GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 45)

HỊA BÌNH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hịa Bình

2.1.1.1. Ví trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý

Hồ Bình là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 4.595km2, thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Đơng giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hố, phía Đơng Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Tỉnh lỵ Hịa Bình (là thành phố Hịa Bình) cách trung tâm Thủ đơ Hà Nội 76 km theo quốc lộ 6.

* Địa hình

Địa hình tỉnh Hồ Bình chủ yếu là đồi, núi, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:

Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500 - 600m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30 35 độ, có nơi dốc trên 400, –

địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.

Phía Đơng Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sơng Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hồ Bình. Địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 25 độ, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 200m, đi -

lại thuận lợi.

2.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn

* Khí hậu thời tiết

Hồ Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm:

Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khơ: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa.

Khí hậu Hồ Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nơng nghiệp.

* Điều kiện thuỷ văn

Tỉnh Hồ Bình có mạng lưới sơng, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với tổng chiều dài 151 km. Hồ sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3có nhiệm vụ cấp nước cho Nhà máy Thuỷ điện Hồ Bình và điều tiết nước cho vùng Đồng bằng sơng Hồng.

Ngồi ra, Hồ Bình cịn có 2 con sơng lớn nữa là sơng Bơi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.

2.1.1.3. Đất đai

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hồ Bình năm 2010 là 4.595km2, gồm 3 nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thơ trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit. Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch. Nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi.

Đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với hàng trăm ngàn ha đất gồm các lơ đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm

sản và phát triển cơng nghiệp. Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nơng nghiệp và trồng rừng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các khu cơng nghiệp.

2.1.1.4. Tài ngun khống sản

Hồ Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khống, đá vơi... Đáng lưu ý nhất là đá, nước khống, đất sét có trữ lượng lớn.

Bảng 2.1: Một số loại khoáng sản trữ lượng lớn của tỉnh Hịa Bình

Loại khống sản Đơn vị Trữ lượng

Đá gabrodiaba m3 2,2

Đá granit m3 8,1

Đá vôi Triệu tấn 700

Sét Triệu m3 8,935

Nước khoáng

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011 - 2020

Ngồi ra cịn có nhiều mỏ khống sản khác: Đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, photphorit,... có trữ lượng ở các mức độ khác nhau.

Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hịa Bình

2.1.2.1. Về kinh tế

Bảng 2.2: Kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 - 2010 Thực hiện

Tăng trưởng kinh tế bình quân % 12

Cơ cấu kinh tế năm cuối % 100

+ Nông, lâm, thủy sản % 35

+ Công nghiệp, Xây dựng % 31,5

+ Dịch vụ % 33,5

Tổng kim ngạch XNK năm cuối tr. USD 77,5

Tổng thu NSNN năm cuối tỷ VND 1 212

Sản lượng lương thực có hạt năm cuối 10.000 tấn 34,5

Thu nhập bình quân đầu người năm cuối triệu đồng 13,2

Nguồn: KHPT KTXH 5 năm 2011 2015 tỉnh Hịa Bình (phần đánh giá kết quả 2006 2010)

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất quan trọng với đóng góp 35% GDP (năm 2010) của tỉnh. Trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt mức tăng trưởng khoảng 4,6%/năm. Các cây trồng chính là lúa, ngơ, chè, mía, cam, dưa hấu, lạc, đỗ tương,...; lâm nghiệp phát triển khá, hàng năm trồng khoảng 8 – 10 nghìn ha rừng; chăn ni, thủy sản chưa phát triển mạnh.

- Về công nghiệp, trong giai đoạn 2006 2010, đạt tốc độ tăng trưởng GDP –

bình quân 20,7%, đạt cơ cấu 31,5% GDP.

Giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh tích cực phát triển các khu, cụm cơng nghiệp để thu hút đầu tư (8 khu công nghiệp của tỉnh đã đưa vào quy hoạch, trong đó 2 khu đã

có các dự án đầu tư; 16 cụm cơng nghiệp được quy hoạch).

- Phát triển dịch vụ, giai đoạn 2006 2010 GDP của ngành tăng bình quân –

13,1% tỷ trọng đạt 33,5% vào năm 2010. Nhìn chung, các lĩnh vực đều phát triển

khá:

- Thương mại: trong những năm 2006 - 2010, tổng mức lưu chuyển hàng hố và dịch vụ tăng bình qn 23,6% /năm.

2.1.2 2.. Kết cấu hạ tầng

- Về giao thơng: Nhìn chung hạ tầng giao thông của tỉnh chưa được tốt. Tuyến đường lớn nhất là quốc lộ 6 nối với Hà Nội, các tỉnh Tây bắc và đường Hồ

Chí Minh là có chất lượng khá. Các tuyến đường nội tỉnh như đường 21 (Kim Bôi, Lạc Thủy), 12B (Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy), đường 433 (Đà Bắc) đều đã xuống cấp. Các tuyến đường đến trung tâm xã hơn một nửa chưa được rải nhựa, có tuyến ơ tơ chỉ đi được vào mùa khô.

