Công tác lập kế hoạch ở Mỹ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 39)

1.4. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-

1.4.2. Công tác lập kế hoạch ở Mỹ

Cơ quan kế hoạch các cấp ra đời vào năm 1936: Mỗi bang hình thành Hội đồng Kế hoạch Nhà nước Bang và tồn Liên bang có Hội đồng kế hoạch tài ngun quốc gia tức là cơ quan kế hoạch trung ương để hỗ trợ cơ quan kế hoạch Nhà nước cấp Bang. Sau này (từ năm 1943) cơ quan này được giải thể, nhưng chức năng này vẫn tồn tại và thuộc Quốc hội giải quyết và quyết định dưới dạng luật. Như vậy, hiện nay Quốc hội Mỹ trực tiếp nắm việc xây dựng các hạng mục lớn của kế hoạch

Nhà nước. Đảng chính trị nào chi phối Quốc hội sẽ chi phối toàn bộ kế hoạch Nhà nước cấp toàn Liên bang. Ở cấp Bang, thành phố, thị trấn,… đều có bộ phận kế

hoạch chuyên trách.

Về nội dung, các kế hoạch tập trung giải quyết những công việc trọng điểm của từng thời kỳ và ở mỗi Bang khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, phát triển đơ thị, giao thơng, tài chính,… Hiện nay nội dung kế hoạch tập trung chủ yếu vào các mục tiêu xã hội như kế hoạch chống ô nhiễm môi trường, kế hoạch nhà ở và cơng trình cơng cộng, kế hoạch phát triển cộng đồng, kế hoạch dân số, giáo dục,…

Cơ chế thực hiện kế hoạch ở Mỹ được áp dụng theo phương thức “dùng củ cà rốt nhiều hơn cái gậy”.Củ cà rốt là quỹ của Liên bang, nguồn đất của Liên Bang. Trung ương nêu đường lối chung bằng các chính sách và hệ thống địn bẩy cịn kế hoạch chi tiết thì do cấp bang hoặc dưới Bang đảm nhận.

1.4.4. Công tác lập kế hoạch ở các nước đang phát triển (trường hợp các nước

NICs và ASEAN)

Vào thập niên 60, bắt đầu là thời kỳ khủng hoảng của KH các nước NICs và ASEAN, phần lớn các kế hoạch trên thực tế là không thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của kế hoạch chính là ở bản thân quy trình lập kế hoạch, cụ thể là sự yếu kém của kế hoạch và thực hiện kế hoạch, số liệu không đầy đủ và khơng chính xác, sự yếu kém về tổ chức lập kế hoạch, tác động của các nhân tố bất thường trong và ngoài nước. Sự khủng hoảng của kế hoạch đã dẫn đến những thay đổi lớn, căn bản trong công tác này kể từ thập niên 70. Cụ thể những cải tiến đó tập

trung vào:

- Nội dung của kế hoạch ngày càng đầy đủ hơn, nó bao hàm khơng chỉ về kinh tế mà cịn cả xã hội và môi trường; chuyển từ hệ thống KHPT sang hệ thống KHPT KTXH, đặc biệt là nhấn mạnh vấn đề phân phối và công bằng xã hội.

- Bảo đảm tính chất thực tế hơn của hệ thống kế hoạch. Điều đó thể hiện ở kế hoạch ngày càng mang tính chất định hướng hơn. Tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường đều được tính đến trong xây dựng kế hoạch.

- Quy trình kế hoạch cũng được thay đổi theo hướng tăng cường chất lượng của hệ thống số liệu, thông tin, tăng cường mối quan hệ giữa các nhà kế hoạch với các nhà quản lý và các nhà chính trị.

Với những thay đổi trên, hệ thống KH ở các nước NICs và ASEAN ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

1.4 . .5 Công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam-

Công tác KHở Việt Nam được bắt đầu từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, khi chính quyền cáchmạng lên nắm quyền. Có thể chia lịch sử KH của Việt Nam thành các giai đoạn sau đây:

* Giai đoạn KH tập trung được áp dụng từ năm 1955 cho đến 1980. Trong thời kỳ 25 năm này, Việt Nam đã áp dụng mơ hình KH trực tiếp theo kiểu của Liên Xơ với các đặc điểm:

- KHphân bổ các nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể.

- Cơ chế KH tập trung theo phương thức “giao nhận” với hệ thống chằng –

chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, giao đến tận các cơ sở sản xuất kinh doanh theo cách bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trình sản xuất kinh

doanh.

- Cơ chế KHmang nặng tính chất hiện vật và nặng tính khép kín trong từng ngành và vùng lãnh thổ.

