù hợp với quy mơ, loại hình doanh nghiệp khách hàng. Điều đó có thể mang lại nhiều rủi ro, sai sót, khó xác định rủi ro cho từng khoản mục cũng như từng doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Thủ tục tìm hiểu về hoạt động KSNB tại đơn vị chưa được chú trọng. Quy trình đánh giá hệ thống KSNB tại VDAC chưa thực sự hữu hiệu và hiệu quả, việc đánh giá vẫn còn mang

95

tính chủ quan nhiều hơn. Việc thực hiện đánh giá hệ thống KSNB chỉ thực hiện tổng thể chưa thực sự đi sâu chi tiết vào từng vấn đề cụ thể. Bảng câu hỏi chưa có sự kết hợp với lưu đồ, bảng tường thuật, chưa phản ánh được hết hệ thống KSNB. Đối với khách hàng cũ, KTV chỉ dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của mình ở những năm trước để đánh giá chứ gần như không thực hiện quy trình này. Điều này làm cho cuộc kiểm tốn có nhiều rủi ro xảy ra hơn, KTV chưa có một cách nhìn khái qt về khách hàng, và nếu trong năm hệ thống KSNB của khách hàng có thay đổi, KTV khơng thể nhận diện được các rủi ro cũng như sai phạm trọng yếu có thể xảy ra và thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Chưa thiết kế thử nghiệm kiểm soát đối với từng khoản mục, đối với doanh thu và nợ phải thu khách hàng. Do đó, KTV thường khơng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá hệ thống KSNB trước khi đi vào kiểm tra chi tiết từng phần mà lồng vào trong quá trình kiểm tốn. Lúc này, KTV có thể gặp rủi ro mà khơng phát hiện ra và phải tăng cường thử nghiệm cơ bản, làm cho khối lượng công việc tăng lên, gây tốn kém thời gian trong q trình kiểm tốn của KTV.

Việc thu thập bằng chứng với khách hàng có lượng chứng từ lớn còn hạn chế. Hoặc với những khách hàng khơng trình tất cả chứng từ cho KTV thu thập và kiểm soát. Điều này giúp tiết kiệm tối đa thời gian thực hiện công việc cho KTV để có thể tập trung vào những việc quan trọng khác. Tuy nhiên, KTV không thể xem bao quát tổng thể tất cả các chứng từ mà chỉ có thể chọn mẫu và sau đó u cầu khách hàng tìm kiếm và sao chép, trình cho KTV. Điều này khiến cho KTV không thể không kiểm sốt hết được bao qt lượng chứng từ, vì khi tất cả chứng từ được cung cấp, trong q trình tìm kiếm, KTV có thể phát hiện được nếu có chứng từ nào sai sót, thiếu thơng tin hoặc khơng được đánh số thứ tự liên tục.

Việc chọn mẫu chủ yếu dựa vào số phát sinh, số dư lớn và kiểm tra kỹ những khoản

mục đó, cịn các khoản mục số dư không ảnh hưởng KTV sẽ bỏ qua chứ không thực hiện kiểm

tra chi tiết 100% các nghiệp vụ. Phương pháp này tuy tiết kiệm thời gian vì thời gian của KTV

còn hạn chế nhưng lại chứa đựng những rủi ro cao vì chưa hẳn gian lận và các sai sót đã xảy ra ở các nghiệp vụ có số phát sinh lớn. Các nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ tuy khó phát hiện nhưng sai sót mang lại tính hệ thống.

96

Việc thủ tục phân tích cịn áp dụng đơn giản, mang tính tổng qt. Thơng thường KTV chỉ so sánh số liệu giữa các năm sau đó đánh giá sự biến động dựa trên kinh nghiệm mà chưa đi sâu, phân tích các chỉ số cụ thể để thấy được các mối quan hệ của các chi tiêu trên BCTC. Chưa áp dụng phương pháp phân tích tài chính trong q trình thực hiện thủ tục phân tích nên chỉ thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào sự xét đốn nghề nghiệp và kinh nghiệm của bản thân.

Thư xác nhận cơng nợ khách hàng cịn thiếu độ tin cậy và tính khách quan. Thực tế, KTV gửi mẫu thu xác nhận của cơng ty cho phía khách hàng được kiểm tốn, sau đó khách hàng sẽ gửi mẫu thư này cho khách hàng nợ của họ và cung cấp cho KTV thư xác nhận khi được xác nhận chứ KTV không trực tiếp gửi cho khách hàng nợ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt (VDAC) (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)