- Hệ thống thuỷ lợi: Giai đoạn 2006 2010 hệ thống thủy lợi được đầu tư –

thơng qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình An tồn hồ chứa, các dự án đê kè và các nguồn vốn của tỉnh về cơ bản đã góp phần phục vụ sản xuất, đảm bảo được tưới nước và có khả năng chủ động tiêu úng cho số diện tích bị ngập úng.

- Trường học:Tỉnh đã thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường lớp học (giai đoạn I và II) và các nguồn vốn của địa phương (xây dựng cơ bản tập trung, Nghị quyết 37,

Hỗ trợ khác,…). Tuy nhiên đến nay vẫn còn một bộ phận các trường, lớp học đã xuống cấp, tranh tre, nứa lá, nhất là vùng sâu, vùng xa.

- Y tế:Bệnh viện Đa khoa của tỉnh đã được đầu tư xây dựng mới với quy mô 400 giường (mở rộng lên 550 giường), Bệnh viện Y học cổ truyền giai đoạn I đã được đưa vào sử dụng. Việc đầu tư các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đang được triển khai. Tuy nhiên các trạm xá của cấp xã chưa có chương trình đầu tư nào, đến nay hạ tầng cịn rất kém.

- Viễn thơng:Lĩnh vực viễn thơngphát triển khá, 100% số xã, phường có máy điện thoại, tỷ lệ số máy điện thoại trên 100 dân là 68 máy trong đó thuê bao cố định đạt 20 máy; 100% các xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Đến nay các huyện, thành phố, các điểm dân cư lớn đều được phủ sóng điện thoại di động của các hãng lớn.

- Các lĩnh vực như điện, nước sạch, văn hóa, thể thao cũng được quan tâm đầu tư từ các nguồn vốn của Trung ương và địa phương. Đến nay tỷ lệ hộ dân sử đụng diện đạt 93%, tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 76%, diện phủ sóng phát thanh, truyền hình đều trên 90%.

2.1.2.3. Về văn hóa, xã hội

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu xã hội chủ yếu

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2006

– 2010

Độ che phủ rừng năm cuối kỳ % 46

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm cuối % 1,01

Số lao động được tạo việc làm bình quân lao động 16.140

Tỷ lệ hộ nghèo năm cuối kỳ % 14

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % 24,3

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm cuối

% 80

Tỷ lệ số hộ dùng điện năm cuối % 95

Số bác sĩ trên 1 vạn dân năm cuối bác sĩ 6,67

Nguồn: KHPT KTXH 5 năm 2011 2015 tỉnh Hịa Bình (phần đánh giá kết quả 2006 2010)

- Giáo dục, đào tạo: Hịa Bình đã thực hiện phổ cập tiểu học (từ năm 1997) và giáo dục trung học cơ sở (năm 2003) và đang phấn đấu phổ cập giáo dục trung học phổ thông và nghề cho học sinh trong độ tuổi. Tỉnh cũng thực hiện tốt phát triển giáo dục mầm non. Giáo dục vùng cao, vùng xa được quan tâm, các trường dân tộc nội trú được củng cố. Công tác dạy nghề, học nghề được quan tâm phát triển, hiện nay tỉnh có 1 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường trung học kinh tế, kỹ thuật, 1 trường trung học y tế, 2 trường nghề và nhiều cơ sở đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 25%.

- Y tế, chăm sóc sức khỏe: Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở; cơng tác phịng ngừa các bệnh dịch nguy hiểm như cúm gia cầm, dịch SARP, cúm lợn H1N1, dịch tiêu chảy cấp được kiểm sốt, khơng có phát sinh dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của tỉnh từng bước được cải thiện như năm 2010: số bác sĩ/1 vạn dân đạt 6,67 bác sĩ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 24,3%; số giường bệnh trên vạn dân đạt 20,63 giường,...

- Lao động, việc làm: Hàng năm tạo việc làm cho khoảng 16.000 lao động trong đó xuất khẩu gần 1.000 lao động; triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn lên 84,5%.

- Xố đói giảm nghèo: Hàng năm giảm được 2 3% hộ nghèo, đến năm –

2010, tỷ lệ nghèo của tỉnh còn khoảng 14%.Bằng việc thực hiện nhiều chương trình, dự án tỉnh đã nâng cao mức sống nhân dân trong các vùng nghèo, xã nghèo, xây dựng các mơ hình phát triển sản xuất để chống tái nghèo ở các vùng sâu vùng xa, vùng khó

khăn.

- Văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao: Các hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, sức khỏe thể chất

cho nhân dân.

2.1.2.4. Dân số, dân tộc

* Dân số :

Tốc độ tăng dân số chung của tỉnh các năm 2006 - 2010 khoảng 1,02%. Năm 2010, dân số của tỉnh khoảng 794,9 nghìn người.

* Dân tộc :

Hồ Bình có có 6 dân tộc có số dân đơng nhất là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mơng. Ngồi ra một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ khơng đáng kể.

