Các nội dung đổi mới công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 70 - 81)

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

2.2.2.2. Các nội dung đổi mới công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

Khác với cơng tác kế hoạch cũ quy trình, nội dung, phương pháp lập kế hoạch,… được rút ra từ việc nghiên cứu các tài liệu khá rời rạc. Việc nghiên cứu cơng tác kế hoạch theo phương pháp mới có thuận lợi là đã có một quy trình thống nhất, ở đó chứa đựng hầu hết các nội dung nghiên cứu từ vấn đề tổ chức cán bộ làm công tác kế hoạch cho đến quy trình, nội dung, phương pháp kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện và TDĐG. Tác giả chỉ phải phân tích các nội dung đã có trong quy trình và q trình triển khai nó để làm rõ vấn đề nghiên cứu và so sách với cách làm cũ. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan vấn đề, nhất là những hạn chế của quy trình

mới, tác giả tiến hành điều tra, thu thập số liệu những đối tượng liên quan trên địa bàn 6 đơn vị cấp xã đang đổi mới kế hoạch, cụ thể là: Thị trấn Lương Sơn, Xã Cao Thắng, Xã Thanh Lương, Xã Cao Dương (Huyện Lương Sơn), Xã Yên Thượng, Xã

Thung Nai (Huyện Cao Phong).

Kết quả nghiên cứu các nội dung đổi mới KHPT KTXH như sau:

(1) Tổ chức nhân sự cho công tác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội-

* Nhân sự Tổ công tác kế hoạch xã:

Ở cấp xã, do khơng có cán bộ chun trách làm cơng tác kế hoạch, trong khi phương pháp kế hoạch mới là một quá trình phức tạp, vì vậy theo quy trình kế hoạch mới, xã đã thành lập Tổ công tác kế hoạch xã. Qua nghiên cứu các quyết định thành lập Tổ công tác Kế hoạch cấp xã tại các xã được chọn thì Tổ này thường khoảng 17 - 20 người, gồm nhiều thành phần là cán bộ chuyên môn, các ban, ngành, đồn thể của xã, các trưởng thơn, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã đứng đầu. Ban đầu tổ có nhiệm vụ tiếp thu những kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch theo phương pháp mới do các chuyên gia và tổ công tác cấp tỉnh, huyện hướng dẫn và cùng những nhóm này triển khai thử nghiệm trên địa bàn xã. Về sau, Tổ công tác kế hoạch xã có chức năng như một cơ quan kế hoạch của cấp xã để giúp UBND trong công tác kế hoạch theo phương pháp mới. Tổ công tác chịu trách nhiệm chính trong tổ chức lập kế hoạch từ giai đoạn thu thập thông tin cho tới khâu tổng hợp, hoàn thành và dự thảo bản kế hoạch để trình HĐND cấp xã phê duyệt.

Bảng 2 : Thống kê về cán bộ tham gia Tổ công tác kế hoạch xã.8

Diễn giải TT. Lương Sơn Cao Thắng Thanh Lương Cao Dương Yên Thượng Thung Nai Chủ tịch Phó Chủ tịch 1 1 1 1 1 1 Tài chính – Kế tốn 1 1 1 1 1 1 Văn phòng – TK 1 1 1 1 1 1 Địa chính – ĐC 1 1 1 1 1 1

Văn hóa – Xã hội 1 1 1 1 1 1

Hộ tịch Tư pháp– 1 1 1 1 1 Chỉ huy trưởng QS 1 1 1 1 1 1 Trưởng công an 1 1 1 1 1 Chủ tịch MTTQ 1 1 Chủ tịch Hội LH PN 1 1 1 1 1 1 Bí thư Đồn TN 1 1 1 1 1 Khác (cán bộ khuyến nông, thú y,…) 1 1 1 Trưởng thôn 9 8 7 9 6 9 Tổng 19 18 18 20 17 20

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu nghiên cứu

* Vấn đề đào tạo:

Để thực hiện được việc lập kế hoạch theo phương pháp mới, Tổ công tác kế hoạch cấp xã được tham gia các lớp đào tạo về công tác KHPT KTXH và các nghiệp vụ liên quan như quản lý tài chính, tin học văn phòng. Theo thống kê của Sở

KHĐT, từ năm trong 2 năm thí điểm 2008 – 2009 tại đã tổ chức 52 lớp tập huấn cho 1.776 lượt cán bộ cấp xã, thôn về công tác KHPT KTXH. Từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2012, để triển khai lan rộng toàn tỉnh và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ mới thun chuyển cơng tác, tỉnh Hịa Bình đã thơng qua các chương trình dự án: Jica, Psard, Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 và nguồn ngân sách nhà nước đã tổ chức được 61 lớp, tập huấn cho 2.538 lượt cán bộ huyện, xã, thôn về công tác lập

KHPTKTXH. Qua đây đã nâng cao đáng kể nhận thức cũng như nghiệp vụ về công tác kế hoạch cho cán bộ cấp xã.

