1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
1.2.5. Tổ chức cán bộ làm công tác kế hoạch
Tổ chức, cán bộ làm công tác kế hoạch: Là bộ máy từ trung ương đến cơ sở
có chức năng làm công tác KHPT KTXH.Hệ thống kế hoạch hiện nay được tổ chức theo chiều dọc và chiều ngang:
- Về chiều dọc, là các cơ quan chuyên môn về kế hoạch từ Trung ương đến
địa phương, như hiện nay là Bộ KHĐT (thuộc Chính phủ), Sở KHĐT (thuộc Uỷ
ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh), Phịng Tài chính - Kế hoạch (TCKH) (thuộc UBND cấp huyện), cán bộ kiêm nhiệm kế hoạch (thuộc UBND cấp xã).
- Về chiều ngang, ở mỗi cấp, ngoài cơ quan chuyên môn về công tác kế hoạch, các cơ quan quản lý ngành đều có bộ phận làm công tác kế hoạch như ở Trung ương, ngoài Bộ KHĐT, các Bộ quản lý ngành thường có các Vụ KHĐT để tham mưu cho Bộ về công tác kế hoạch. Ở cấp tỉnh ngoài Sở KHĐT, các Sở quản lý ngành thường có các Phịng Kế hoạch…
Đáng chú ý là ở cấp xã theo quy định của Nghịđịnh 114/2003/NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn thì bộ máy chính quyền cấp xã, thì bộ máy UBND xã gồm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và 7 chức danh cán bộ chuyên môn giúp việc lại khơng có chức danh cán bộ kế hoạch (7 chức danh cán bộ chuyên mơn là: Tài chính – Kế tốn; Văn
phịng – Thống kê; Tư pháp – Hộ tịch; Địa chính Xây dựng; Văn hóa – – Xã hội; Trưởng cơng an; Chỉ huy trưởng quân sự).
Thời kỳ KH TTQLBC cấp xã có cả một bộ máy làm cơng tác KHPT KTXH
gọi là Ban Kế hoạch cấp cấp xã.
s .
Hệ thống tổ chức kế hoạch hiện nay được mô tả như ơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.5: Hệ thống cơ quan kế hoạchChính phủ Chính phủ Bộ KHĐT UBND tỉnh Sở KHĐT UBND huyện Phịng TCKH UBND xã Cán bộ kiêm nhiệm kế hoạchcấp xã Bộ ngành Vụ KHĐT Bộ ngành Vụ KHĐT Sở ngành Sở ngành Phòng Kế hoạch Phòng Kế hoạch Phòng chuyên
môn chun mơn Phịng
Cán bộ kế hoạch Cán bộ kế
hoạch
1.2.6. Đặc điểm cơ bản của công tác kế hoạch cấp xã
Cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước (gồm HĐND, UBND. Ở xã khơng có các cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân). Hơn nữa cấp xã là cấp cơ sở, quản lý mọi mặt KTXH của địa phương. Cấp xã cũng là cấp mà nhà nước gần dân, trực tiếp với nhân dân nhất.
Bản chất của khái niệm “kế hoạch” là hoạt động có ý thức của con người, là việc trù tính các mục tiêu và giải pháp để thực hiện mục tiêu trong tương lai để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy là con người có ý thức thì cần có kế hoạch, là một tổ chức rất cần lập kế hoạch và đặc biệt, quản lý nhà nước về KTXH càng cần có kế hoạch. Cấp xã là một cấp quản lý nhà nước về KTXH ở cơ sở, do đó cấp xã cần phải xây dựng KHPT KTXH của mình.
Luật Tổ chức HĐND và UBND của nước ta (2003) cũng quy định nhiệm vụ của UBND các cấp là hàng năm phải lập KHPT KTXH (mặc dù hiện nay chưa có văn bản pháp quy riêng nào về công tác KHPT KTXH của nhà nước). Như vậy việc lập KHPT KTXH ở cấp xã là cần thiết.
