1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
1.2.4. Theo dõi, đánh giá công tác kế hoạch
Theo dõi là một q trình thu thập dữ liệu một cách có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến một hoạt động phát triển đang được thực hiện, để những người quản lý và các đối tượng liên quan có được thơng tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và sử dụng nguồn vốn đã được phân bổ.
Đánh giá tình hình thực hiện KH
Dự báo cơ hội, thách thức năm
KH
Xác định mục tiêu tổng quát năm KH
Xác định mục tiêu cụ thể từng ngành/ lĩnh vực theo chương trìnhưu tiên
Xác định các giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu năm
Đánh giá là một q trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống một dự án, một chương trình, hay một chính sách, một KHPT đang được thực hiện hoặc đã kết thúc, bao gồm đánh giá từ việc lập kế hoạch, thiết kế chương trình, dự án đến quá trình thực hiện và kết quả của kế hoạch, chương trình, dự án hay chính sách.
Nhìn chung cơng tác TDĐG giá chủ yếu áp dụng khi đang thực hiện hoặc kết thúc quá trình thực hiện kế hoạch (cũng như các chương trình, dự án). Nó là cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác kế hoạch, của nội dung kế hoạch cũng như các giải pháp thực hiện mục tiêu kế hoạch. TDĐG trong quá trình thực hiện kế hoạch được quan tâm để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh thích hợp đảm bảo việc thực hiện kế hoạch được tốt và thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra.
Đi liền với công tác TDĐG là các chỉ số TDĐG. Các chỉ số này (như tăng trưởng GDP, chỉ số phát triển con người HDI, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ che phủ rừng, chỉ số giá tiêu dùng,…) giúp cơng tác TDĐG định lượng được các q trình
KTXH là kết quả của việc thực hiện kế hoạch.
Việc TDĐG thường được thực hiện dưới các hình thức báo cáo, hội nghị, hội thảo; TDĐG tổng thể hoặc chuyên đề; kiểm tra thực tế việc thực hiện công tác kế hoạch.
Hiện nay, do nhà nước không trực tiếp can thiệp vào cáchoạt động sản xuất
kinh doanh, không KH trực tiếp các chỉ tiêu sản xuất. Vì vậy hoạt động TDĐG chủ yếu tập trung vào các báo cáo KTXH để đánh giá tình hình, từ đó điều chỉnh các chính sách vĩ mơ của nhà nước. Việc kiểm tra trực tiếp các đơn vị sản xuất kinh
doanh rất hạn chế.
Tuy nhiên, khi chuyển sang kinh tế thị trường, do có những nhận thức chưa đầy đủ về cơng tác kế hoạch, vì vậy trong một thời gian dài, công tác TDĐG bị coi nhẹ và bộc lộ nhiều điểm yếu. Các báo cáo mang tính hình thức và thiên về báo cáo
thành tích, hệ thống thơng tin thiếu chính sác, các kiến nghị ít được chú ý để đưa vào các chính sách cũng như điều chỉnh kế hoạch.