(2) Đổi mới quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội-

* Xây dựng quy trình: Tổ cơng tác đổi mới kế hoạch của tỉnh (thuộc Sở KHĐT) với sự giúp đỡ của các chuyên gia đã xây dựng quy trình KHPT KTXH cho

cấp xã. Quy trình này được trình bày dưới dạng sổ tay hướng dẫn do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Quy trình kế hoạch đổi mới ban đầu được gọi là ”Quy trình KHPT KTXH cấp xã có sự tham gia và gắn với nguồn lực” để nhấn mạnh việc gắn kết giữa KHPT KTXH với nguồn lực thực hiện; nhấn mạnh sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên ngoài nội dung gắn với nguồn lực và có sự tham gia, các phiên bản sau đã nghiên cứu nhiều phương pháp kỹ thuật khác để đưa vào quy trình, đồng thời nhấn mạnh vấn đề thực hiện và TDĐG kế hoạch, nên đến hiện nay quy trình lấy tên là “Quy trình lập, chỉ đạo thực hiện và TDĐG KHPT KTXH cấp xã của tỉnh Hịa Bình” (sau đây gọi tắt là quy trình KHPT KTXH cấp xã).

* Nội dung quy trình KHPT KTXH cấp xã: Về nội dung, quy trình KHPT KTXH cấp xã gồm 9 bước. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, tính hiệu quả của bản kế hoạch và khả năng tổ chức thực hiện, mức độ đồng thuận của xã hội trong thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho thực hiện kế hoạch.

Lần đầu tiên cấp xã của tỉnh Hịa Bình có một quy trình lập KHPT KTXH với những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ và khoa học, với sự tham gia của nhiều bên liên quan vào quá trình lập kế hoạch, làm cho bản kế hoạch có chất lượng tốt hơn, bản kế hoạch có tính khả thi cao hơn, có tính thuyết phục hơn trong việc vận dụng vàolàm công cụ chỉ đạo, điều hành, quản lý các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn của chính quyền cấp xã.

Quy trình mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng bản kế hoạch nhưng không mâu thuẫn với cách làm hiện tại, tức là vẫn đảm bảo thống nhất với chỉ đạo từ cấp huyện về công tác KHPT KTXH hàng năm cũng như hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Phịng TCKH, trình tự thơng qua, phê duyệt kế hoạch.

Tồn bộ quy trình cho thấy, việc lập kế hoạch có sự tham gia rộng rãi của nhiều bên liên quan từ cấp huyện đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các thôn, và người dân... đã khẳng định và đề cao kế hoạch có sự tham gia, khắc phục cách làm kế hoạch một chiều từ trên xuống và tình trạng coi cơng tác kế hoạch là mối

quan hệ một chiều giữa cấp xã và cấp huyện.

Việc quy trình quy định thời gian lập kế hoạch bắt đầu từ đầu tháng 5 năm báo cáo, tức là bắt đầu 2 tháng trước khi UBND cấp huyện có chỉ đạo và Phịng TCKH có hướng dẫn chính thức đã khắc phục được cách làm cũ có nhược điểm là cấp xã không đủ thời gian làm kế hoạch.

(3) Phương pháp và tư duy mới về lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội-

Qua nghiên cứu quy trình lập kế hoạch cho thấy có sự thay đổi quan trọng trong phương pháp lập KHPT KTXH của cấp xã. Cụ thể như sau:

* Việc chuyển từ bản kế hoạch do một người viết thành quy trình lập kế hoạch 9 bước cho thấy việc lập kế hoạch theo cách làm mới là một quá trình ”xây dựng kế hoạch” của nhiều người với sự phối kết hợp theo những trình tự phức tạp chứ không phải là ”viết kế hoạch” do một người thực hiện một cách đơn giản như cách làm cũ. Điều này đã khắc phục được tính chủ quan, duy ý chí và thiếu thơng tin của bản kế hoạch cũ, nó làm cho bản kế hoạch trở nên đầy đủ, khoa học hơn với sự tổng hợp trí tuệ, nhận thức của nhiều người.