Để xây dựng bản kế hoạch của xã khơng thể khơng có sự tham gia của các thơn, nhưng cấp thôn không phải là nhà nước nên không lập kế hoạch. Thôn chỉ tham gia vào kế hoạch như là một bên tham gia đề xuất nhu cầu, lợi ích hay sự phản hồi của người dân đối với bản kế hoạch của nhà nước. Tuy nhiên, nếu xét khái niệm kế hoạch nói chung thì mọi cá nhân, tổ chức đều cần có kế hoạch. Thơn là một cộng đồng có tổ chức, vì vậy cũng cần có kế hoạch để giải quyết các vấn đề của họ nhưng không phải là KHPT KTXH của nhà nước.
Hiểu một cách chung nhất, thôn là một cộng đồng gắn kết với nhau một cách
có tổ chức, do đó thơn cần có kế hoạch. Nhưng đó là kế hoạch của thơn, giải quyết các vấn đề chung (vấn đề công cộng) của thôn. Xã (với tư cách là nhà nước) có thể hỗ trợ nếu có điều kiện. Thơn lập kế hoạch khơng phải là để xin nhà nước.Nhưng nhà nước có thể dùng bản kế hoạch của thôn để thực hiện các chi tiêu cơng cộng của mình. Nói chung, cấp trên có thể dùng bản kế hoạch của cấp dưới để thực hiện các chi tiêu công cộng.
1.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ CẤP XÃ HOẠCH CHO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ CẤP XÃ
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá
Bản kế hoạch PTKTXH cấp xã là công cụ quản lý và điều hành của chính quyền cấp xã. Để làm tốt được chức năng này yêu cầu Bản kế hoạch phải phải thoản mãn được đồng thời các tiêu chí sau:
* Tính đầy đủ của bản kế hoạch: Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã phải phản ánh đầy đủ đời sống kinh tế xã hội diễn ra trên địa bàn cấp xã bao gồm các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng.... Tuy nhiên
mỗi một lĩnh vực cần phản ánh những vấn đề trọng tâm, cốt lõi, quan trọng nhất của từng lĩnh vực để bản Kế hoạch vừa là ”bức tranh” phản ánh tổng thể đời sống xã hội của xã sắc nét có chọn lọc.
* Tính chính khả thi của bản kế hoạch: Kế hoạch là dự kiến các hoạt động sẽ diễn ra trong tương lai. Một bản kế hoạch có chất lượng tốt khi các hoạt động dự kiến trong bản kế hoạch sẽ diễn ra trong tương lai với quy mô, số lượng, thời gian, địa điểm theo kế hoạch đã xây dựng. Trong điều kiện hiện nay mức độ thực hiện các nội dung trong bản kế hoạch đạt trên 70% lên được đánh giá là tốt, từ trên 50% - 70% là khá, 0 3 – 40% là trung bình và dưới 0% là yếu3 .6
* Tính phù hợp của bản kế hoạch: Bản kế hoạch phải đảm bảo sự phù hợp với các nguồn lực trên địa bàn. Để khắc phục hạn chế tồn tại khá lâu của công tác
kế hoạch đó là ”Kế hoạch v ch ra để đấy” thì u cầu ạ tính phù hợp trong xây dựng kế hoạch là rất cần thiết. Trong q trình xây dựng kế hoạch khơng chỉ xác định làm gì mà cần xác định được làm cơng việc này lấy nguồn lực ở đâu? Cần xác định đúng khả năng huy động nguồn lực cho từng hoạt động không chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước mà cả nguồn ngoài ngân sách như các dự án của các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ và nguồn lực trong nhân dân. Đảm bảo trên địa bàn khơng có tình trạng đầu tư trồng chéo giữa các tổ chức, đơn vị, các nhân vào các hoạt động mang tính cộng đồng gây lãng phí nguồn lực.
6Nguồn: Báo cáo Đánh giá công tác kế hoạch của Viện nghiên cứu chiến lược.
25
* Tính kịp thời của bản kế hoạch: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo xây dựng và hoàn thành đúng thời gian quy định. Các xã chủ động xây dựng kế hoạch năm bất đầu từ đầu tháng 5 năm báo cáo, nộp dự thảo kế hoạch lên cấp trên trong tháng 7 để tham vấn, thống nhất các đề xuất với cấp trên và hoàn thành bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước tháng 1 năm kế hoạch để lãnh đạo
chính quyền cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động trong kế hoạch theo nhiệm vụ và mục tiêu đã xây dựng.