* Thời kỳ từ năm 1980 đến đầu 1990: Đây có thể gọi là thời kỳ tiền cải cách

KH ở nước ta. Bắt đầu từ Nghị quyết 25CP (ngày 13/01/1981) về “kế hoạch 3 phần”, Chỉ thị 100BBT (ngày 21/01/1981) về khốn sản phẩm trong nơng nghiệp. Tiếp đó là Nghị quyết 217 HĐBT (ngày 14/11/1987) và Nghị quyết 10TW (1988). - Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã hướng cơ chế KH từ trực tiếp chuyển sang gián tiếp. Đối với các doanh nghiệp, chỉ duy trì có trọng điểm KH trực tiếp một số sản phẩm trọng yếu, phần lớn những chỉ tiêu trước đây Nhà nước giao pháp lệnh được chuyển sang hình thức thơng tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tự chủ lập kế hoạch theo nhu cầu thị trường và hợp đồng kinh tế. Những cải cách trong thời kỳ

này đã là những nền tảng cơ bản để chuyển quá trình KH tập trung sang hình thức

KH phát triển mang tính định hướng hiện nay ở nước ta.

* KHtrong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam hiện nay: Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “Cơ chế kinh tế áp dụng ở Việt Nam là cơ chế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ theo định hướng XHCN”. Cơ chế

này thể hiện nội dung cơ bản là: Áp dụng hình thức đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân. Sử dụng thị trường với tư cách là công cụ điều tiết sản xuất, giá cả là cơ sở để sản xuất, tiêu dùng và điều tiết các yếu tố nguồn lực.

* Hoạt động đổi mới công tác kế hoạch ở nước ta từ năm 2004: Năm 2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về xây dựng KHPT KTXH 5 năm 2006 2010. Tại Chỉ thị này đã khuyến khích sự tham gia của mọi t– hành phần KTXH trong công tác lập kế hoạch.

Kể từ đó, cơng tác KHPT KTXH ở nhiều tỉnh nhận được sự hỗ trợ của một số nhà tài trợ nước ngoài về kỹ thuật đã tiến hành những hoạt động đổi mới. Trong đó tập trung nhiều vào đổi mới kế hoạch cấp cơ sở (cấp xã).Có nhiều phương pháp kế hoạch mới được áp dụng nhưng hầu hết quan tâm đến lập kế hoạch có sự tham gia và chú trọng nguồn lực để thực thi các kế hoạch đã đặt ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

KHPT KTXH là một công cụ quản lý điều hành vĩ mơ các hoạt động KTXH, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu, định hướng của chiến lược, quy hoạch phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu và biện pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Khi xem xét nội dung công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần tìm hiểu một số khái niệm căn bản có liên quan như chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch phát triển; quá trình Cơng tác lập kế hoạch.

Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường những nhận thức, quan điểm có thể được vận dụng trong q trình xây dựng và thực hiện KHPT KTXH như kế hoạch mang tính chiến lược; kế hoạch có sự tham gia; kế hoạch gắn với nguồn lực; kế hoạch trên cơ sở nguồn lực; kế hoạch dựa trên kết quả; kế hoạch dựa vào mục tiêu.

Vai trị của cơng tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khác nhau qua từng thời kỳ, phụ thuộc vào việc Nhà nước sử dụng công cụ này như thế nào. Tuy nhiên, ở thời kỳ nào thì kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là công cụ không thể thiếu để điều hành, quản lý vĩ mô các hoạt động diễn ra trên địa bàn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, định hướng XHCN địi hỏi cơng tác KHPT KTXH nói chung và cơng tác KHPT KTXH của một đơn vị kinh tế cấp xã nói riêng cũng phải được cải cách, đổi mới.

Quy trình KHPT KTXH gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị, lập (xây dựng) kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dõi đánh giá. Lập kế hoạch là một giai đoạn trong quy trình kế hoạch và hiện nay ở Việt Nam công tác này được thực hiện áp dụng quy trình lập kế hoạch “hai xuống một lên”. Nội dung bản kế hoạch được xem xét ở các mặt: nội dung về kết cấu kỹ thuật; nội dung về kinh tế xã hội. Cách thức thể hiện thường dưới dạng thuyết minh bằng lời và phần hệ thống các bảng biểu chỉ tiêu. Thơng qua TD ĐG có cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác kế hoạch, của nội dung kế hoạch cũng như các giải pháp thực hiện mục tiêu kế hoạch. TDĐG

trong quá trình thực hiện kế hoạch được quan tâm để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh thích hợp đảm bảo việc thực hiện kế hoạch được tốt và thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra.

Cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước (gồm HĐND, UBND. Ở xã khơng có các cơ quan tư pháp là Tịa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân). Hơn nữa cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, quản lý mọi mặt KTXH của địa phương là cấp nhà nước gần dân, trực tiếp với nhân dân nhất. Cấp xã là một cấp quản lý nhà nước về KTXH ở cơ sở, do đó cấp xã cần phải xây dựng KHPT KTXH của mình.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT - XH

CẤP XÃ TẠI TỈNH HỊA BÌNH

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH

HỊA BÌNH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hịa Bình

2.1.1.1. Ví trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý

Hồ Bình là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 4.595km2, thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Đơng giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hố, phía Đơng Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Tỉnh lỵ Hịa Bình (là thành phố Hịa Bình) cách trung tâm Thủ đơ Hà Nội 76 km theo quốc lộ 6.

* Địa hình

Địa hình tỉnh Hồ Bình chủ yếu là đồi, núi, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:

Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500 - 600m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30 35 độ, có nơi dốc trên 400, –

địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.

Phía Đơng Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sơng Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hồ Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 25 độ, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 200m, đi -

lại thuận lợi.

2.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn

* Khí hậu thời tiết

Hồ Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm:

Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khơ: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa.

Khí hậu Hồ Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nơng nghiệp.

* Điều kiện thuỷ văn

Tỉnh Hồ Bình có mạng lưới sơng, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với tổng chiều dài 151 km. Hồ sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3có nhiệm vụ cấp nước cho Nhà máy Thuỷ điện Hồ Bình và điều tiết nước cho vùng Đồng bằng sơng Hồng.

Ngồi ra, Hồ Bình cịn có 2 con sơng lớn nữa là sơng Bơi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.

2.1.1.3. Đất đai

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hồ Bình năm 2010 là 4.595km2, gồm 3 nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thơ trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit. Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch. Nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi.

Đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với hàng trăm ngàn ha đất gồm các lơ đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm

sản và phát triển cơng nghiệp. Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nơng nghiệp và trồng rừng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các khu cơng nghiệp.

2.1.1.4. Tài ngun khống sản

Hồ Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khống, đá vơi... Đáng lưu ý nhất là đá, nước khống, đất sét có trữ lượng lớn.

Bảng 2.1: Một số loại khoáng sản trữ lượng lớn của tỉnh Hịa Bình

Loại khống sản Đơn vị Trữ lượng

Đá gabrodiaba m3 2,2

Đá granit m3 8,1

Đá vôi Triệu tấn 700

Sét Triệu m3 8,935

Nước khoáng

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011 - 2020

Ngồi ra cịn có nhiều mỏ khống sản khác: Đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, photphorit,... có trữ lượng ở các mức độ khác nhau.

Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hịa Bình

2.1.2.1. Về kinh tế

Bảng 2.2: Kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 - 2010 Thực hiện

Tăng trưởng kinh tế bình quân % 12

Cơ cấu kinh tế năm cuối % 100

+ Nông, lâm, thủy sản % 35

+ Công nghiệp, Xây dựng % 31,5

+ Dịch vụ % 33,5

Tổng kim ngạch XNK năm cuối tr. USD 77,5

Tổng thu NSNN năm cuối tỷ VND 1 212

Sản lượng lương thực có hạt năm cuối 10.000 tấn 34,5

Thu nhập bình quân đầu người năm cuối triệu đồng 13,2

Nguồn: KHPT KTXH 5 năm 2011 2015 tỉnh Hịa Bình (phần đánh giá kết quả 2006 2010)

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất quan trọng với đóng góp 35% GDP (năm 2010) của tỉnh. Trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt mức tăng trưởng khoảng 4,6%/năm. Các cây trồng chính là lúa, ngơ, chè, mía, cam, dưa hấu, lạc, đỗ tương,...; lâm nghiệp phát triển khá, hàng năm trồng khoảng 8 – 10 nghìn ha rừng; chăn ni, thủy sản chưa phát triển mạnh.

- Về công nghiệp, trong giai đoạn 2006 2010, đạt tốc độ tăng trưởng GDP –

bình quân 20,7%, đạt cơ cấu 31,5% GDP.

Giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh tích cực phát triển các khu, cụm cơng nghiệp để thu hút đầu tư (8 khu công nghiệp của tỉnh đã đưa vào quy hoạch, trong đó 2 khu đã

có các dự án đầu tư; 16 cụm cơng nghiệp được quy hoạch).

- Phát triển dịch vụ, giai đoạn 2006 2010 GDP của ngành tăng bình quân –

13,1% tỷ trọng đạt 33,5% vào năm 2010. Nhìn chung, các lĩnh vực đều phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)