* Từ bước 2 đến bước 4 của quy trình (thu thập thơng tin từ thôn, thu thập thơng tin từ các ban, ngành, đồn thể của cấp xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức sự nghiệp,... và cung cấp thông tin từ cấp huyện) cho thấy thông tin 3 chiều được cung cấp, thể hiện sự tham gia của các bên vào bản kế hoạch cấp xã. Sau khi bản kế hoạch được tổng hợp, tiếp tục được đưa ra thảo luận mở rộng ở UBND (ở bước 6), tổ chức lấy ý kiến cộng đồng (bước 7) và thảo luận, thông qua tại HĐND (bước 8) tiếp tục khẳng định sự tham gia nhiều chiều vào bản KHPT KTXH.

* Việc lập kế hoạch theo quy trình mới đã thể hiện phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên, tức là bắt đầu từ thôn, bản, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn cấp xã, khắc phục được cách làm kế hoạch một chiều từ trên xuống trong phương pháp truyền thống. Cấp huyện tham gia vào kế hoạch cấp xã chỉ với tư cách như một nguồn cung cấp thông tin. Đây là một sự thay đổi căn bản so với cách làm cũ.

* Việc áp dụng quy trình mới địi hỏi phải đào tạo kỹ lưỡng cho cán bộ cấp xã và thôn để họ hiểu về công tác kế hoạch, đồng thời có các kỹ năng cần thiết để lập KHPT KTXH của địa phương mình. Chỉ tính riêng 2 năm 2008 – 2009 tại 5 huyện vùng đổi mới kế hoạch đã tổ chức 52 lớp tập huấn cho 1.776 lượt cán bộ cấp

xã, thôn; từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2012 tổ chức được 61 lớp, tập huấn cho 2.538 lượt cán bộ huyện, xã, thôn về công tác lập KHPTKTXH.

* Trong bản KHPT KTXH cấp xã theo phương pháp mới có xác định rõ ”Kế hoạch định hướng” và ”Kế hoạch hành động” (điều này được làm rõ hơn ở phần phân tích về nội dung bản kế hoạch), trong đó kế hoạch định hướng thể hiện sự định hướng tổng quát sự phát triển KTXH nói chung cho địa phương. Cịn kế hoạch hành động thể hiện sự phân công công việc cụ thể cho cán bộ, các thôn,... để thực hiện. Điều này nói lên rằng, cán bộ cấp xã phải hiểu được về kinh tế thị trường và thể hiện nó trong phần kế hoạch định hướng. Song để định hướng được, cấp xã phải có những hành động cụ thể, thể hiện trong kế hoạch hành động của mình. Đây là một sự đổi mới tư duy quan trọng trong công tác kế hoạch của cán bộ cấp xã.

* Một vấn đề nữa khi nghiên cứu phân tích cách làm KHPT KTXH theo quy trình mới và nội dung bản kế hoạch mới cho thấy: Khi tiến hành lập kế hoạch, các

bên tham gia đều phải thảo luận xem để thực hiện các mục tiêu, công việc đề xuất trong kế hoạch thì nguồn lực lấy ở đâu ra, và câu trả lời được giải quyết bằng cách: nhà nước hỗ trợ, dân đóng góp, xin tài trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã,... Tất cả những nguồn lực này phải được những người tham gia lập kế hoạch trực tiếp cam kết đóng góp thì mới ghi vào bản kế hoạch. Kế hoạch như vậy là kế hoạch gắn với nguồn lực (phần phân tích về nội dung bản kế hoạch mới ở phần sau sẽ làm rõ thêm). Như vậy, xét về tư duy, phương pháp lập kế hoạch mới đã có sự thay đổi căn bản, đó là tư duy và phương pháp kế hoạch gắn với nguồn lực.