1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
1.3.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp cơ bản nhất được sử dụng trong luận văn nhằm đánh giá
công tác lập kế hoạch cấp xã tại tỉnh Hịa Bình. Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong q trình phân tích cần thực hiện đầy đủ 3 bước
sau:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.
Trước hết chọn chỉ tiêu của một kì làm căn cứ để so sánh, được gọi là kì gốc. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kì gốc so sánh cho thích hợp. Nếu:
Kì gốc là năm trước: Muốn thấy được xu hướng phát triển của đối tượng
phân tích.
Kì gốc là năm kế hoạch (hay năm định mức):Muốn thấy được việc chấp hành các kế hoạch đã đề ra có đúng với dự kiến hay khơng.
Kì gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành, tỉnh (hay khu vực hoặc quốc tế) : Muốn
thấy được vị trí của đơn vị trong cơng việc mà đơn vị đang làm. Kì gốc là năm thực hiện: là chỉ tiêu thực hiện trong kì báo cáo.
Bước 2: Điều kiện so sánh được.
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh cần đảm bảo tính chất so sánh được về thời gian và không gian:
Về thời gian : Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau(cụ thể như cùng quý, cùng tháng, cùng năm…) và phải đồng
nhất trên cả 3 mặt: Cùng một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính tốn, cùng một đơn vị đo lường.
Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần được quy đổi về cùng quy mô tương tự nhau (cụ thể: cùng bộ phận, cùng phân xưởng,…)
Bước 3: Kỹ thuật so sánh.
Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh, người ta thường áp dụng các kỹ thuật
so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích
so với kì gốc, kết quả so sánh này là biểu hiện số lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh giản đơn bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các loại số tương đối:
Số tương đối kế hoạch: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch.
Số tương đối động thái: Phản ánh xu thế bao gồm tốc độ tăng giảm (định gốc, liên hoàn) và tốc độ phát triển (định gốc, liên hoàn).
Số tương đối kết cấu: Phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng bộ phận. Số tương đối hiệu suất (hay hiệu quả).
%X10 = X1/X0 * 100% %X1k = X1/Xk* 100%
Trong đó: % X: Kết cấu/ mối quan hệ/ tốc độ phát triển/ mức độ phổ biến
X1 : Trị số thực tế
X0 : Trị số kỳ gốc (kỳ trước)/ Xk : Trị số kế hoạch
- So sánh có điều chỉnh: (có liên hệ với chỉ tiêu khác)
ΔX’ = X1 – X0’
X0’ là trị số gốc đã điều chỉnh trong mối liên hệ với chỉ tiêu Y nào đó
X0’ = X0 * (Y1/Y0)
Khi X là chỉ tiêu đầu ra của một hoạt động kinh tế, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu vào X’<0 là tốt.Δ
Khi X là chỉ tiêu đầu vào của một hoạt động kinh tế, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu ra X’>0 là tốt.Δ
Một số chỉ tiêu đầu vào: Số lượng lao động, số lượng máy móc thiết bị, chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo…
Một số chỉ tiêu đầu ra: Giá trị thu, số lượng đơn vị thu, giá trị sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, sản lượng sản phẩm tiêu thụ…
Nhận xét:Mục đích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng, cho phép
so sánh chuẩn để nhận dạng vị trí của đơn vị. So sánh để định vị vấn đề, mức độ đáp ứng chuẩn.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết (phân tổ)
Là phương pháp chia nhỏ các hiện tượngđể phân tích sâu và hiểu được bản chất của hiện tượng, q trình. Phương pháp phân tích chi tiết được phân loại như sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành .
- Chi tiết theo thời gian.
- Chi tiết theo địa điểm.
Nhận xét: Phương pháp phân tích chi tiết cho phép đánh giá những tác động riêng biệt của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
Phương pháp này cho phép tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề cần xem xét. Nếu như phương pháp so sánh có thể chỉ ra công tác lập kế hoạch chưa đầy đủ các nội dung kế hoạch từ việc so sánh giữa thực tiễn triển khai và lý thuyết về nội dung kế hoạch thì phương pháp phân tích chi tiết cho phép đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân vì sao cơng tác lập kế hoạch lại khơng đầy đủ các nội dung. Từ đó mới có thể xây dựng các giải pháp hoàn thiện.