Nhìn chung với tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (68,9%) đã ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm phát triển KTXH cũng như công tác quả lý nhà nước của tỉnh

Hịa Bình

Bảng 2.4: Dân tộc và cơ cấu dân tộc trên địa bàn tỉnh Hịa Bìnhnăm 2010

Nguồn: Quy hoạch tổng thể PT KTXH tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011 2020

Dân tộc Dân số

(người)

Cơ cấu

(%) Địa bàn cư trú (huyện)

Tổng 794 900. 100

Kinh 247 293. 31,11 Toàn tỉnh. Tập trung nhiều ở: thành phố Hồ Bình (chiếm 80,8% dân số thành phố), Lạc Thuỷ (chiếm 62,8% dân số huyện).

Mường 479 404. 60,31 Toàn tỉnh. Tập trung nhiều ở: Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong (chiếm 84,3 – 90,2%

dân số các huyện).

Thái 31.001 3,9 Mai Châu (chiếm 60,2% dân số huyện).

Tày 20.429 2,57 Đà Bắc (chiếm 37,5% dân số huyện).

Dao 12.480 1,57 Đà Bắc (Tu Lý, Toàn Sơn, Cao Sơn, Tân Minh,

Vầy Nưa); thành phố Hồ Bình (Thái Bình, Thống Nhất); Kim Bơi (Tú Sơn, Đú Sáng).

H’Mông 3.577 0,45 Mai Châu (Hang Kia, Pà Cò).

Dao, Nùng,

Thổ, Sán

Cháy,...

715 0,09

2.1.2.5. Quốc phịng, an ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh qua nhiều năm cơ bản được bảo đảm; quốc phịng được giữ vững.

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH TẾ XÃ HỘI CẤP XÃ

TẠI TỈNH HỊA

2.2.1. Thực trạng cơng tác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hồ Bình bàn tỉnh Hồ Bình

Tháng 6 năm 2010 tỉnh Hịa Bình đã ban hành quy trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp xã theo quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 15

tháng 6 năm 2010, trong những năm đầu thực hiện, cơng tác KH PTKTXH ở các xã có chuyển biến tích cực về chất lượng, tiến độ và tính hiệu quả. Tuy nhiên, cơng tác KHPT KTXH hiện nay còn bộc lộ một số ạ h n chếvà những hạn chế đ ó cũng như

nguyên nhân của nó. Để hiểu rõ thực trạng cơng tác lập KHPTKTXH cấp xã ở tỉnh

Hịa Bình, các nghiên cứu tập trung 4 nội dung: tổ chức nhân sự, quy trình kế

hoạch, phương pháp l p kậ ế hoạch nvà ội dung kếhoạch.

Phương pháp nghiên cứu chủ ế y u là dựa vào các tài li u chệ ỉ đạo triển khai thực hi n, hệ ướng d n vẫ ề ế k hoạch, các bản KHPT KTXH cấp xã, báo cáo đánh giá công tác kế hoạch ... để rút ra các kết luận. Bên cạnh đ đ ềó i u tra các cá nhân, tổ

chức liên quan làm rõ thêm các vđể ấn đề nghiên cứu.

2.2.1.1. Công tác tổ chức, cán bộ làm công tác kế hoạch phát triển kinh tế -

hội

* Về tổ chức bộ máy:

Theo quy định của Nghị định 114/2003/NĐ CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 -

của Chính phủ về cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn thì bộ máy chính quyền cấp xã có các chức danh được mơ tả ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy UBND cấp xã và cán bộ kế hoạch

Ghi chú:

+ Cán bộ xã ghi trên ô nền màu là cán bộ kiêm công tác lập kế hoạch.

Chỉ đạo việc lập kế hoạch.

Báo cáo về kế hoạch.

Ngoài các cán bộ trên thuộc diện trong biên chế và do bầu cử, trên thực tế, tùy từng nơi, cấp xã có thể có thêm cán bộ khuyến nơng khuyến lâm, cán bộ thú y, cán bộ văn hóa xã, cán bộ giao thơng, thủy lợi, cán bộ văn phịng... những cán bộ này được cấp xã nhận vào làm theo chế độ hợp đồng nhằm đáp ứng nhù cầu công việc của cấp xã.

Nhìn chung, theo Nghị định 114/2003/NĐ-CP thì ở ấp xã khơng có chức c

danh cán bộ kế hoạch riêng. Do khơng có chức danh cán bộ kế hoạch nên việc lập KHPT KTXH cấp xã thường do lãnh đạo xã thực hiện và phân công một cán bộ Văn phòng - Thống kê hoặc Tài chính Kế tốn của UBND xã kiêm nhiệm -

(thường làm nhiệm vụ cung cấp số liệu và đánh máy).

Số lượng tham gia tổ công tác thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 sau: Chủ tịch P. Chủ tịch (kinh tế) P. Chủ tịch (văn xã) Tài chính - Kế tốn Văn phịng – Thống kê

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)