Tóm lại, việc lập kế hoạch theo quy trình 9 bước trên đây thể hiện việc chuyển từ cách làm kế hoạch do một người viết sang xây dựng kế hoạch của nhiều người; làm kế hoạch mang tính cá nhân sang làm kế hoạch có sự tham gia; kế hoạch sao chép từ trên xuống bằng kế hoạch từ dưới lên; kế hoạch định hướng chung chung sang kế hoạch hai mặt (định hướng và hành động); từ kế hoạch không xác định nguồn lực sang kế hoạch xác định nguồn lực cụ thể. Sự thay đổi trên đây đem lại những lợi ích cụ thể như sau:

- Bản kế hoạch có đầy đủ thơng tin, khoa học, khả thi hơn,

- Tạo sự đồng thuận trong xã hội, đồng thuận giữa xã hội và nhà nước cấp

xã.

- Tổ chức thực hiện được tốt hơn do có sự phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, xã hội.

- Thể hiện sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tăng khả năng huy động sự đóng góp của người dân vì họ được tham gia thảo luận để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bản thân họ.

- Nâng cao năng lực về KHPT KTXH của cán bộ cấp xã, thôn.

(4) Đổi mới nội dung bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của -

* Nội dung kế hoạch mới

Trong quy trình KHPT KTXH cấp xã quy định rất rõ ràng, cụ thể về nội dung cấu trúc của bản KHPT KTXH cấp xã, bao gồm phần thuyết minh, hệ thống

các bảng biểu kế hoạch. Nhìn chung về hình thức bản kế hoạch mới vẫn giữ lại phần kế hoạch định hướng tương tự như bản kế hoạch theo cách làm cũ, nhưng nội dung đã thay đổi nhiều, chất lượng được tăng cường, thông tin đầy đủ hơn, tính khoa học cao hơn. Cơng tác kế hoạch đã chú trọng đến việc giảm dần các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và bổ sung thêm các chỉ tiêu xã hội và môi trường.

Những điểm khác căn bản của nội dung bản kế hoạch mới và bản kế hoạch cũ thể hiện ở các điểm sau:

- Về tên bản kế hoạch: bản kế hoạch cũ có tên là: “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm hiện hành và phương hướng, nhiệm vụ năm kế hoạch”, bản kế hoạch mới đổi thành “KHPT KTXH năm kế hoạch của xã....”.

- Bản kế hoạch mới bổ sung kế hoạch hành động, trong đó xác định rõ những công việc, những hoạt động, những khoản chi tiêu, những dự án mà nhà nước hoặc bên liên quan phải thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu (định hướng) của kế hoạch. Đồng thời ghi rõ trách nhiệm của các chủ thể phải thực hiện các hoạt động, thời gian thực hiện, được thể hiện trong khung kế hoạch.

- Bản kế hoạch mới cũng xác định rõ trong kế hoạch hành động những nguồn lực để thực hiện, trong đó có sự lồng ghép các nguồn được cấp từ ngân sách với các nguồn do người dân cam kết đóng góp (khi họ tham gia xây dựng kế hoạch), nguồn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.

- Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch mới đã bớt phức tạp hơn, quy trình mới chỉ đưa vào những chỉ tiêu phù hợp với cấp xã, cấp xã có khả năng thống kê, tính tốn được. Các chỉ tiêu sản xuất được lược bớt, chỉ giữ lại những sản phẩm chủ yếu. Ngoài ra bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu giá trị để tính tốn về mức đầu tư, đóng góp bằng giá trị của người dân và các thành phần kinh tế cho việc thực hiện kế hoạch.

- Trong kế hoạch theo quy trình mới vẫn đưa vào các kiến nghị với cấp trên nhưng phần kiến nghị đã giảm bớt do nhiều vấn đề của địa phương, cấp xã đã có thể tự giải quyết được bằng các cam kết đóng góp của người dân, các thành phần

KTXH. Do đó mà các cơng việc của cấp xã không phải đưa hết vào các kiến nghị, dựa hếtvào cấp trên theo kiểu cơ chế “xin - cho” như cách làm kế hoạch cũ.

- Trong quy trình KHPT KTXH mới yêu cầu bản KHPT KTXH cấp xã phải có kế hoạch TDĐG và hệ thống các chỉ số TDĐG KTXH nhằm TDĐG quá trình thực hiện kế hoạch.

Bảng 2.9: So sánh nội dung kế hoạch xã cũ và mới

Nội dung bản kế hoạch cũ Nội dung bản kế hoạ

Tên “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH năm hiện hành và phương hướng, nhiệm vụ năm kế hoạch”

“Kế hoạch phát triển KTXH năm kế h

Phần đánh giá năm báo cáo

Phần I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM

VỤ PHÁT TRIỂN KTXH NĂM BÁO CÁO

I. Những kết quả chủ yếu 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)