1.3.2.3. Phương pháp thống kê
Thống kê là khoa học về các phương pháp thu nhập, tổ chức, trình bày, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm mục đích nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội,
kinh tế, kĩ thuật… Mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt lượng và chất. Thống kê là thơng qua xử lý về số lượng mà biết được toàn bộ bản chất của vấn đề. Thống kê được chia thành hai lĩnh vực:
- Thống kê miêu tả: Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mơ tả và trình
bày về số liệu, tính tốn các đặc trưng đo lường.
- Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp phân tích, kiểm định và dự đốn.
Trong chương trình trung học, học sinh chỉ học thống kê miêu tả.
1.4. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
1.4.1. Công tác lập kế hoạch ở Pháp
Cộng hòa Pháp là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đồng thời nước Pháp từ lâu đã có một Nhà nước vững mạnh giữ vai trị quan trọng trong hoạt động và đời sống KTXH. Từ sau đại chiến thế giới thứ II, Chính phủ Pháp đã có kế hoạch kinh tế quốc dân. Cơ quan kế hoạch của Pháp ra đời vào năm 1946 với 3 chức năng cơ bản là: Dự thảo kế hoạch, tư vấn các chính sách kinh tế và nghiên cứu dự đoán dài hạn. Cho đến nay, nước Pháp đã trải qua 12 kế hoạch 5 năm.
Ngày nay các nhà cải cách kế hoạch đã đưa ra những vấn đề đổi mới về nhiệm vụ, nội dung, phương pháp KH của Pháp với điểm nổi bật là:
- Kế hoạch 5 năm (hình thức duy nhất ở Pháp) giảm phần định lượng, tăng phần định tính, giảm đến mức gần như xóa bỏ các tính tốn và chỉ tiêu hướng dẫn về sản lượng, nâng chất lượng các tính tốn và hướng dẫn vĩ mơ về kinh tế, xã hội, giảm các tính tốn về chiều dọc theo ngành, tăng các tính tốn chiều ngang có tính liên ngành và tổng hợp.
- Tiếp tục mở rộng hình thức KH phi tập trung, mở rộng thêm quyền cho vùng lãnh thổ và các doanh nghiệp.
1.4.2. Công tác lập kế hoạch ở Mỹ
Cơ quan kế hoạch các cấp ra đời vào năm 1936: Mỗi bang hình thành Hội đồng Kế hoạch Nhà nước Bang và tồn Liên bang có Hội đồng kế hoạch tài ngun quốc gia tức là cơ quan kế hoạch trung ương để hỗ trợ cơ quan kế hoạch Nhà nước cấp Bang. Sau này (từ năm 1943) cơ quan này được giải thể, nhưng chức năng này vẫn tồn tại và thuộc Quốc hội giải quyết và quyết định dưới dạng luật. Như vậy, hiện nay Quốc hội Mỹ trực tiếp nắm việc xây dựng các hạng mục lớn của kế hoạch
Nhà nước. Đảng chính trị nào chi phối Quốc hội sẽ chi phối toàn bộ kế hoạch Nhà nước cấp toàn Liên bang. Ở cấp Bang, thành phố, thị trấn,… đều có bộ phận kế
hoạch chuyên trách.
Về nội dung, các kế hoạch tập trung giải quyết những công việc trọng điểm của từng thời kỳ và ở mỗi Bang khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, phát triển đô thị, giao thơng, tài chính,… Hiện nay nội dung kế hoạch tập trung chủ yếu vào các mục tiêu xã hội như kế hoạch chống ô nhiễm môi trường, kế hoạch nhà ở và cơng trình cơng cộng, kế hoạch phát triển cộng đồng, kế hoạch dân số, giáo dục,…
Cơ chế thực hiện kế hoạch ở Mỹ được áp dụng theo phương thức “dùng củ cà rốt nhiều hơn cái gậy”.Củ cà rốt là quỹ của Liên bang, nguồn đất của Liên Bang. Trung ương nêu đường lối chung bằng các chính sách và hệ thống địn bẩy cịn kế